Cuộc đối thoại của Nguyễn Minh Châu với những cách nhìn nhận cứng nhắc "khuôn mẫu"về cuộc sống con ngờ

Một phần của tài liệu Sự thể hiện những nghịch lý của đời sống trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 27 - 32)

cứng nhắc "khuôn mẫu"về cuộc sống con ngời

Nguyễn Minh Châu đã biết kế thừa sự táo bạo của truyền thống quê hơng để đa vào trang văn của mình những suy nghĩ mới, những phát hiện mới, mà có thể nói đó là sự đổi mới về cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm. Chẳng hạn nh khi nói đến chiến tranh, Nguyễn Minh Châu không ngại cày xới lên những nghịch cảnh thời hậu chiến, nhằm dự báo để con ngời đứng vững trớc thử thách khốc liệt của buổi giao thời. Cỏ lau, Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở Miền

Nam, Cơn giông, Bức tranh, Bên đờng chiến tranh, Hạng... Nguyễn Minh Châu

đã triển khai một cái nhìn sâu hơn về con ngời, ông đã đi vào tận trong sâu thẳm, thuộc bản chất con ngời để từ đó ông mở ra cho tất cả chúng ta một sự nhìn nhận

mới đa chiều hơn trong nếp nghĩ. Đó là vấn đề tự nhận rõ mình của mỗi cá nhân, một thủ môn kỳ cựu, tài ba trong nghề bóng đá, yêu bóng đá, và cũng danh tiếng trong làng bóng, vậy mà, trong một trận đấu đơn giản - cũng nh một cú sút của tiền đạo đối phơng không khó, dễ dàng đến mức một đứa trẻ lên ba cũng có thể bắt gọn quả bóng đó. Mà trong khi một thủ môn lão luyện lại để cho quả bóng đó lăn tọt qua háng vào lới (chịu một quả thua không đáng có), và chính lão sau bao năm cũng không hiểu nổi vì sao lại thế, cho đến khi gần đất xa trời lão mới dám đặt bút bình về quả bóng đó - quả bóng thứ năm mà ông đã suy nghĩ suốt cả cuộc đời (truyện Dấu vết nghề nghiệp).

Hay trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa - tập Bến quê cũng vậy nhìn bề ngoài chiếc thuyền, có vẻ nh có một gia đình hạnh phúc nhng bên trong lại chứa đựng rất nhiều những bí ẩn - một ngời đàn bà cam chịu đến mức ngoan ngoãn, một ngời đàn ông vũ phu. Một việc tởng chừng nh hết sức vô lý lại trở thành sự thực, ngời đàn bà bị chồng đánh mà vẫn cam chịu, lại còn xin chồng cái ân huệ đợc đa lên bờ mà đánh (vì con lớn rồi) không đánh dới thuyền nữa. Cũng với cái nhìn đa dạng ấy Nguyễn Minh Châu với truyện Bến quê một ngời đàn ông - Nhĩ có một ớc ao mãnh liệt là muốn qua sông sang bên kia, vậy mà cũng không sang đợc, cái ao - ớc tột độ của Nhĩ là muốn sang bên kia sông, nơi mà đã để lại trong ông biết bao kỷ niệm mà “Hoạ chăng chỉ có anh, đã từng trải đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết đợc sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nh một niềm mê say, pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn” thế mà đến cuối đời, và bằng cả sức lực còn lại trong con ngời anh anh vẫn không qua nổi bờ sông bên này để sang bờ bên kia cho dù đó là trong suy nghĩ của anh.

Vậy đó con ngời ta có thể làm đợc tất cả những cái gì to tát nhất nhng rồi cũng chính con ngời lại chẳng làm nổi điều gì cả dù là nhỏ nhất.

Qua đó Nguyễn Minh Châu đã nói lên rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ, một chiều nh ta thờng nghĩ giống nh có những việc tởng chừng rất nhỏ nhặt dễ dàng nhng rốt cuộc chúng ta lại chẳng thể vợt qua không cắt nghĩa nổi thì chính đó mới là cuộc đời.

Thì ra Nguyễn Minh Châu đã đặt ra rất nhiều vấn đề, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải nhìn nhận lại về cuộc sống về cuộc đời, về con ngời, về công việc về tất cả những gì mà từ trớc đây chúng ta đã quen nhìn nó ở một bình diện, giờ đây sau 1975 lại không phải thế. Hoá ra cuộc sống phát triển theo nhiều chiều với tất cả sự đa dạng của nó mà đôi khi con ngời ta suy nghĩ cha thật đúng về nó cuộc sống diễn ra theo sự phức tạp, đa chiều mà nhiều khi cuộc đời - hay chính chúng ta cũng không giải thích nổi vì sao lại nh vậy, trong cuộc đời có những điều có thật diễn ra thật, nhng lại không hoàn toàn đồng nhất, có thể ngời này nghĩ nh thế này, ngời khác nghĩ thế khác vậy mà cứ giữ cái nhìn cứng nhắc, một chiều lại là điều sai lầm, từ đó dễ dẫn đến cho con ngời một cái nhìn không thích hợp với cuộc sống, đi vào thực tế dễ va vấp và chán nản, chúng ta thấy cuộc đời thực luôn có mâu thuẫn với sự giáo điều của một xã hội luôn nhìn nhận trên mặt tốt của nó, cái nhìn này trong cuộc sống hôm nay lại không phải thế, sự cứng nhắc này chỉ phù hợp và phổ biến với một thời đã qua, cái thời mà tất cả vì sự nghiệp của dân tộc, tất cả cho tiền tuyến, cho sự giải phóng nớc nhà, mọi suy nghĩ riêng t đành gác lại để vì lợi ích chung của cộng đồng nhng nhìn nhận một cách khách quan chúng ta dễ dàng thông cảm và dễ hiểu vì sao một thời kỳ văn học toàn nói những mặt đợc, những thành tựu, thắng lợi mà quên đi sự mất mát đau thơng. Vậy có phải họ - nhà văn nói chung và giới lãnh đạo “quên” đi mặt hạn chế, mặt trái của những mất mát? họ không quên, nhng điều kiện lúc đó không cho phép họ nhắc đến, bắt họ phải lạc quan, “Đội triệu tấn bom đi hái mặt trời hồng”; “đờng ra trận mùa này đẹp lắm...” luôn luôn phải lạc quan, động viên nhau lên đờng, nhìn đâu cũng thấy một khí thế

“sát thát”, không có bi luỵ, đến cả những cuộc chia tay cũng “Chói ngời sắc đỏ” n- ớc mắt phải hoà vào mặt trời hồng làm nên niềm vui ra trận.

Nhng cuộc đời vốn dĩ rất đa dạng và phong phú có muôn phần phức tạp, cứ nhìn cuộc sống một chiều hoá ra là một điều sai lầm. Với nền văn học quen nghĩ và làm theo công thức mà không tính đến những mặt khuất khúc, đa dạng, muôn hình muôn vẻ của cuộc sống. Với cái nhìn của con ngời hôm nay (sau 1975), chúng ta thấy cái nhìn nếp nghĩ của một thời đã qua nhiều khi quá cứng nhắc, một chiều từ đó dẫn đến cho con ngời một kiểu nhìn không thích hợp với cuộc sống, cuộc sống vốn dĩ đa dạng đòi hỏi con ngời phải thích nghi, phải trăn trở, suy t phải nghĩ đến cái lợi ích trớc tiên là cho mình sau đó mới đến xã hội đến mọi ngời xung quanh - nghĩa là trong suy nghĩ trong sự nhìn nhận về cuộc đời con ngời đã có những cái nhìn thực dụng hơn, vì lợi ích riêng hơn, con ngời đã nghĩ khác đi so với nếp nghĩ một thời. Từ đó đứng trên lập trờng và nếp nghĩ của cái nhìn hôm nay ta thấy nền văn học kháng chiến có rất nhiều những hạn chế của nó, suy cho cùng đó là điều không thể tránh khỏi, nền văn học thời kháng chiến phải nh thế - phải luôn nói đến mặt tốt để động viên nhau lên đờng vì độc lập dân tộc.

Tuy nhiên khi chiến tranh đã đi qua đất nớc đợc hoà bình thì cái nhìn cũ cũng không phù hợp nữa, khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn phần nào đó không còn phù hợp với cuộc sống hôm nay cuộc sống của “kinh tế thị trờng” con ngời đua chen nhau để sống “Đầu đờng Đại tá bơm xe, Cuối đờng Thiếu tớng bán chè đậu đen”, những suy nghĩ những toan tính ngày càng đè nặng lên những con ngời mới.

Cuộc sống hôm nay với bộn bề của sự toan tính buộc các nhà văn phải suy nghĩ phải viết làm sao cho đúng với cuộc đời, và phù hợp với thị hiếu của bạn đọc, cuộc sống diễn ra nh thế nào nhà văn phải mô tả lại nh thế ấy - nghĩa là mọi trang

viết của nhà văn đều bình đẳng trớc cuộc đời. Sự tiếp nhận của bạn đọc hôm nay hoàn toàn khác so với bạn đọc xa về cả sự tiếp nhận và nếp nghĩ, sự thẩm bình.

Một thời văn nghệ ta luôn tạo ra một sự chờ đợi của ngời đọc và lối kết của truyện cũng nh bài viết khác đều có hậu, nghĩa là cái tốt bao giờ cũng thắng cái xấu ngời đọc luôn chờ đợi và không cần phải suy nghĩ cũng biết kết cục của câu truyện, điều này tạo ra một nếp nghĩ đã thành thói quen, nó nh một thông lệ bình thờng con ngời bây giờ (sau 1975 đến nay) mọi suy nghĩ, mọi trang viết của nhà văn lại hoàn toàn khác, các văn nghệ sỹ nhìn nhận cuộc đời với sự đa chiều của nó, có oanh liệt, có mặt đợc nhng cũng có mặt tổn thất, đau thơng.

ý thức đợc điều này Nguyễn Minh Châu đã tìm một cách viết mới, một lối sáng tác khác, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện mình là một nhà văn có t tởng riêng về đời sống. Tôn Phơng Lan từng nói về tác phẩm của Nguyễn Minh Châu: “Nếu nh trớc đây trong tác phẩm của anh, vấn đề nhân bản đợc đề cập theo dòng chảy chính thống, thì giờ đây anh lại khai thác nó ở nhiều cấp độ, từ nhiều phía khác nhau. Đa văn học tiếp cận với đời thờng”.

Chúng ta hãy đọc bài: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” (Nguyễn Minh Châu, Báo Văn nghệ số 49 - 50, 5/ 12/ 1987) Qua bài viết chúng ta thấy sự quyết tâm đổi mới sự sáng tác của Nguyễn Minh Châu, rõ ràng trong tâm nguyện của Nguyễn Minh Châu viết nh cũ không còn phù hợp với yêu cầu đời sống hiện tại nữa. Đặc biệt sự đổi mới về cách viết, cách nhìn nhận về cuộc đời, cuộc sống đợc thể hiện rõ nhất trong ba tập truyện sau 1975 của ông.

Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ( Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1983), Bến quê (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam,1985), Cỏ lau (Nhà xuất bản Văn học, 1989) đa ta vào vòng xoáy của cuộc đời, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải trăn trở, vì mỗi tác phẩm nhỏ của ông là một cuộc đối thoại nhỏ, và tất cả tập thể nhỏ của Nguyễn Minh Châu là một

cuộc đối thoại lớn, ông suy nghĩ, ông trăn trở về cuộc đời, về nếp sống, về tất cả những gì đang tồn tại trong con ngời hôm nay.

Từ đó ta thấy rõ nỗ lực của Nguyễn Minh Châu là luôn làm cho ngời khác nghĩ khác đi về cuộc đời cũng nh cuộc sống hôm nay. Và khi hiểu đợc tất cả điều này ta thấy mình lớn hơn về cuộc đời, lớn hơn so với ngời khác. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu làm cho ngời ta thu nhận một cách nhìn mới, sâu hơn và không còn thờ ơ trớc cuộc đời nữa.

Hoá ra những điều Nguyễn Minh Châu đa ra có một thời ta tởng đó là những điều khô khan, sáo rỗng, trái với lẽ tự nhiên và với nền văn hoá Việt Nam. Nhng cái nhìn cứng nhắc đó của Nguyễn Minh Châu lại là những triết lý về cuộc sống hôm nay. Có những truyện nó không đơn thuần, không phải dễ hiểu nữa mà trái lại nó rất khó hiểu và rất đời. Con ngời ta vẫn bị thói quen, nếp nghĩ cũ níu kéo mà không tiếp nhận đợc cái mới sẽ diễn ra và đang diễn ra trong xã hội đã hoàn toàn đổi khác này.

Chính Quỳ Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành cũng đã từng thốt lên sau bao năm trăn trở, lặn lội với cuộc đời: “Tôi thật ngu dại, với những ngời đàn ông đáng quý nhất trong số những ngời đáng quý ấy, tôi đã không coi họ là những con ngời đang sống giữa cuộc đời mà lại đòi hỏi ở nơi họ một thánh nhân. Tôi đã đi tìm cái tuyệt đối không bao giờ có”.Vâng, nh những nếp nghĩ đó đã ăn sâu vào trong tiềm thức con ngời, nhng chính Nguyễn Minh Châu đã làm thay đổi cách nghĩ cho họ. Chính đây là đóng góp lớn của Nguyễn Minh Châu, giúp cho chúng ta hiểu đời hơn, hiểu ngời hơn và dám đứng thẳng lên nhìn nhận tất cả những gì đã làm đợc và những gì cha làm đợc trong nền văn nghệ.

Một phần của tài liệu Sự thể hiện những nghịch lý của đời sống trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w