Công tác chỉ đạo triển khai phong trào của Ban chỉ đạo tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Xây dựng làng văn hoá ở địa bàn dân cư huyện diễn châu (nghệ an) trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 33 - 35)

đẩy mạnh CNH, HĐH

2.2.2.Công tác chỉ đạo triển khai phong trào của Ban chỉ đạo tỉnh Nghệ An

An

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết hội nghị Trung ơng 5(khoá VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, Ngày 01/07/1998, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 112/QĐ- UBND.VX về việc ban hành quy ớc nếp sống mới, gia đình văn hoá mới Xã hội chủ nghĩa.

Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ơng 5 (khoá VIII), tham mu cho tỉnh uỷ ban hành chơng trình thực hiện kết luận Hội nghị Trung - ơng 10 (khoá IX) về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 80/QĐ - UBND về đề án “Xây dựng thiết chế văn hoá thông tin - thể thao đồng bộ và phát triển đời sống văn hoá cơ sở” tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002 - 2010”.

Tỉnh uỷ đã có chỉ thị số 11/CT.TU về “Đẩy mạnh thực hiện đề án xây dựng thiết chế văn hoá thông tin - thể thao đồng bộ và phát triển đời sống văn hoá ở cơ sở”.

Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 11/QĐ -UBND.VX về cơ chế chính sách xây dựng thiết chế văn hoá thông tin - thể thao đồng bộ ở cơ sở. UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 52/QĐ - UBND.VX về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cới, việc tang và lễ hội.

Cơ quan thờng trực Ban chỉ đạo tỉnh đã chủ động làm tốt công tác tham m- u, phối hợp để triển khai đợc nhiều nội dung quan trọng trong việc đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hoá trên các vùng, miền của tỉnh. Tham mu cho UBND tỉnh ban hành quyết định số 60/QĐ - UBND về ban hành quy chế hoạt

động của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Nghệ An.

Ban chỉ đạo văn hoá tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai có hiệu quả các nội dung kế hoạch công tác xây dựng làng văn hoá đảm bảo đúng tiến độ, chất lợng hoạt động từng tháng, từng quý. Chỉ đạo phong trào phát triển đúng hớng, có chiều sâu và có hiệu quả thiết thực.

Ban chỉ đạo hớng dẫn các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tốt công tác tuyên truyền và các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao trong phong trào xây dựng làng văn hoá thực sự tạo đợc không khí hứng khởi, tin tởng trong mọi tầng lớp nhân dân.

Phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt đợc nhiều kết quả đáng trân trọng. Năm 1997, toàn tỉnh có 145/4787 làng, bản, khối đăng ký xây dựng làng văn hoá. Kết quả UBND tỉnh đã quyết định công nhận danh hiệu làng văn hoá cho 5 làng đó là: bản Còn xã Châu Quang - huyện Quỳ Hợp, bản Bộng xã Thành Sơn - huyện Anh Sơn, thôn Lĩnh Thuỷ xã Thanh Thuỷ - huyện Thanh Chơng, xóm 4 xã Nghi Liên - huyện Nghi Lộc (nay là thành phố Vinh) và làng Quỳnh xã Quỳnh Đôi - huyện Quỳnh Lu. Phong trào đã từng bớc phát triển sâu rộng từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng miền biển đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Năm 1998 toàn tỉnh có 102 làng đợc UBND tỉnh công nhận đạt danh hiệu làng văn hoá. Từ năm 1999 - 2005 toàn tỉnh có 1487 làng đợc công nhận đạt danh hiệu làng văn hoá. Từ năm 2006 - 2008 toàn tỉnh có 812 làng đợc công nhận danh hiệu làng văn hoá.

Nh vậy, tổng số làng, bản, khối phố văn hoá đợc công nhận từ năm 1997 - 2008 của toàn tỉnh là 2557 làng, đạt tỷ lệ 43,5 % so với làng, bản, khối phố. Trong đó, tổng số làng đợc UBND tỉnh công nhận là 903 làng, tổng số làng đợc UBND các huyện, thành phố, thị xã ra quyết định công nhận là 1503 làng. Trong đó tổng số làng dân tộc ít ngời là 396 làng (có 24 làng văn hoá thuần dân

tộc Thái, 65 làng văn hoá thuần dân tộc Thổ, 4 làng văn hoá thuần dân tộc Mông, 4 làng văn hoá thuần dân tộc Khơ Mú, 1 làng văn hoá thuần dân tộc 5 Thanh), có 77 làng văn hoá có đồng bào giáo dân.

Một phần của tài liệu Xây dựng làng văn hoá ở địa bàn dân cư huyện diễn châu (nghệ an) trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 33 - 35)