Các hiện vật trong di tích.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá đền đinh bạt tuỵ (xã hưng trung huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an) (Trang 44 - 46)

Chơng 2: Đền Đinh Bạt Tụy một công trình kiến trúc độc đáo

2.4.Các hiện vật trong di tích.

2.4.1. Bia đá.

Theo nh nội dung của văn bia cho biết thì bia đợc làm vào ngày tốt mùa thu năm Mậu Thìn dới triều vua Bảo Đại.

Ngày nay, bia đợc đặt trong nhà bia và còn nguyên vẹn, chữ vẫn còn đọc đợc. Cả 2 mặt trớc và sau của bia đều đợc khắc chữ. Bia có kích thớc về tổng chiều cao là: 1,50m. Trong đó, bệ có kích thớc: cao 0,30m, dài 0,50m và rộng: 0,46m. Thân bia có chiều cao: 0,90m và dày 1,19m. Phần trán bia có chiều cao là 0,30m.

Nghệ thuật trang trí và tạo dáng ở đây khác với hệ thống bia tiến sỹ ở Hà Nội. Bia ở di tích đền thờ Đinh Bạt Tụy không có rùa đội đầu. Phần trán bia vẫn đợc trang trí theo mô típ của đề tài truyền thống nh “lỡng long chầu nguyệt”. Hình ảnh những con rồng ở đây đợc tạo hình trông rất mập mạp và khoẻ mạnh. Rồng đợc các nghệ nhân chú ý tạo dáng một cách rõ nét và tơng đối hiện thực. Mặt sau của trán bia đợc chạm hình tợng mặt hổ phù. Còn phần thân bia cả hai mặt trớc và sau đợc khắc bài văn nói về ruộng đất và các phần mộ của dòng tộc. Bài văn bia ca ngợi tài đức của Binh bộ Thợng th - tiến sỹ Đinh Bạt Tụy.

2.4.2. Kiệu rồng.

Kiệu rồng đợc làm bằng chất liệu gỗ và đợc sơn son thiếp vàng. Kiệu đợc bài trí ở gian chính của toà Trung điện. Kiệu rồng là một tác phẩm phẩm nghệ thuật có giá trị cao về điêu khắc trên gỗ. Tổng chiều dài của kiệu có kích thớc là 3,40m. Trong đó, đầu dài 1m, thân 1,40m và đuôi dài 1m. Chiều rộng của kiệu là1m. Kiệu đợc cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: Thân kiệu và bánh kiệu.

Thân kiệu: Thân kiệu đợc tạo dáng thành hình tợng 2 con rồng. Hai con rồng có đầy đủ các bộ phận nh: đầu, thân và đuôi. Các bộ phận trên đợc chạm trổ một cách rất công phu.

Đầu và cổ rồng đợc tạo dáng trong t thế đang ngẩng cao hớng về phía trớc. Mũi rồng nở to, miệng há rộng. Phía sau gáy rồng đợc đắp 4 dải lông theo kiểu cờ đuôi nheo và uốn cong. Phía dới cằm rồng đợc đắp hai dải râu dài uốn cong tới tận cổ rồng.

Thân rồng: Thân rồng là điểm chính giữa của thân kiệu và cũng là điểm đặt bánh kiệu.

Đuôi rồng: Đuôi rồng cũng là bộ phận đợc các nghệ nhân chú ý thể hiện các đờng nét khắc chìm, nổi và tạo dáng uốn cong. Nối liền 2 thân rồng lại với nhau bằng hệ thống xà ngang dài 1m. Nhìn vào đây ta thấy hai thân kiệu đợc tạo dáng thành hai con rồng đang trong t thế sóng đôi. Chính vì vậy, mà ngời xa còn gọi là kiệu “Long hành”.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá đền đinh bạt tuỵ (xã hưng trung huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an) (Trang 44 - 46)