Hớng khai thác, sử dụng di tích.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá đền đinh bạt tuỵ (xã hưng trung huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an) (Trang 57 - 61)

Chơng 2: Đền Đinh Bạt Tụy một công trình kiến trúc độc đáo

3.5.3.Hớng khai thác, sử dụng di tích.

Thông thờng muốn phát huy tốt tính ích dụng của di tích cần phải nắm vững lợng thông tin và nội dung phản ánh của di tích. Đối với di tích đền thờ Đinh Bạt Tụy ở xã Hng Trung phơng án phát huy tốt nhất là nên kết hợp với dòng họ.

Hiện tại, các ngày lễ cổ truyền liên quan đến di tích đền Đinh Bạt Tụy cha đợc tổ chức một cách quy mô và thờng xuyên. Bởi vậy,việc tổ chức các ngày lễ hội cổ truyền của di tích là điều hết sức cần thiết. Do đó, cần phải tiến hành các ngày lễ có quy mô và thờng xuyên hơn. Bên cạnh đó, việc tổ chức lễ hội cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và có định hớng của Sở văn hoá thông tin hoặc Phòng văn hoá thông tin huyện. Nội dung của việc tổ chức lễ hội phải ngắn gọn, súc tích và có ý nghĩa giáo dục lớn, tránh tình trạng lãng phí và mê tín dị đoan ở di tích. Thông qua các ngày lễ, Sở văn hoá thông tin, Bảo tàng tổng hợp, UBND huyện, UBND xã nên phối hợp tổ chức thành lễ hội. Cần phải mở rộng sự hiểu biết về nhân vật đợc thờ tại di tích trong quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, kêu gọi nhân dân và con cháu với tấm lòng hảo tâm đóng góp gây quỹ “công đức” để bảo vệ và tu sửa di tích. Đây là hình thức tốt nhất, phù hợp với tình hình thực tế của địa phơng. Đồng thời, đó còn là điều kiện để cho nhân dân làm chủ di sản văn hóa và đáp ứng đợc quyền tự do tín ngỡng của mình.

KếT LUậN

Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất: Đinh Bạt Tụy là một con ngời trung nghĩa. ý chí, tài năng và đức hạnh chính là ba yếu tố đã tạo nên những thành quả rực rỡ cho ngời học trò nghèo năm xa.

Nơi ông, ta học hỏi đợc rất nhiều điều, đó là sự nỗ lực vơn lên trong mọi hoàn cảnh, đó là sự hy sinh cao độ về những quyền lợi của bản thân. Mặc dù làm đến chức Binh bộ Thợng th, nhng Đinh Bạt Tụy đã hy sinh mọi bổng lộc và quyền lợi trong triều để cùng với binh lính xông pha trận mạc phò vua, giúp nớc đem lại cuộc thái bình cho nhân dân.

Ta còn bắt gặp nơi ông tấm lòng trung hậu đối với ngời đời. Là một quan lớn trong triều, nhng ông luôn cảm thông và chia sẻ với nỗi vất vả của quân sỹ. Bên cạnh đó, ông còn quan tâm đến kế sách an dân, chiêu dân lập làng, khai chợ sửa chùa mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân. …

Cuộc đời và sự nghiệp của ông xứng đáng đợc lịch sử dân tộc ghi nhận. Đấy chính là tấm gơng sáng cho lớp lớp thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và mai sau.

Thứ hai : Đền thờ Đinh Bạt Tụy là một công trình kiến trúc tuy không đồ sộ, quy mô không lớn, nhng lại có nét độc đáo riêng của nó. Nét độc đáo ở đây chính là nghệ thuật điêu khắc, trang trí cũng nh các hình tợng của các con vật đợc sử dụng ở chốn đền chùa, miếu mạo nh chúng ta đã nghiên cứu trong các phần trớc. Hiện tại ở di tích này, các hiện vật, đồ thờ cúng và những tài liệu liên quan đến nhân vật đợc thờ tự gần nh còn nguyên vẹn. Đấy chính là nguồn tài liệu vô cùng quý giá bổ sung cho nguồn tài liệu thông sử hiện còn thiếu về con ngời này.

Mặt khác, đây là một công trình chứa đựng giá trị nghệ thuật cao. Vì thế, cần phải có những phơng án khai thác và sử dụng hợp lý để làm cho tính ích dụng của nó đợc phát huy hơn nữa.

Đền, chùa, miếu là nơi hội tụ của nhiều luồng văn hóa, là sự gặp gỡ… của niềm tin và sự sùng kính, tuy nhiên cũng không ít kẻ đã lợi dụng chốn linh thiêng này để làm những việc bất chính nhằm chuộc lợi cho bản thân. Chính vì thế, chính quyền các cấp cần phải phối hợp với địa phơng và dòng họ để giáo dục, tuyên truyền sự hiểu biết rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Chúng ta không vì một lợi ích nhỏ trớc mắt mà đánh mất đi sự tôn nghiêm vốn có của nơi thanh tịnh.

Đền thờ Đinh Bạt Tụy đã trải qua hàng trăm năm xây dựng, vì thế một số hạng mục của ngôi đền này đang cần đợc sửa chữa kịp thời để tránh mất đi tính nguyên bản của nó.

Điều khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ sau khi nghiên cứu về đề tài này, đó là vấn đề lễ hội. Thông thờng, mỗi ngôi đền đều gắn với một ngày lễ trọng đại của nó, đó có thể là ngày giỗ hoặc ngày lễ mừng công của chính nhân vật đợc thờ tại ngôi đền đó. Nhng với đền thờ Đinh Bạt Tụy thì các ngày lễ đó không đợc tổ chức thờng xuyên và quy mô của nó cũng không lớn. Việc các ngày lễ cổ truyền không đợc tổ chức thờng xuyên có thể vì nhiều lý do khác nhau. Nhng theo chúng tôi, với một ngôi đền có bề dày lịch sử, lại gắn với một danh tớng có tên tuổi, có nhiều đóng góp cho nớc nhà. Hơn nữa, chính bản thân ngôi đền cũng mang giá trị nghệ thuật cao thì không có lý do gì mà ngày lễ mừng công (17/4 âm lịch) lại không đợc tổ chức một cách trọng thể và có quy mô.

Hiện nay, Đảng và Nhà nớc ta đang rất quan tâm tới việc bảo vệ, tôn tạo lại các di tích lịch sử - văn hóa và phục hồi các lễ hội truyền thống thì chắc chắn trong một tơng lai không xa các di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có đền Đinh Bạt Tụy sẽ càng đóng vai trò quan trọng và có giá trị hơn nữa trong đời sống tâm linh cũng nh đời sống xã hội. Nó sẽ góp phần to lớn vào việc ổn định cũng nh phát triển đất nớcvề mọi mặt.

Thông qua đề tài này, chúng tôi tin chắc rằng trong một tơng lai không xa, ngày lễ mừng công của danh nhân Đinh Bạt Tụy sẽ trở thành một ngày hội lớn không chỉ riêng của nhân dân trong xã mà còn phổ biến rộng ra trong huyện và xa hơn nữa là trong cả nớc Việt Nam yêu quý của chúng ta.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá đền đinh bạt tuỵ (xã hưng trung huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an) (Trang 57 - 61)