đẩy mạnh CNH, HĐH
2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến phong trào
Từ khi có phong trào xây dựng làng văn hoá, Ban chỉ đạo từ tỉnh đến huyện đã kịp thời tổ chức học tập quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ơng về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở mà tập trung nhất là Nghị quyết Trung ơng 5 (khoá VIII), kết luận Hội nghị Trung ơng 10 (khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” là một trong những biện pháp lớn nhằm thực hiện 5 quan điểm, 10 nhiệm vụ của việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để từ đó xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào xây dựng làng văn hoá cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến làng, khối, xóm.
Nghệ An nói chung và Diễn Châu nói riêng là nơi có phong trào xây dựng nếp sống văn hoá trên nền tảng văn hoá truyền thống, đời sống văn hoá cơ sở ngày càng đợc nâng cao. Các ngành từ tỉnh đến huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ về phong trào và các chuyên đề soạn thảo quy ớc, hơng ớc theo tinh thần chỉ thị số 24/CT - TW, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo chỉ thị số 10/CT - TW và nghị định số 29 của chính phủ. Các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình đã đa đợc nhiều chuyên mục, nhiều tin bài và hình ảnh về những điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá. Đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình của phong trào. Công tác tuyên truyền vận động phổ biến khá sâu rộng đến tận cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân ở làng, khối, xóm thông qua việc tổ chức các lớp học tập nghị quyết, các lớp tập huấn, lồng ghép trong các cuộc họp và qua các phơng tiện thông tin đại chúng. Qua đó nhận thức và trách nhiệm tham gia thực hiện phong trào xây dựng làng
văn hoá ở các cấp các ngành và mọi ngời dân đã đợc nâng lên, phát huy đợc những kinh nghiệm, những cách làm hay để thực hiện có hiệu quả phong trào.