Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở yên thành dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 71 - 73)

Dân tộc Việt Nam tự hào vì có lịch sử và nền văn hoá lâu đời. Ngay từ nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta là nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc,

phát triển ở nền văn minh Đại Việt đã kiện toàn và định hình những giá trị văn hoá truyền thống, để lại cho con cháu đời sau những giá trị tốt đẹp. Cũng nh bao vùng quê khác ở xứ Nghệ, Yên Thành đã tiếp thu và lu giữ những giá trị văn hoá, những truyền thống tốt đẹp của cha ông, trong đó nổi bật hơn cả là truyền thống hiếu học và truyền thống yêu nớc. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến truyền thống hiếu học của Yên Thành .

Thứ nhất là khái quát về huyện Yên Thành, trong đó đề cập đến vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và lịch sử văn hoá truyền thống của Yên Thành. Từ đó hình thành nên những bản sắc riêng biệt, tạo nên tính cách, tâm hồn riêng của ngời dân nơi đây. Đó là cơ sở, nền tảng cho truyền thống hiếu học ở Yên Thành ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần to lớn nâng cao cuộc sống của ngời dân, thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Thứ hai là đề tài đi sâu nghiên cứu chế độ giáo dục khoa cử Nho học ở Yên Thành từ khi Nho học đợc xác lập lần đầu tiên trên đất nớc ta (dới thời Lý) đến khi Nho học chấm dứt, nhờng chỗ cho Tây học vào đầu thế kỷ XX. Trong phần này, chúng tôi chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ thứ nhất từ thời Lý đến hết thời Hậu Lê, thời kỳ thứ hai là dới triều Nguyễn (1802 -1919). Cách phân chia nh vậy là phù hợp với tiến trình lịch sử của chế độ giáo dục khoa cử Nho học cả nớc nói chung, Nghệ An nói riêng .

Trong mỗi thời kỳ, chúng tôi cố gắng tái hiện bức tranh Giáo dục khoa cử Nho học Yên Thành trên các mặt : tình hình trờng lớp, thầy trò, thành tựu khoa bảng, các danh sĩ tiêu biểu, những đặc điểm và cống hiến của kẻ sĩ Yên Thành …

4.Phơng pháp nghiên cứu .

Trên cơ sở các nguồn t liệu cụ thể, tác giả sử dụng phơng pháp chuyên ngành nh đọc tài liệu, su tầm, thống kê, tổng hợp và xử lý tài liệu lịch sử thành hệ thống. Từ đó, đánh giá một cách khách quan về chế độ khoa cử

Yên Thành từ 1075 -1919, khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng nh nó tồn tại.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử nho học ở yên thành dưới thời phong kiến (1075 1919) (Trang 71 - 73)