0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Tản Đành một hợp điểm và nâng cao về trình độ nghệ thuật của loại hình nhà nho tài tử

Một phần của tài liệu SỰ TỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG CẬN ĐẠI (QUA MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TIÊU BIỂU) (Trang 59 -65 )

của loại hình nhà nho tài tử

Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà đợc thể hiện rất đa dạng dới nhiều sắc thái khác nhau, có khi là một giọng thơ tự nhiên, thành thật, chan chứa tình cảm, cảm xúc; có khi là một giọng bất cần ngông nghênh hay một chất giọng hóm hỉnh, sâu cay Tất cả những sắc thái biểu hiện ấy làm nên những hình t… ợng khác nhau của Tản Đà trong thơ. Nhng dù có bao nhiêu giọng điệu, bao nhiêu sắc thái biểu hiện đi nữa thì nổi bật trên đó vẫn là giọng điệu của cái tôi ngông. Đó là giọng điệu chủ đạo làm nên phong cách ngông trong thơ Tản Đà. Giọng điệu của cái tôi ngông tạo nên dấu ân xuyên suốt trong nhiều thi phẩm, làm cho ngời đọc dễ nhận ra chất giọng của Tản Đà .

Không ai phủ nhận Tản Đà độc đáo một cách riêng bởi tên tuổi sáng tác của ông gắn với sông Đà , núi Tản quê hơng ông. Với sông núi muôn đời ấy đợc mấy thi nhân tiếng tăm lừng lẫy nh ông?

Cái ngông của Tản Đà không chỉ bộc lộ ở giọng điệu của một kẻ đa tình, một kẻ luôn tự hào về chính mình nữa mà có lúc cái ngông ấy lại mang một tâm trạng buồn chán trớc cuộc đời, thế sự ; ông biểu hiện sự chán nản đó bằng một giọng điệu mỉa mai, đả kích chứ không phải là giọng bi quan, yếm thế nh ơ một số tác giả khác:

Gió ma ma đã chán phèo Sự đời nghĩ đến lại buồn teo

(Sự đời)

Và giọng điệu ngông ấy đợc Tản Đà biểu hiện bằng một thứ ngôn ngữ mang đậm tính dân tộc và chính ngôn ngữ này đã tạo nên một phong cách ở Tản Đà , đó là phong cách dân tộc đặc sắc.

Ngôn ngữ Tản Đà là ngôn ngữ có tính dân tộc. Nó đã đạt tới mức điêu luyện, trong sáng, có khả năng gợi cảm. Sự dung hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học làm nên những câu thơ uyển chuyển, nhẹ nhàng, mang ý vị t- ơi mới. Với ngôn ngữ thơ phong phú, nhất là mảng từ ngữ thể hiện cái tôi ngông, với nhiều sắc thái gợi tả và biểu cảm cái chất ngông ấy. Đọc thơ ông, ngời đoc có thể bắt gặp những luật lệ thơ xa nhng không tẻ nhạt nữa mà đã có một cách thể hiện mới, phóng túng, dễ đi vào lòng ngời.

Tản Đà đã dùng những từ ngữ thông thờng, dùng khẩu ngữ và cách ngắt nhịp linh động trong thơ của mình. Một mặt ông vẫn tuân thủ những quy luật của thơ Đờng nhng đồng thời cũng bỏ bớt cái không khí trang nghiêm, gò bó, mẫu mực của nó. Ông đã làm cho nghệ thuật thơ ca của mình tơi mát hơn:

Muốn nói chuyện chơi không có chuyện Kìa đàn con sáo nó sang sông

(Xem cô chài cá)

Tản Đà đã biết trở về với ca dao truyền thống, mợn ca dao, mợn các thể thơ dân gian, nhất là thể lục bát giản dị để biểu hiện ý thơ dộc đáo của mình:

Núi, non, trăng cũng cha già Đầu ai tóc bạc vẫn là xuân xanh

(Cảm tởng về sự sống chết)

Một biểu hiện nổi bật nữa củaTản Đà trong việc sử dụng ngôn ngữ đó là cái độ tự nhiên và những rung động tình cảm tràn đầy. Đó là sự tự nhiên của cảm xúc, tình cảm và cách thể hiện khác với sự cầu kì, giả tạo của nhng kẻ thiếu tài năng đích thực và bản lĩnh trong thơ.

Tản Đà dám bộc lộ tình cảm chân thành của mình một cách không dấu giếm. Ông để cho tình cảm tuôn chảy vào thơ với ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm phong phú mà ông kế thừ từ ca dao và thơ ca cổ điển. Ông còn phát huy một cách sáng tạo, đặc sắc, gợi tả về giọng điệu hài hớc của ngôn ngữ thơ để thể hiện cái tôi ngông của mình. Ngoài ra, tác phẩm của Tản Đà còn có những bài thơ mà nhịp điệu rất mới, rất lạ, phóng túng, ngời đọc khó mà phân biệt đợc với một bài Thơ mới sau này:

Ngời cũng cha già Trăng cũng cha già

Sông thu một lúc mặn mà cả hai Trần ai, trăng hỡi yêu ai ?

(Đề tranh ở một nhà quan án sát)

Nh vây, với việc kết hợp hài hoà hai phong cách văn học bình dân và văn chơng bác học, Tản Đà đã là một cái tôi ngông tầm cỡ. Trong sử dụng ngôn ngữ và thể loại, Tản Đà đã cải tạo đợc sự gò bó, nghiêm trang của các thể thơ trong văn chơng bác học và làm cho thơ ca dân tộc có âm điệu phong phú hơn tr- ớc.Thơ Tản Đà đợc đánh giá là “phong phú, lắm vẻ, nó đủ trang hoàng cho một giai đoạn văn học ”[9- 275]

Qua quá trình tìm hiểu và triển khai đề tài “Sự tự biểu hiên của cái tôi tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam trung- cận đại”, chúng tôi rút ra một

số kết luân sau:

1. Sự tự biểu hiện của cái tôi tác giả là một phạm trù rất quan trọng. Đây là yếu tố cơ bản trong hệ thống các yếu tố hình thành nên phong cách một tác giả. Nghiên cứu vấn đề này không chỉ làm sáng tỏ một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân tác giả nhà nho tài tử mà còn làm sáng tỏ một giai đoạn văn học dân tộc nói chung.

2. Nhà nho tài tử xuất hiện từ thế kỉ XVIII. Sự xuất hiện của mẫu nhà nho tài tử tạo nên một loại hình tác giả văn học mới- loại hình tác giả nhà nho tài tử. Thơ văn của các tác giả nhà nho tài tử vừa có tính quy phạm, vừa có nét bất quy phạm, có sự cách tân mới mẻ về đề tài, t tởng, thể loại, ngôn ngữ, phong cách.

3. Với những cách tân mới mẻ, bằng việc đa vào trong tác phẩm cái tôi tác giả...,văn chơng của bộ phận nhà nho tài tử đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của thơ ca, đặc biệt là tiền đề cho sự xuất hiện của cái tôi cá nhân trong phong trào Thơ mới (1932-1945). Cố gắng vợt ra ngoài khuôn khổ của thi pháp văn học trung đại, các nhà thơ tài tử đã đem đến cho nền thơ ca những đề tài mới mẻ, những ý tởng độc đáo một quan niệm tiến bộ về tình yêu...Thơ văn của họ đã đánh dấu một giai đoạn phát triển của văn học, chuẩn bị một số tiền đề, ít nhiều góp phần cho sự xuất hiện kiểu tác giả lãng mạn trong văn học Việt Nam khi chuyển đổi phạm trù văn học từ trung đại sang hiên đại.

4. Khi ý thức rõ về bản thân, về vai trò và tài năng của mình, các nhà nho tài tử thờng tự biểu hiện mình trong tác phẩm. Sự tự biểu hiện chính là miêu tả, hình dung của tác giả về chính mình. Khác với nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử luôn muốn khẳng định cái tôi cá nhân và bản ngã của mình.Thông qua hiện tợng xng danh, hình tợng tác giả hiện lên rất rõ với nhiều sắc thái, tình cảm, cảm xúc khác nhau.

5.“Sự tự biểu hiện của cái tôi tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam trung cận đại” là một đề tài hay, hấp dẫn đối với cá nhân ngời viết. Với đề tài này, vấn đề “ tự biểu hiện của cái tôi tác nhà nho tài tử” có thể đợc xem

xét, nghiên cứu một cách có hệ thống và từ nhiều hớng khác nhau. Nhng do khuôn khổ của một khoá luận, do hạn chế về thời gian cũng nh do trình độ còn hạn hữu, ngời viết cha có điều kiện đi sâu nghiên cứu trên bình diện vĩ mô. Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ đợc phát triển trên một cấp độ cao hơn.

1. Lại Nguyên Ân (1997), Từ điển văn học Viêt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

1. Lại Nguyên Ân (2000), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội 2. Nguyễn Đình Chú (1993), Tú Xơng- tác phẩm và giai thọai, Hội văn học

nghệ thuật, Hà Nam Ninh.

3. Xuân Diệu (1982) ,Thơ Tản Đà chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Biện Minh Điền (2001), Con ngời cá nhân bản ngã, Tạp chí Văn học, số 3

5. Biện Minh Điền (2004), Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học Việt Nam trung đại, Tạp chí Văn học, số 4

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

7. Trần Đình Hợu (1999), Nho giáo và Văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Đình Hợu, Lê Chí Dũng (2000), Văn học Việt Nam từ 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. A. N. Lêochép, Từ điển tâm lí học, (Dẫn theo Lê Lu Oanh).

10. Phong Lê , Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nôi.

11. Nguyễn Lộc, (1976), Lịch sử văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, Nxb Đại học chuyên nghiệp.

12. Phan Ngọc (2004), Tìm hiểu phong cách của nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

13. Lữ Huy Nguyên (1997), Tú Xơng- thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Nhiều tác giả (1996), Nguyễn Công Trứ- con ngời, cuộc đời và thơ, Nxb

Hội nhà văn, Hà Nội

15. Nhiều tác giả (1998), Về con ngời cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Hoài Thanh, Hoài Chân (1994), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Lê Thớc, Hoàng Ngọc Phách, Trơng Chính (1958), Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

19. Nguyễn Tuân (1997), Thời và thơ Tú Xơng, Nxb Văn học, Hà Nội.

20. A.G.Xpikin (1998), ( dẫn theo Lê Lu Oanh: “Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990”), Nxb ĐHQG, Hà Nội.

21. Nguyễn Khắc Xơng, (su tầm và biên soạn), Tản Đà- thơ và đời, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

22. Trần Thị Cẩm Vân (2002), ( Luận văn thạc sĩ ngữ văn), Hình tợng tác giả trong thơ Nguyễn Công Trứ, Đại học Vinh.

23. Trần Ngọc Vơng (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

24. Phạm Vĩnh (1993), (tuyển chọn và biên soạn), Thơ văn Tú Xơng, Nxb Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu SỰ TỰ BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ NHÀ NHO TÀI TỬ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG CẬN ĐẠI (QUA MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TIÊU BIỂU) (Trang 59 -65 )

×