0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

thách thức của quá trình mở rộng Liên minh châu Âu

Một phần của tài liệu SỰ MỞ RỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) SANG PHÍA ĐÔNG (Trang 40 -40 )

6. Bố cục của luận văn

2.1.2 thách thức của quá trình mở rộng Liên minh châu Âu

Các nớc Đông Âu gia nhập EU cũng có nghĩa là EU sẽ mở rộng lần thứ 5. Lần mở rộng này là sự liên kết của một nhóm các nớc giàu mạnh hơn về kinh tế có hơn 367 triệu dân với một nhóm các nớc nghèo hơn có khoảng hơn 100 triệu dân. Vì vậy, thách thức đặt ra cho cả hai phía là rất lớn, đặc biệt là đối với các thành viên mới Đông Âu. Chúng tội xin nêu một một số thách thức mà các nớc Đông Âu phải đối mặt khi gia nhập vào EU nh sau:

- Thứ nhất: So với các thành viên trong EU-15, các nớc Đông Âu có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều. Hiện nay thu nhập bình quân theo đầu ngời của các nớc Đông Âu mới bằng khoảng 40% so với các nớc EU. Vì vậy, các nớc Đông Âu cần phải nổ lực nhiều mới có thể hòa nhập đợc với các nớc EU, nhất là khi đã trở thành thành viên chính thức. Các nớc Đông Âu cần phải tiếp tục cải cách nhằm tăng cờng sức mạnh của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế hơn nữa.

- Thứ hai: Nh đã trình bày, khi gia nhập EU, việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cả từ phía EU lẫn các nớc Đông Âu sẽ đặt các nớc Đông Âu phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trờng cả trong nớc lẫn nớc ngoài. Đây cũng là điều kiện quyết định về kinh tế của tiêu chuẩn Côpenhagen và là thách thức lớn nhất của quá

trình chuyển đổi và hội nhập. Chính sách cạnh tranh của EU nhằm đảm bảo mội trờng cạnh tranh công bằng trong thị trờng thống nhất của các nền kinh tế phát triển cao và khá tơng đồng, chứ không phải nhằm tăng cờng hiệu quả kinh tế của từng nớc thành viên. Với hàng loạt khác biệt về mức độ phát triển, về cơ cấu kinh tế, việc áp đặt chính sách này sẽ gây ra khó khăn lớn cho các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu. Trong cuộc cạnh tranh này, các nớc Đông Âu thờng vấp phải những quy định vô cùng khắt khe về tiêu chuẩn chất l- ợng hàng hóa của EU, đặc biệt là đối với hàng công nghiệp.

- Thứ ba: Nền nông nghiệp của các nớc Đông Âu chiếm một tỷ lệ khá cao với các nớc Đông Âu nói riêng và EU nói chung. Nông nghiệp trở thành một trong những vấn đề tranh cãi khi các nớc Đông Âu gia nhập EU. Các nớc EU – 15 lo ngại phải cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp của các nớc Đông Âu vì nông nghiệp Đông Âu khá phát triển, năng xuất cao, ngang tầm với EU, mức chi phí thấp hơn nhiều, nh ở Hunggari. Hơn nữa nông dân các nớc Đông Âu lại đợc trợ cấp nhiều sản phẩm nh: Sữa, ngũ cốc, thịt bò, rau quả... có thể cạnh tranh với các nớc EU – 15 theo tiêu chuẩn khắt khe của EU. Nếu EU quyết định nông dân của các nớc Đông Âu đợc hởng chế độ trợ cấp theo chính sách nông nghiệp chung mà EU đã thực hiện lâu nay ngay khi trở thành thành viên chính thức, chắc chắn nông nghiệp của các nớc Đông Âu sẽ lấn lớt nền nông nghiệp của một số nớc thành viên của EU nh: Tây Ban Nha. Còn nếu bị từ chối, không cho hởng trợ cấp nông nghiệp thì ngời nông dân Đông Âu sẽ gặp phải những khó khăn ngay sau khi gia nhập EU vì những khoản trợ cấp từ chính phủ mà lâu nay họ không đợc hởng có thể bị cắt giảm...

So với các thành viên của EU-15 các nớc Đông Âu có mặt bằng chung thấp hơn, vì vậy khi gia nhập EU các nớc Đông Âu đã gặp không ít khó khăn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả ở mặt chính trị – xã hội. Đó là việc đảm bảo chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, khó khăn trong việc gây ảnh hởng và hiểu biết các quy định đa ra tại EU. Mặc dù đây không phải là các vấn đề riêng của các nớc Đông Âu mà nó là vấn đề chung của tất cả các nớc EU, nhng là những nớc xin gia nhập với những hạn chế nhất định của mình nên các nớc Đông Âu là những nớc bị thiệt thòi nhiều nhất. Các nớc Đông Âu xét trong phạm vi EU đều là những nớc nhỏ (trừ Ba Lan là nớc lớn nhất với hơn 40 triệu dân), nên theo cơ chế thông qua quyết định của EU thì giá trị phiếu bầu của các nớc này

không lớn. Điều đó cũng có nghĩa là trong nhiều vấn đề của Liên minh họ sẽ không thể hiện đợc tiếng nói của mình. Nói cách khác số phiếu của các nớc này quá nhỏ để có thể ảnh hởng đến quyết định của Liên minh. Bên cạnh đó các nớc Đông Âu còn gặp khó khăn trong việc hoàn tất việc thống nhất hệ thống luật của EU và hệ thống luật quốc gia sao cho không vi phạm cam kết gia nhập đã ký nhng lại vẫn đảm bảo đợc lợi ích, chủ quyền quốc gia. Mặc dù các nớc Đông Âu đã đáp ứng đợc các điều kiện gia nhập EU, song trên thực tế tình hình chính trị vẫn cha thật thật ổn định, ví dụ nh Ba Lan, Xlôvakia, Lítva... Ngoài ra những vấn đề nh phân biệt chủng tộc, nạn thất nghiệp cao, tội phạm có tổ chức gia tăng, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, ma túy... đang là những vấn đề bức xúc của hầu hết các quốc gia tại Đông Âu. Tại Hunggari hoạt động rửa tiền, nạn tham nhũng, vấn đề rác thải, nớc sạch đang là những mối quan tâm lớn của chính phủ. Tại Xlôvakia, vấn đề ngời nhập c trái phép đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo nớc này...

Tóm lại, gia nhập EU sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nớc Đông Âu nhng đồng thời cũng gây ra những rủi ro cạnh tranh hoặc những tác động nhất định cho những nớc này khi mở cửa thị trờng. Gia nhập EU là một chặng đờng gian nan, khắc phục những khó khăn và trở ngại không chỉ với các nớc Đông Âu mà còn đối với các nớc EU. Mặc dù có thể phải đối mặt với những khó khăn nêu trên và những khó khăn khác nảy sinh trong quá trình hội nhập, nhng các nớc Đông Âu vẫn nhận thấy sự gia nhập EU là một cơ hội vô cùng thuận lợi để phát triển. Nếu nh gia nhập NATO, các nớc Đông Âu đợc đảm bảo về an ninh quân sự, thì khi gia nhập EU, các nớc này lại nhận đợc sự đảm bảo tổng hợp về chính trị, kinh tế và an ninh. Mặt khác, sự tham gia của các nớc Đông Âu vào EU cũng chính là cơ sở, nền tảng cho sự ổn định, an ninh và thịnh vợng cho toàn lục địa Châu Âu.

2.2 Những cơ sở để mở rộng Liên minh châu Âu

So với các thành viên của EU, các nớc Đông Âu có nhiều điểm khác biệt: Thứ nhất, họ là những nớc đang trong giai đoạn hoàn tất quá trình chuyển đổi kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trờng. Thứ hai, khoảng cách về thu nhập bình quân đầu ngời giữa các nớc thành viên của EU- 15 với các nớc Đông Âu chỉ đạt 40% mức trung bình (ngang giá sức mua) của EU-15.

Do sự khác biệt chính trị xã hội cũng nh kinh tế nên các nớc Đông Âu đã gặp phải rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập vào EU.Thách thức cũng đợc đặt ra cho cả các thành viên của EU-15. Vì vậy, Liên minh châu Âu thấy rằng cần phải có một số tiêu chuẩn cả về chính trị và kinh tế để đảm bảo rằng trong và sau quá trình mở rộng, Liên minh vẫn phải tiếp tục phát triển và những thành quả đã đạt đợc cùng với các giá trị của mình vẫn phải đợc củng cố tăng cờng. Đây cũng là lý do giải thích tại sao trong các đợt mở rộng trớc đây EU không đặt ra tiêu chuẩn cụ thể nào để xét duyệt các thành viên mới ngoài các điều kiện chung đợc quy định trong các Hiệp định đã ký khi thành lập EU (trớc đây là EC), nhng lần này lại có những đòi hỏi yêu cầu các nớc sắp gia nhập phải thực hiện.

Các điều kiện chung đợc quy định tại điều 49 của Hiệp ớc Masstricht (ký tháng 11 năm 1991, có hiệu lực thi hành từ năm 1993): Các nớc châu Âu tôn trọng các nguyên tắc về tự do, dân chủ, nhân quyền cũng nh các quyền tự do cơ bản, nhà nớc pháp quyền có thể xin gia nhập Liên minh. Tiếp đó, tại hội nghị thợng đỉnh EU ở Côpenhaghen (9/6/1993), các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẵn sàng kết nạp các thành viên mới ở Trung - Đông Âu nếu nh các nớc này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Côpenhaghen về các mặt kinh tế và chính trị:

1. ổn định thể chế đảm bảo dân chủ, tuân thủ pháp luật, quyền con ngời, tôn trọng và bảo vệ các nhóm thiểu số.

2. Xây dựng một nền kinh tế thị trờng có hiệu quả, có thể chịu đợc áp lực cạnh tranh trong Liên minh.

3. Có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của các thành viên, tuân thủ các mục tiêu của Liên minh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và tiền tệ, thực thi các Luật pháp hay các acquis của cộng đồng.

Trong ba điều kiện trên thì điều kiện về mặt chính trị đợc coi là điều kiện tiên quyết để mở các vòng đàm phán gia nhập với các nớc ứng cử viên. Các tiêu chuẩn còn lại sẽ đợc thực hiện trong thời gian chuẩn bị kết nạp. Tiêu chuẩn về chính trị đã đợc khẳng định và tôn trọng nh những điều khoản có tính pháp lý quy định trong hiệp ớc của Liên minh châu Âu. Còn tiêu chuẩn về mặt kinh tế đòi hỏi các nớc ứng cử viên phải có một nền kinh tế

vận hành theo cơ chế thị trờng, chịu đợc áp lực cạnh tranh của thị trờng thống nhất. Điều đó cũng phù hợp với những quy định của Hiệp ớc Liên minh châu Âu. Tiêu chuẩn cuối cùng đòi hỏi các ứng cử viên thông qua và thực hiện toàn bộ các acquis (acquis comunautaire: kiến thức về cộng đồng) gồm sao lục các Hiệp ớc, luật và thông lệ của EU lên đến khoảng 100.000 trang.

Nh vậy, về thực chất những tiêu chuẩn trên chính là sự cụ thể hóa tinh thần của Hiệp ớc Liên minh châu Âu. Mặt khác nó cũng đảm bảo các giá trị về mặt dân chủ, kinh tế thị trờng, hiệu lực pháp luật cộng đồng đợc tôn trọng và thực thi. Tiếp đó trong quá trình đàm phán và hỗ trợ hội nhập, các yêu cầu cụ thể hơn đã đợc bổ sung sau Hội nghị thợng đỉnh Madrit (Tây Ban Nha) năm 1995 và Henxinki (Phần Lan) năm 1999 [xem thêm: 48;tr.64].

Có thể thấy rằng các tiêu chuẩn hội nhập cũng nh cách đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn này đã đợc EU quy định khá chi tiết. Những tiêu chuẩn này đã trở thành mục tiêu phấn đấu của các nớc Trung - Đông Âu trong quá trình cải cách trên tất cả các phơng diện kinh tế, chính trị, thể chế và chính sách đối ngoại.

Thực tế việc gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu của các quốc gia đi trớc cho thấy, quá trình gia nhập là cả một khoảng thời gian dài kể từ khi đệ đơn cho đến khi đợc kết nạp chính thức. Sở dĩ thời gian kéo dài nh vậy là vì sau khi đệ đơn, lịch trình xét duyệt của EU phải trải qua nhiều công đoạn bao gồm thời gian chuẩn bị ý kiến, thời gian quyết định bắt đầu cuộc đàm phán giữa chính phủ nớc có đơn xin gia nhập EU và thời gian đàm phán. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy quá trình gia nhập của Anh phải mất 5 năm 7 tháng(riêng thời gian chuẩn bị mất 5 tháng, thời gian quyết định bắt đầu đàm phán mất 33 tháng, thời gian đàm phán mất 15 tháng). Những nớc gia nhập EU gần đây nh Na Uy (5 năm, 5 tháng); áo (5 năm, 5 tháng); Thụy Điển (3 năm, 6 tháng)... Hơn nữa, so với các thành viên cũ của EU, các nớc Đông Âu không có sự phát triển tơng đồng về cơ cấu chính trị – xã hội và kinh tế, do vậy buộc các nớc này phải có thời gian “chuyển đổi”. EU cũng không ấn định thời điểm kết nạp các thành viên mới Đông Âu và thời điểm đó chỉ bắt đầu khi tất cả các cuộc thơng lợng song phơng giữa EU với từng nớc thành viên kết thúc. Hunggari xin gia nhập EU vào 31/3/1994, Ba Lan ngày 05/4/1994, Xlôvakia ngày

27/6/1995; Cộng hòa Séc ngày 17/01/1996. Năm 1997, Uỷ ban Châu Âu công nhận rằng Cộng hòa Séc, Extônia, Hunggari, Ba Lan, Xlôvênia đã đáp ứng tốt tiêu chuẩn Côpenhaghen cả về kinh tế lẫn chính trị. Do vậy, từ ngày 31/12/1998, các cuộc đàm phán chính thức đã đợc bắt đầu với sáu nớc là: Síp, Cộng hòa Séc, Extônia, Hunggari, Ba Lan, Xlôvênia. Về nội dung, sáu nớc này phải giải quyết ba vấn đề then chốt là môi trờng, an toàn hạt nhân và chính sách về nông nghiệp. Ngoài ra, các nớc còn phải thực hiện những điều chỉnh quan trọng trong hệ thống luật pháp hiện hành và phải thông qua 1.400 văn bản pháp luật mới để thích ứng với các nớc trong Liên minh câu Âu.

Tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu ở Henxinki (12/1999), quá trình tơng tự đợc bắt đầu với các nớc Trung - Đông Âu còn lại là: Bunggari, Rumani, Látvia, Lítva, Xlôvakia. Từ tháng 02 năm 2002, EU tiếp tục mở rộng đàm phán với sáu nớc này. Nguyên tắc chủ đạo của đàm phán là có phân biệt, dựa trên kết quả đạt đợc của từng nớc. Tức đàm phán đợc thực hiện song phơng giữa EU với từng nớc riêng biệt và lộ trình của đàm phán phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của nớc ứng viên và tính chất phức tạp của các vấn đề cần giải quyết. Theo đó, mỗi nớc ứng viên sẽ đợc đánh giá dựa trên những kết quả đạt đợc của chính mình chứ không phụ thuộc vào thời gian biểu định trớc.

Các cuộc thơng lợng của EU với sáu nớc vòng đầu diễn ra khó khăn và phức tạp, trong khi đó đàm phán giữa EU với sáu nớc vòng hai đợc bắt đầu từ những vấn đề đợc đánh giá là dễ, ít phức tạp. Trong các cuộc đàm phán, các nớc ứng viên phải tự cam kết chấp nhận và đa vào hiệu lực các acquis nh yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên qua các đàm phán cụ thể giữa hai bên, các nớc Đông Âu có thể hạn chế một số các acquis khi họ chỉ ra rằng không thể áp dụng ngay đợc mà cần phải có thời gian chuyển đổi. Ví dụ nh các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trờng – tiêu chuẩn này chỉ có thể đạt đợc sau một thời gian dài với chi phí lớn cho cải tổ nền công nghiệp hay những cải thiện về môi trờng.

Thực tế trong quá trình đàm phán những vấn đề khó khăn, kéo dài, dễ làm nản lòng cả hai phía thờng liên quan đến những lĩnh vực mang tính chất phúc lợi hay thu chi ngân sách chung nh: hỗ trợ nông nghiệp, chính sách vùng và gắn kết xã hội hoặc cải cách thể chế và nâng cao khả năng quản lý của bộ máy hành chính, hòa nhập với pháp luật cộng đồng. Tuy vậy có những vấn đề bắt buộc các nớc ứng viên Đông Âu phải thực hiện ngay

khi gia nhập liên quan đến thị trờng thống nhất nh: chính sách cạnh tranh, dỡ bỏ hàng rào thuế quan, tự do luân chuyển hàng hóa, dịch vụ vốn và sức lao động. Các nớc Đông Âu cũng phải tham gia ngay vào Liên minh kinh tế – tiền tệ nhng với lộ trình và thời gian khác nhau, tham gia vào cơ chế Tỷ giá châu Âu ERMII và tuân thủ mục tiêu ổn định giá cả của Hiệp định ổn định và phát triển năm 1997. Các nớc Đông Âu sẽ đợc xem xét gia nhập Liên minh tiền tệ nh đối với các thành viên trớc đây nếu tham gia vào EMS và đảm bảo các tiêu chuẩn này ít nhất hai năm liên tục. Hàng năm ủy ban Châu Âu yêu cầu các

Một phần của tài liệu SỰ MỞ RỘNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) SANG PHÍA ĐÔNG (Trang 40 -40 )

×