Thanh Hoá xây dựng quê hơng và thực hiện nghĩa vụ hậu ph ơng.

Một phần của tài liệu Thanh hoá trong hai lần chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc mỹ (1964 1973) (Trang 58 - 64)

ơng.

Kể từ khi đế quốc Mỹ tiến hành leo thang bắn phá miền Bắc thì công cuộc xây dựng CNXH của tỉnh đợc đặt ngang hàng với nhiệm vụ chiến đấu đánh bại mọi âm mu phá hoại của Mỹ. Ngày 20/ 11/ 1965, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết “chuyển hớng công tác tổ chức, đảm bảo sản xuất và chiến đấu”. Dới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, toàn dân Thanh Hoá tích cực sản xuất giành những thắng lợi quan trọng.

Về nông nghiệp:

Mặc dù điều kiện khó khăn do thiên tai địch hoạ gây ra, nhiều vùng trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhng nông dân vẫn tích cực vừa sản xuất vừa chiến đấu. Phong trào thi đua “5 tấn thắng Mỹ”, “tay cày tay súng”, “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” đợc phát triển rầm rộ trong nhân dân. Nhiều cánh đồng mang tên Triệu Thị Trinh, Nguyễn Văn Trỗi hay những chi đoàn: Quy Xá (Thiệu Hoá), Hữu Bộc (Đông Sơn).v.v.. của thanh niên, phụ nữ xuất hiện và đạt 5tấn/ha vụ mùa.

Những nơi địch thờng xuyên đánh phá nh Nam Ngạn, Yên Vực, Thị xã Thanh Hoá, đò Lèn, Hàm Rồng, Ghép... khi địch vừa đánh phá xong bắt tay ngay vào việc lấp hố bom và tiếp tục sản xuất. Nhân dân luôn nêu cao khẩu hiệu: “một tấc không đi, một ly không rời”, “bám làng sản xuất”, “hạ cuốc cày là hạ vũ khí trớc quân thù”. Nh HTX Yên Vực hàng năm phải lấp trên 300 hố bom nhng năm 1966 vẫn đạt trên 5 tấn/ha, còn HTX Nam Ngạn hàng năm đạt 5 tấn hoặc trên 5 tấn/ha.

Trớc năm 1965, toàn tỉnh chỉ có 3 HTX đạt 5tấn/ha. Năm 1967 lên 114 HTX đạt 5 tấn/ha ở 12 huyện (riêng huyện Thọ Xuân chiếm 41 HTX, tiêu biểu

là: Xuân Thành, Hạnh Phúc, Đông Phơng Hồng, Thắng Lợi). Đến năm 1968 có 169 xã và 39 xã đạt trên 5 tấn/ha.

Năm 1967, diện tích gieo trồng đạt 321.257 ha đạt 89% kế hoạch (bằng 93,6% năm 1966). Năng suất nhiều loại cây trồng cao hơn năm 1966, lúa cả năm đạt 16,83 tạ trên ha, tăng 7,3% [65, tr.5-6]. Sang năm 1968 năng suất lúa tăng hơn 2,9%.

Việc thực hiện biện pháp kỹ thuật có một số tiến bộ. Phong trào làm thủy lợi năm 1966 toàn tỉnh làm đợc 31triệu m3 thuỷ lợi tăng hơn năm 1965: 6 triệu. Năm 1967 đào đắp đợc 11.399.166m3, kiến thiết đợc 39.421 ha, trong đó có 22.000 ha đợc kiến thiết hoàn chỉnh.

Công tác chỉ đạo kịp thời vụ có tiến bộ và việc phòng chống bão lụt đợc chú ý hơn. Năm 1967 đợc thay đổi giống mới có năng suất cao trong vụ chiêm chiếm 40% vụ mùa trên 50%, sang năm 1968 tăng lên 51,5% ở vụ mùa.

Các mặt chăn nuôi, trồng cây cũng có những tiến bộ nhất định. Tính đến ngày 1/ 10/ 1966 có 542.199 con lợn, tăng hơn năm 1965: 19,1% và đạt 95% kế hoạch. Đàn lợn tập thể tăng 63,8% (19.023 con). Trong năm 1966 có 46% số HTX có chăn nuôi lợn tập thể, khá nhất là huyện Hậu Lộc chiếm 95%. Đàn trâu tăng 3,6% so với năm 1965 đạt 99,8% kế hoạch [18, tr.7].

Công tác trồng cây có phát triển, năm 1968 trồng và tu bổ rừng quốc doanh đạt 100% kế hoạch. Nhân dân toàn tỉnh trồng đợc 30 triệu cây các loại tăng 5 triệu cây so với năm 1967. Đặc biệt là huyện Triệu Sơn đã hoàn thành việc trồng cây đồi trọc, huyện Yên Định trồng xong cây dọc đờng cái và có 68 HTX trồng cây chắn gió, đã có tác dụng tốt trong việc bảo vệ đồng ruộng.

Nh vậy, nông nghiệp đợc Thờng vụ Tỉnh uỷ xác định đây là mặt trận hàng đầu của kinh tế địa phơng. Do đó, trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, sản xuất nông nghiệp vẫn đợc tiến hành thờng xuyên. Toàn tỉnh có 173 HTX, 37 xã và 1 huyện đạt 5 tấn/ha gieo trồng. Đến 1968 đã có 90% HTX bậc thấp lên bậc cao (so với năm 1966 tăng 20%). Đàn trâu bò bình quân hàng năm tăng

8,5%, đàn lợn tăng 34,5% so với năm 1964 [6, tr.201]. Có thể nói, HTX đã trở thành cơ sở đảm bảo cho mọi hoạt động thời chiến, đảm bảo nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu phơng với tiền tuyến lớn.

• Về công nghiệp và thủ công nghiệp:

Mặc dù bị địch tập trung đánh phá các nhà máy, xí nghiệp, trong khi đó nguyên vật liệu thiếu thốn, nhng Tỉnh uỷ vẫn chủ trơng mở rộng sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, để có điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, GTVT và các nhu cầu phân tán vừa nâng cao lực lợng sản xuất các cơ sở cũ và khẩn trơng xây dựng cơ sở mới. Trong bốn năm (1965 - 1968) Thanh Hoá đã giành 34% tổng số ngân sách đầu t phát triển công nghiệp. Tính đến năm 1968, toàn tỉnh có 80 xí nghiệp quốc doanh và công t hợp doanh. Đội ngũ cán bộ, công nhân tăng lên 1,5 lần, từ 6.982 ngời tăng lên 10.323 ngời. Tỷ trọng giá trị sản l- ợng từ 30,4% năm 1964 đến năm 1968 đã tăng lên 35,4% so với tổng giá trị sản lợng công nông nghiệp.

Nhà máy điện Hàm Rồng, trong 4 năm chiến tranh bị địch đánh 307 lần, ném 7.780 quả bom làm h hỏng nghiêm trọng một số máy móc và đờng dây. Nhng suốt 4 năm anh chị em công nhân luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tính tiên phong gơng mẫu của giai cấp công nhân vẫn đứng vững trên vị trí sản xuất, đảm bảo dòng điện phục vụ sản xuất. Nhà máy cung cấp điện cho 30 xí nghiệp công nghiệp địa phơng và Trung ơng, dùng điện để tới tiêu cho 85.760 ha lúa, nếu năm 1964 đạt 2.820.000 kw/h thì năm 1968 tăng gấp đôi, đạt 5.200.000kw/h [37, tr.167].

Trong thời gian này, công nghiệp địa phơng bớc đầu đợc hình thành, tính đến năm 1968 toàn tỉnh có hơn 800 HTX đợc trang bị cơ khí nhỏ. Nhờ đó, trong tỉnh đã xây dựng thêm cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, đã tự túc đợc 43% mặt hàng tiêu dùng tổng sản lợng bình quân hàng năm tăng là 8,6% (nh: đờng, mật, xà phòng, vải, chú trọng sản xuất hàng dợc phẩm, gốm bát, chiếu cói...).

Trong năm 1968 đã xây dựng và đa vào sản xuất 8 xí nghiệp công nghiệp mới nh: bộ phận của cơ khí sông Chu, 2 nhà máy trùng tu máy kéo, xi măng, tàu thuyền và 3 xởng giấy thủ công. Đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất điện đã phục hồi xây dựng thêm 4 cơ sở (nhiệt điện Bình Giã, 3 cụm điện Diezel) toàn bộ công suất máy hiện nay có trên 5.000kw đảm bảo dòng điện phục vụ công - nông nghiệp sản xuất liên tục.

Công tác giáo dục, y tế, văn hoá:

Song song với công tác chỉ đạo chuyển hớng trên mặt trận kinh tế, Tỉnh uỷ đã chuyển hớng chỉ đạo các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế sang thời chiến.

- Giáo dục:

Trong hoàn cảnh chiến tranh, công tác giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ đợc tỉnh quan tâm chú ý. Trong 4 năm, sự nghiệp giáo dục không ngừng phát triển, chất lợng giảng dạy đảm bảo.

Giáo dục phổ thông đợc tiếp tục phát triển: Năm 1966 tổng số học sinh tăng 16% so với năm 1965; năm học 1967-1968 là 363.426 em tăng 16% so với niên học 1966-1967. Trong đó cấp I tăng 17%, cấp II tăng 13%, cấp III tăng gần 30% [65, tr.8]. Sang năm học 1968 - 1969 có 413.400 học sinh tăng 15% và có tổng số 9.105 lớp học.

Về bổ túc văn hoá, đầu năm 1966 huy động đợc 13 vạn học viên, nhng từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1967 số học viên tham gia học bổ túc bị giảm sút. Về cuối năm đã có sự chuyển biến tiến bộ đã huy động 138.007 học viên. Trong đó có 12.779 phụ nữ theo học ở 1.067 lớp “ba đảm đang”. Năm 1968 phong trào học bổ túc văn hoá tiếp tục đợc phát triển có gần 14 vạn học viên, tăng hơn năm trớc gần 2 vạn học viên, trong đó có 1vạn 3 ngàn là phụ nữ học lớp “ba đảm đang”.

Số học sinh vỡ lòng và mẫu giáo đợc tập trung khá cao có 73 vạn cháu đi học, tăng hơn năm 1967: 16 vạn cháu, bình quân 2/8 ngời dân có 1 ngời đi học.

Công tác giáo dục chính trị t tởng, bồi dỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ giáo viên có tích cực hơn; nhất là việc phổ biến học tập th Bác trong ngành giáo dục đợc tiến hành tơng đối rộng rãi, bớc đầu gây đợc không khí phấn khởi, động viên đợc tinh thần tích cực của cán bộ giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên bổ túc văn hoá đợc tăng cờng và ổn định có gần 7.000 giáo viên kể cả bán chuyên trách. Việc xây dựng cơ sở vật chất, làm mới sửa chữa tr- ờng lớp, đào hầm hào nhiều nơi tiến hành tích cực, động viện đợc đông đảo tầng lớp tham gia, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

- Về y tế:

Trong năm 1965 - 1968 mạng lới y tế đợc mở rộng từ tỉnh đến xã, đợc cấp cứu phòng không, công tác phòng chống bệnh tật cho cán bộ và nhân dân đạt nhiều thành tích. Dân y, quân y, tây y và đông y kết hợp nhịp nhàng với nhau, nhờ đó trong chiến tranh ngành y tế đã phục vụ tốt việc cứu chữa thơng binh trong và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Ngành y tế đạt nhiều thành tích xuất sắc, cứu chữa đợc 11.277 nạn nhân. Các phong trào vệ sinh phòng bệnh ở nông thôn, công tác vệ sinh học đờng, vệ sinh thực phẩm đợc phát động rộng rãi, mạnh mẽ trong toàn tỉnh.

Trình độ khoa học kỹ thuật trong y tế của 4 năm qua cũng đã đợc nâng lên. Bệnh viên tỉnh có thể giải quyết đợc những ca phẫu thuật lớn mà trớc đây chỉ có bệnh viên Trung ơng làm đợc. Giờ đây các trạm y tế xã có thể giải quyết đợc phẫu thuật nhỏ, mở khí quản, chống choáng, nhờ đó việc cấp cứu phòng không và chữa bệnh cho nhân dân đợc kịp thời. Đặc biệt, trong những năm chiến tranh không có một vụ dịch bệnh nào xảy ra.

- Văn hoá - thông tin: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến tranh càng ác liệt thì phong trào văn hoá quần chúng các đội thông tin tuyên truyền càng đợc chú ý phát triển. Phong trào “tiếng hát át tiếng bom” đã góp phần động viên cổ vũ toàn dân, toàn quân hăng hái tham gia sản xuất, dũng cảm chiến đấu.

Các nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã lao vào cuộc sống sôi động trong sản xuất, hào hùng trong chiến đấu của quân dân toàn tỉnh. Các tác phẩm văn thơ, những bài ca đã trở thành những tác phẩm vô giá đi sâu vào lòng quần chúng nhân dân, khích lệ tinh thần hăng hái phẩn khởi, tin tởng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bên cạnh đó, phong trào thể dục thể thao cũng đợc phát triển mạnh. Xã Cổ Lũng huyện Bá Thớc là lá cờ đầu của phong trào thể dục thể thao toàn miền Bắc và đợc tặng thởng Huân chơng lao động Hạng Ba. Toàn tỉnh có 65 xã, 47 lâm trờng, xí nghiệp và 45 trờng hợp đạt danh hiệu tiên tiến. Đã có hàng vạn thanh niên tham gia rèn luyện thể thao, đảm bảo đủ sức khoẻ để sản xuất và chiến đấu.

Giao thông vận tải:

Từ cuối năm 1964 và sang năm 1965 trở đi, GTVT trở thành một mặt trận nóng bỏng hơn lúc nào hết. Trong cả 4 năm chiến tranh phá hoại của Mỹ, mục tiêu đánh phá của địch chủ yếu tập trung vào giao thông, chiếm 60% trong tổng số mục tiêu đánh phá. Đế quốc Mỹ tập trung đánh phá GTVT liên tục và quyết liệt trên cả ba tuyến: đờng sắt, đờng bộ và đờng thuỷ, nhất là các đầu mối giao thông quan trọng nh: Lèn, Hàm Rồng, Ghép, các đoạn Nam Tĩnh Gia, Bò Lăn, kênh Than.v.v.. gây cho ta nhiều khó khăn, cản trở phục vụ chiến đấu và phát triển kinh tế.

Nhận thấy vai trò quan trọng của việc đảm bảo giao thông, ngành giao thông đã nêu cao ý chí: “địch đánh, ta sửa ta đi, địch cứ đánh, ta cứ sửa ta cứ đi”. Năm 1967 huy động lực lợng thanh niên xung phong, công nhân giao thông tham gia đông đảo nhờ đó mà năm qua đã xây dựng hoàn thành các công trình trọng điểm vợt sông, củng cố và phát triển đợc 13 đờng tránh rẽ, 141 cầu các loại, đóng mới và sửa chữa đợc 32 phà và 13 ca nô. Đến cuối năm 1967, các đầu mối giao thông quan trọng nh Lèn, Ghép, Hàm Rồng đã có từ 3 đờng tranh rẽ, 4

-5 phơng tiện vợt sông trở lên. Tuyến đờng Bắc - Nam đã có 4 đờng ra và 3 đ- ờng vào liên tục đảm bảo phục vụ chiến đấu(*).

Tính đến ngày 31/ 12/ 1968 nhân dân toàn tỉnh đã góp hàng triệu ngày công để sửa đờng, làm đờng, dự trữ 78.789m3 đá, đào đắp 108.721m3 đất, đóng góp 50.007 cây gỗ, 58.529 cây tre phục vụ giao thông.

Từ năm 1966 địch tăng cờng đánh phá gấp 3 lần năm 1965, do đó yêu cầu vận chuyển hàng hoá vào tuyến lửa ngày càng tăng. Để phục vụ tốt nhiệm vụ vận chuyển hàng ra mặt trận, ngày 03/ 3/ 1966 “Công ty xe đạp thồ đợc thành lập, với 1.294 cán bộ công nhân viên và 1.200 xe. Trớc đó, ngày 19/ 10/ 1965 UBHC tỉnh Thanh Hoá quyết định thành lập “Công ty vận tải thuyền nan” với hơn 3 nghìn cán bộ, chiến sĩ và 1.600 dân công đợc triển khai khai thác vật liệu sản xuất, đảm bảo thờng xuyên có 2.500 thuyền hoạt động. Về sau, ngày 1/ 9/ 1968, Tỉnh uỷ quyết định đổi “Công ty vận tải thuyền nan” thành “Đoàn vận tải Lam Sơn”.

Tính riêng năm 1968, lực lợng phơng tiện vận tải tăng khá nhanh, đóng mới 875 thuyền gỗ và sửa chữa 1.745 thuyền, đan thêm 1.173 thuyền nan. Khối lợng hàng vận chuyển cả năm đạt 1.878.000 tấn = 102,1% về tấn, tăng hơn năm 1967: 38,8%. Hàng B (chiến trờng miền Nam) đạt 50.881 tấn = 85,5 kế hoạch năm và bằng 96,2% năm 1967 và đã tổ chức tốt kế hoạch vận tải phục vụ tiền phơng. Từ tháng 10/ 1968 với lực lợng lớn phơng tiện đã huy động đợc hơn 500 thuyền nan, 800 thuyền biển, trên 5.000 xe đạp thồ và gần 200 xếp dỡ. Nói chung, các lực lợng xếp dỡ vào tuyến phục vụ rất dũng cảm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Hàng C (chiến trờng Lào) đạt 5.596 tấn = 100,8% nhiệm vụ; hàng A(vận chuyển ra miền Bắc) đạt 162,48% (với những mặt hàng chủ yếu nh: xăng dầu 6.651 tấn = 102,4%, máy móc thiết bị 2.189 tấn = 97,6%, than đá 38.055 tấn = 101,2%, phân hoá học 20.724 tấn = 127,9%, hàng bách hoá, hàng

(*) 4 đờng ra: Đờng quốc lộ 1A, đờng Thanh Hoá - Kim Tân, đờng Thanh Hoá - Cẩm Thuỷ - Nho Quan, đờng Thanh Hoá - Phú Lệ.

Một phần của tài liệu Thanh hoá trong hai lần chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc mỹ (1964 1973) (Trang 58 - 64)