Tìm tòi một hình thức kết cấu mớ

Một phần của tài liệu Sự thể hiện những nghịch lý của đời sống trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 73 - 80)

Do đã có đợc một nhận thức sâu hơn, toàn diện hơn về cái phức tạp, bộn bề của hiện thực cuộc sống ngày hôm nay, Nguyễn Minh Châu rất chăm lo đến việc tìm tòi một hình thức kết cấu mới cho tác phẩm. Cuộc sống bao giờ cũng vậy, có cả ánh sáng và bóng tối, đầy vất vả, khó khăn, đầy những mâu thuẫn, đầy thăng trầm và nhiều khi có cả những đau đớn. Chỉ có bất chấp thực tế, ảo tởng mới nghĩ rằng, cuộc sống không có bi kịch, không còn bi kịch. Hoá ra cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác, giữa nhân bản và phi nhân bản, giữa ảo tởng và cuộc đời thực hôm nay lại diễn ra vô cùng gay gắt, cuộc sống sau 1975 có rất nhiều những nghịch cảnh cuộc đời, đôi khi con ngời sống với nhau trong bối cảnh ngày hôm nay lại trở nên quá vô tình. ý thức đợc điều đó Nguyễn Minh Châu luôn luôn trăn trở tìm tòi và nghiền ngẫm để phát hiện những gì mà cuộc đời để lại cũng nh phát hiện ra những nghịch cảnh trong đời sống thờng ngày. Nguyễn Minh Châu luôn luôn tìm kiếm để đi đến sự kết cấu mới cho truyện của mình, chính vì vậy ng- ời đọc luôn luôn bất ngờ, xen lẫn sự ngỡ ngàng về những tình huống, những suy nghĩ, những chi tiết xẩy ra trong truyện.

Ông đã tạo ra những tình huống hoàn toàn trái với những suy nghĩ của độc giả đang chìm mình vào trong cảnh đẹp tuyệt vời trong truyện Chiếc thuyền ngoài

xa. “Trớc mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền

in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sơng mù trắng nh sữa có pha thêm chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng ngời lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc nh tợng trên chiếc mui khum khum đang hớng mặt vào bờ. Tất cả cái khung ảnh đó nhìn qua những cái mắt lới và tấm lới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dới một

hình thù y hệt nh một con dơi, toàn bộ khung cảnh, từ đờng nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Một cảch đẹp tuyệt đỉnh mà thiên nhiên ban tặng, nhng thật không ngờ phía sau vẻ đẹp đó là một chuỗi những nghịch lý. Ngời chủ thuyền trở nên hung bạo vì cuộc sống trống rỗng và tẻ nhạt, luôn luôn đánh đập ngời vợ, ở truyện còn có một ý nghĩa rộng hơn, nó nh khơi gợi ngời ta nên nhìn kỹ vào những gì ẩn sau vẻ đẹp điền viên bề ngoài để nhớ đến trách nhiệm của nghệ sỹ trớc cuộc sống trớc con ngời. Thì ra bản chất cuộc đời luôn xẩy ra những điều nghịch lý, ta cứ tởng cái đẹp sẽ luôn luôn đi với sự hoàn hảo, nhng hoá ra cuộc sống lại không phải thế. Ai ngờ đợc lại có một cảnh tợng xấu xí, dã man dờng kia, một anh chồng tàn bạo, đánh đập vũ phu theo cái lịch riêng sau cái màn sơng toàn bích đó. Cũng chẳng ai ngờ đợc một ngời đàn bà đau khổ lại chối từ sự giúp đỡ của pháp luật với một niềm kiêu hãnh khó hiểu, nh vậy chẳng phải cứ chính nghĩa và pháp luật có trong tay là ai đó có khả năng ngay lập tức khôi phục đợc sự hài hoà của cuộc sống. Trớc nhiều bớc chuyển đột ngột của các tình thế, truyện xoáy vào lòng ngời đọc biết bao suy nghĩ, mạch suy nghĩ của độc giả luôn luôn bị thay đổi bởi những tình huống trong truyện của Nguyễn Minh Châu, luôn luôn xuất hiện những tình huống bất ngờ làm thay đổi sự suy nghĩ, làm cho cái nhìn về cuộc đời thêm phong phú hơn, đầy đủ hơn. Thì ra Nguyễn Minh Châu đã có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, quả thực ông là một con ngời đã từng trải, ông hiểu đợc, chẳng nói đâu xa, ngay trong thành phần gia đình mà thiếu đi chức năng của một ngời khác thì cuộc sống trở nên khó khăn ngay lập tức, ngời đàn bà van lạy "con lạy quý toà! Quý toà bắt tội con cũng đợc, phạt tù con cũng đ- ợc đừng bắt con bỏ nó..." Vì một lý do đơn giản "Các chú đâu phải là ngời làm ăn cho nên các chú đâu có hiểu đợc cái việc của ngời làm ăn lam lũ, khó nhọc...". Quả thực là một lời nói sâu cay của ngời đàn bà; "Cuộc đời đa sự, con ngời đa đoan", sống trong đời phải chạy theo vòng xoáy của nó, đôi khi thật nghiệt ngã nh- ng biết làm sao, cuộc đời là vậy, nó lắm điều trái ngang.

Hay trong một loạt những truyện ngắn khác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, ông đã phát hiện ra vô vàn cái nghịch lý của đời sống, truyện ngắn của ông luôn xuất hiện những tình huống bất ngờ, đầy triết lý sâu cay, từ đó làm cho con

ngời bừng ngộ ra bản chất cuộc đời dẫn đến những suy nghĩ cũng khác đi, qua đó ta hiểu đời hơn. Với hàng loạt truyện cứ nối tiếp nhau ra đời: Ngời đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành, Mùa trái cóc ở miền Nam, Bến quê, Cơn giông, Dấu vết nghề nghiệp, Cỏ lau, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Một lần đối chứng, Sắm vai, Sống mãi với cây xanh, Bức tranh, Hơng và Phai, Một ngời đàn bà tốt bụng, Hạng, Bên đờng chiến tranh, Đứa ăn cắp, Giao thừa...

Truyện ngắn Bến quê bằng sự kết cấu cốt truyện mới mẻ tác giả làm cho ng- ời đọc đi từ tình huống này đến tình huống khác, từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhĩ là một con ngời đã từng trải khắp mọi phơng trời, đã đi không biết mọi xó xỉnh nào trên thế giới, lại không một lần về bến sông quê để nhìn ra đợc vẻ đẹp của những gì thân quen, gần gũi nhất, nơi đẻ ra, nuôi anh lớn lên thành ngời và là nơi anh sẽ nằm xuống mãi mãi, vậy mà đến bây giờ anh cha một lần đặt chân hớng về đó, đó cũng là một điều nghịch lý hết sức, sự việc diễn ra có vẻ hơi hoang đờng. Nhĩ nhờ thằng con về cái nơi gọi là bến quê ấy thay mình, mà chả để làm gì cả. à thì ra khả năng con ngời là vô hạn, nhng cũng hữu hạn biết bao, nhận ra điều ấy thì có nghĩa truyện Nguyễn Minh Châu sau 1975 làm cho con ngời hiểu rõ hơn về bản chất của cuộc đời, và con ngời càng nỗ lực hơn để tránh sự vòng vèo, khúc khuỷu trên đờng đời, nhận ra đợc điều đó sớm để đừng có lúc nào đó phải nuối tiếc, ân hận, đau đớn... cái đặc sắc trong truyện của Nguyễn Minh Châu sau 1975 là ở sự thể nghiệm một hớng trần thuật có chiều sâu, ngòi bút của ông luôn hớng vào việc phát hiện các hiện tợng đời sống, các nghịch lý cuộc đời trong tầm sâu của sự triết lý, chiêm nghiệm về cuộc đời, những tình huống luôn làm cho ngời đọc bất ngờ. Chẳng hạn truyện Hơng và Phai hai chị em lớp 5 thân nhau, đã chơi trò chơi gán ghép, tác thành hạnh phúc cho anh chị chúng. Đây vốn là một câu chuyện ân tình, vui vẻ và đám cới giữa cặp tình nhân cô Phấn và Định đợc tiến hành, nhà văn vừa khẳng định và đa ra các tình huống, vừa nhìn vào cái mặt sâu hơn của đời sống để nhận ra bao điều nghịch lý của đời thờng: hoá ra sự tác thành việc lớn đời ngời lắm khi khởi đầu bằng những trò nghịch của trẻ con. Cuộc sống dẫu là trong những việc thông thờng nhất vẫn hiện ra bao vẻ bất ngờ và để lại một viễn cảnh không bao quát hết, qua đó ta hiểu sâu hơn về cuộc đời, về lối sống, cuộc đời cũng có thể

đơn giản, cũng có thể bộn bề phức tạp, khó lờng trớc đợc quả thực giáo án cuộc đời nào ai soạn đợc đâu. Truyện Một lần đối chứng có thể là một cốt truyện về tình yêu loài vật; thế nhng dờng nh trong thế giới của loài vật ấy cũng chứa đựng biết bao điều, bao tình huống xẩy ra, thoáng qua câu truyện này ta thấy nhà văn muốn nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa thế giới loài vật và thế giới loài ngời "Tôi không muốn viết một câu truyện mà loài vật đợc nhân cách hoá, gán ghép cho loài vật những biểu hiện của lòng nhân ái, và trí khôn mà chúng không có..." Nhng tầm sâu hơn lại không nằm ở đó, "Tôi muốn rằng chúng ta, các bạn đọc và tôi - nhân danh loài ngời thử làm một cuộc đối chứng với loài vật - một cuộc đối chứng giữa thiện và ác - giữa lý trí, trí tuệ và bản năng mù quáng (cũng là một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách - giữa cái hoàn thiện và cha hoàn thiện - giữa ánh sáng và những khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con ngời. "Qua đó nhà văn nhằm phê phán lối sống áp đặt, vô ý thức, vâng theo những lối sống thông thờng không theo những chuẩn mực, đó là những truyện về các tr- ờng hợp nghịch lý của đời thờng.

Một ngời thủ thành tài ba, từng bắt đợc 17 quả phạt đền mời một mét, nhng lại để lọt lới quả bóng qua háng một cách rất tầm thờng (Dấu vết nghề nghiệp). Liệu có phải là đơn giản chỉ là truyện đó, Nguyễn Minh Châu muốn con ngời hiểu rằng cuộc đời luôn luôn có những điều khó hiểu, khiến chúng ta phải trăn trở, suy t. Truyện của ông thờng xẩy ra những điều hết sức bất ngờ, khiến cho bạn đọc luôn luôn muốn khám phá để tìm ra bản chất của cuộc đời. Đặc biệt Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật của mình vào những cuộc đối thoại căng thẳng, ta thấy nhà văn đã có ý thức đi sâu vào khai thác những nội tâm của con ngời, ngòi bút của ông đã luồn lách sâu vào ngõ ngách tâm hồn, mô tả chiều sâu của tiến trình diễn biến tâm lý và tính cách. Bởi thế những tấn bi kịch nội tâm của con ngời hiện lên sắc nét và rất thật, trong mỗi nhân vật luôn xẩy ra cuộc tự vấn lơng tâm, với chính mình một cách gay gắt, quyết liệt chẳng hạn nh Lực - Cỏ lau anh là ngời trải qua bao đau khổ của chiến tranh, và cũng là ngời từng trải, rất dày dặn, nhng suốt quảng đời còn lại, anh sống trong dằn vặt, trong sự đắng cay, xấu hổ khi anh nghĩ rằng vì mình mà ngời lính tên Phi đã phải chết. Lực sống trong sự dày vò nội tâm Lực đã

lặn lội trong chiến trờng, trải qua bao vất vả gian truân, nay trở về anh lại không ngờ vợ anh đã thuộc về ngời khác, toàn bộ câu truyện là một cuộc tự vấn lơng tâm. Cũng nh toàn bộ truyện ngắn của ông, dờng nh nhân vật của ông cứ bị chìm sâu vào những cuộc đối thoại căng thẳng với chính mình, từ đó chiêm nghiệm về lẽ đời.

Ta thấy ở truyện Dấu vết nghề nghiệp luôn có sự đối thoại với lơng tâm, một ngời có tài, một thủ môn xuất chúng lại luôn thành công trong sự nghiệp, bẻ gãy hàng tiền đạo đối phơng, lại đau đầu, lại hổ thẹn vì một quả bóng chẳng đâu vào đâu, một quả bóng quá đơn giản, nhng lại khiến ông từ giã với cái nghề bắt bóng. "Riêng về phần mình, năm quả nhớ đời trong số những quả ông đã để lọt lới, ông đã đem ra phân tích với một tấm lòng can đảm, mà những ngời viết hồi ký ít ai có". Năm sáu mơi tuổi, dù đã rất can đảm, ông cũng chỉ có đủ can đảm viết lên giấy trắng mực đen bốn quả. Ông đọc đi đọc lại những trang ông viết về bốn quả để thua, suy nghĩ sâu thêm rồi hạ một câu kết luận thật nghiêm trang rằng: Nếu ông "vồ đợc bốn quả này thì ông đã là một siêu nhân..." con ngời tài ba ấy, đã có những chiến công hiểm hách ấy rốt cuộc ông cũng hiểu ra rằng: "Con ngời ta th- ờng xuyên không hoàn hảo". Ông thờng xuyên day dứt, băn khoăn xen lẫn sự nuối tiếc và hối hận vì một quả bóng thứ năm: Cái gì đã khiến ông 10 năm sau, vào năm ông đã 70 tuổi, đã có một đàn cháu khôn lớn có thể đấu hót với ông, ông mới có đủ can đảm và từng trải để viết nó lên giấy". Quả thực trên đời có những điều con ng- ời ta khó lờng trớc đợc, để rồi đôi lúc phải ân hận có khi là cả cuộc đời vẫn phải suy nghĩ về nó. Ông lão đã đấu tranh ghê gớm với chính bản thân mình luôn dằn vặt đau khổ. "Tôi đã phải nghĩ suốt cả cuộc đời về quả bóng đó, tôi hoàn toàn chẳng hiểu mình ra làm sao cả?. Riêng cái quả bóng thứ năm này một đứa trẻ lên ba cũng có thể đa hai tay nhặt ôm vào bụng đợc, thế vậy mà tôi không thể nhặt lên đợc". Có ai ngờ đợc đến phút cuối đời rồi mà một thủ môn nh ông vẫn còn phải trăn trở, suy t về một quả bóng; liệu rằng có phải vì quả bóng thứ năm đó mà ông phải lao tâm khổ tứ không? hay còn lý do nào khác, phải chăng còn muôn vàn lý do trên đời mà ông đã rút ra trong cuộc đời: "Ai cha sống nhiều cha thể hiểu trong

đời ngời ta thỉnh thoảng có những lúc nh thế, không còn một tí chút nào hoàn hảo".

Hay ở truyện khác cũng vậy Cơn giông, Mùa trái cóc ở miền nam, Ngời

đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát, Một lần đối chứng, Sắm vai, Bức tranh... Một lần nữa ta thấy sự đổi mới phơng thức trần thuật trong truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu chính là sự tìm tòi một hình thức kết cấu mới. Có ngời luôn tìm cho trang văn của mình một lối kết cấu truyện êm ả, đẹp đẽ và có hậu, giống nh lối kết của truyện cổ tích, thần thoại có hậu.

Còn đối với truyện Nguyễn Minh Châu sau 1975 lại khác, ông luôn tung ra hàng loạt những vấn đề, sự éo le, ngang trái nhiều khi đến nghịch lý của cuộc đời rồi từ đó ngời đọc tự suy nghĩ và khám phá tự kết thúc lấy vấn đề. Đôi khi sự nhận thức của bạn đọc vợt khỏi ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, nhng lại vẫn chấp nhận đợc vì chính đó mới là phần cuộc đời hôm nay và cũng còn do Nguyễn Minh Châu đã chọn cho mình một lối kết truyện để ngỏ. Lối kết truyện này khác hẳn với lối kết truỵên của văn học trớc 1975. Vợ chồng A phủ (Tô Hoài), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)... luôn luôn đợc kết thúc một cách ngọt ngào, trọn vẹn, đẹp đẽ, rất có hậu. Ta thấy một cô Đào lăn lộn "tối đâu là nhà, ngã đâu là giờng", tần tảo, vất vả, vậy mà kết cục cô đợc hởng một hạnh phúc trọn vẹn trên mảnh đất đầy tình ngời ấy. Hay Mị và A phủ mở đầu truyện là những tên nô lệ khắc khổ, không đợc quyền mơ ớc bất cứ một điều gì, nhng phút chốc nhờ Cách mạng họ đã lấy nhau và làm chủ cuộc sống. Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu cũng vậy. Cái sợi chỉ xanh óng ánh đó đã làm nên cho Nguyệt và Lãm một mối tình đẹp thơ mộng.

Nhng sau 1975 cuộc sống mang đầy những nghịch lý, không còn sự ngọt ngào, êm đềm có hậu nh cổ tích nữa. Vốn dĩ cuộc đời luôn luôn chứa đựng những phức tạp, những bộn bề xen lẫn đắng cay, chua chát và đầy những mâu thuẫn, thì ra trên đời không có gì là hoàn tất cả. Nguyễn Minh Châu đã nắm đợc quy luật này, chính vì vậy mỗi truyện của ông là một tiết tấu của cuộc đời, luôn luôn có sự kết thúc không trọn vẹn, luôn mở ra cho chúng ta nhiều hớng suy nghĩ.

Nhĩ - Bến quê cuối cùng anh không về đợc cái bến quê ngay bên kia sông nơi đã ấp ủ trong anh biết bao ớc mơ và hoài bão. Vậy mà đến cuối đời anh chỉ còn dám ao ớc nhờ thằng con sang hộ, đó cũng là điều nghịch lý, theo lối kết truyện

Một phần của tài liệu Sự thể hiện những nghịch lý của đời sống trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w