Mặt tiền chính điện.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá đền đinh bạt tuỵ (xã hưng trung huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an) (Trang 38 - 39)

Chơng 2: Đền Đinh Bạt Tụy một công trình kiến trúc độc đáo

2.3.1. Mặt tiền chính điện.

Cùng với kết cấu kiến trúc nh đã trình bày ở trên, mặt tiền Chính điện của di tích đợc trang trí một cách khá độc đáo. Nhìn từ ngoài vào, ta thấy phía trớc khu chính điện hết sức uy nghi bởi hệ thống cửa vòm cuốn đợc xây cao vợt mái nhà Hạ điện. Đây là mặt tiền sảnh của di tích nên các nghệ nhân đã tập trung trang trí nhiều hình tợng nghệ thuật nh hoa, lá và các con vật trong bộ “tứ linh

tứ quý

“ ”.

Với cách thức xây dựng nh vậy, đã tạo cho mặt tiền sự bề thế và chắc chắn. Đồng thời, bề mặt của các cột trụ đợc vận dụng để đề câu đối. Nhìn từ ngoài vào ta thấy có các cặp câu đối nh sau:

Cặp thứ nhất:

Thiên sứ trung hng phù vơng vị Địa lu chính khí lẫm thần uy.

(Nghĩa là: Trời khiển (tớng) trung hng giúp ngôi vua Đất lu chính khí lẫm liệt thần uy)

Cặp thứ hai:

Nhân tụ vật phụ địa hữu phần Hoạn hạn tại trừ dân giai tử

(Tạm dịch: Nơi đây ngời đông đúc, sản vật dồi dào là đất có thần. Hoạn nạn đợc hạn chế, tai nạn đợc giải trừ, mọi ngời dân đều là con của thần).

Phía trên đỉnh đầu hệ thống cột trụ đợc thiết kế các bệ vuông thớt đáy cao hơn so với tàu mái Hạ điện là 2,50m. Giữa các bệ vuông này đợc nối liền nhau bởi hệ thống mảng tờng đợc cách điệu thành hình ảnh các con vật và hoa lá. Hai cột trụ phía ngoài của hai cửa vòm cuốn cuối cùng đợc trang trí bằng hệ thống lá lật cách điệu. Tiếp đó là mảng tờng nối liền vào 2 cột phía trong. Mảng tờng này đợc cách điệu thành hình tợng 2 con cá chép. Bộ phận đuôi cá đợc đấu vào

bệ vuông thớt đáy của hai cột trụ bên ngoài. Còn phần đầu lại bám vào bệ vuông của cột trụ phía trong. Hình tợng 2 con cá chép đợc tạo dáng đang trong t thế uốn mình, miệng cá mở rộng trông rất sinh động.

Tiếp đến là 2 cột trụ phía trớc của 2 cửa cuối và cửa thứ nhất. Phía trên bề mặt bệ vuông thớt đáy của hai cột trụ này đợc đắp hình tợng 2 con nghê. Nghê đợc tạo dáng trong t thế đứng chùn chân và đang hớng về phía trớc. Đầu nghê ngẩng cao, mắt lồi, còn đuôi thì uốn vắt lên phía trên lng. Toàn bộ thân nghê đ- ợc gắn các miếng sứ nhỏ có màu xanh lam. Với cách trang trí này, các nhà điêu khắc muốn tạo nên sự sinh động cho những ánh mắt khi nhìn vào đó.

Nối liền 2 cột trụ này với 2 cột trụ phía trong cửa chính cũng bởi 2 mảng t- ờng 2 bên. Hai mảng tờng này đợc cách điệu và tạo dáng thành 2 mảng hoa dây xoắn vào nhau. Điểm chính giữa nơi tiếp giáp của 2 mảng hoa dây đợc ngăn cách bởi một bức cuốn th. Bức cuốn th này đợc đắp bằng vôi vữa, mặt trớc có đề 3 chữ: Khoa trạng nguyên.

Hai bên mảng tờng của hệ thống cửa vòm cuốn đợc vẽ các dây hoá lá. Vì vậy, đã làm cho các mảng tờng tránh đợc sự trống trải và đơn điệu, đồng thời làm tăng thêm vẻ đẹp cho di tích.

Nhìn vào cách trang trí bức tiền sảnh ta thấy đợc sự hài hoà giữa bố cục hình khối kiến trúc và các hình tợng nghệ thuật. Với cách thức trang trí hài hoà nh vậy vừa mang giá trị lịch sử, lại vừa mang giá trị thẩm mỹ cao không chỉ riêng cho phía trớc mà còn tôn thêm vẻ đẹp hài hoà thống nhất cho các bộ phận kiến trúc liên quan của di tích.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá đền đinh bạt tuỵ (xã hưng trung huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w