tình và bút pháp nghệ thuật đặc sắc.
3.3.1. Có thể nói: Tinh hoa tinh huyết Vũ Bằng đợc kết trầm trong đôi cuốn sách hoa Thơng nhớ mời hai và Miếng ngon Hà Nội, cả hai đều thuộc về thể hồi kí.
Mang một hành trình văn hoá Hà Nội và miền Bắc với tất cả tính chất thâm hậu, tinh tế vốn có vào sinh sống giữa Sài Gòn – miền Nam đầy nắng và đang thời kì lên ngôi của văn minh văn hoá Mĩ. Vì vậy cá nhân Vũ Bằng đi tìm cho mình một lối thoát hiêu quả nhất là hớng lòng mình về quá khứ. Dù rằng “cái đã đi qua là cái đã mất” và “cái buồn, cái chán cứ nh thế mà kéo lê thê ra mãi”. Sẽ là rất thiếu nếu nh không nói đến nghệ thuật viết hồi kí của Vũ Bằng vì chính con ngời xa xứ luôn hoài mộng về quá khứ kia đã là điều kiện xúc tác để cho thể loại hồi kí trữ tình ra đời. Thể hồi kí có thể chia làm hai dạng: dạng nghiêng về tái sự kiện và dạng nghiêng về miêu tả nội tâm. Dạng thứ nhất chiếm đa số nên khi nói đến hồi kí, ng- ời ta thờng đồng nhất với dạng này. Dạng thứ hai ít gặp hơn, chủ yếu thể hiện tâm trạng của tác giả; sự hoài niệm, tiếc nuối những gì đã qua. Thơng nhớ mời hai và
Miếng ngon Hà Nội có sự tái hiện sự kiện nhng quan trọng hơn là để bộc lộ nỗi nhớ, niềm đau khi xa quê. Theo cách phân chia nh trên, nó thuộc dạng thứ hai của thể hồi kí. Văn Giá đã gọi dạng hồi kí này là hồi kí trữ tình.
Khi Vũ Bằng sử dụng thể loại hồi kí thì đơng nhiên sẽ xuất hiện sự song hành thời gian quá khứ – hiện tại cùng với sự so sánh hai miền Nam – Bắc, bất kể đó là khi ông bắt gặp một cái gì ở đây: Gặp cái nắng chói chang ở Sài Gòn lại nhớ đến những cơn ma ngâu tháng bảy của miền Bắc; ăn một tô hủ tiếu lại nhớ đến phở Bắc “chính cống” ăn vào một buổi sáng rét căm căm; gặp một ngày bão rớt thì lòng lại buồn rời rợi, nhớ đến thu sơ với gió may, hoa vàng; nhìn những đêm trăng ở thành phố sầm uất bị những ngôi nhà cao ốc chọc trời che khuất lại nhớ đến những con đ- ờng ẩm ớt, nhớ ma phùn rét căm căm, hai vợ chồng lên Đông Hng Viên, ăn một bát “tam xà đại hội” khói bốc lên nghi ngút. Đây chính là nhịp điệu của kết cấu tác phẩm và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
3.3.2. Nếu nh Tô Hoài với Cát bụi chân ai và Chiều chiều mang giọng kể, mang tính chất văn xuôi, tiểu thuyết hoá hồi kí, thì Vũ Bằng lai mang giọng cảm trữ tình, mang tính thơ, thơ hoá hồi kí. Cả hai ông đã có những đóng góp khác nhau vào thể loại hồi kí.
Ngôn từ cũng là một biện pháp nghệ thuật mà Vũ Bằng sử dụng thật đắc địa vào trong tác phẩm. Rất giản dị và mang tính địa phơng cao, chủ yếu đó là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Từ tên gọi các sản vật: cá mè, rau rút, cá rô don, cà cuống, ... đến tên gọi các làng, các thú chơi tao nhã: tung còn, hát đúm, đấu vật ... đều là những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Lời văn đôi lúc thật hóm hỉnh, đôi khi lại gợi buồn da diết, lúc cao trào lại nhảy nhót, tinh ranh.
Đọc văn hồi kí Vũ Bằng, ta bắt gặp khá nhiều những câu ca dao, huyền thoại, điể tích - điển cố, thơ ca đời xa, đời nay... ông đa các thi liệu văn liệu đó vào các trang viết của mình không phải là để khoe chữ mà là cái vốn liếng văn hoá đã trở thành máu thịt trong tâm hồn ngời nghệ sĩ cứ thế tự nhiên trào ra đầu ngọn bút, chan hoà trong vòm trời thơng nhớ.
Đợc viết bằng thể loại hồi kí, mỗi trang văn trong tác phẩm của ông là cảnh sắc miền Bắc hiện lên đẹp mợt mà, đằm thắm. Đặc biệt Vũ Bằng rất lu ý đến việc so sánh một cảnh sắc hay một món ăn Hà Nội với cái đẹp của một ngời con gái nh: “Bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân”, bánh cuốn “thoang thoảng nh da thịt một ngời đàn bà đẹp vừa gội đầu bằng nớc nấu lá mùi”, bánh đúc “trông nh da thịt mát rợi của đàn bà đẹp vừa mới tắm”, cốm Vòng “nổi hẳn màu lên và duyên dáng nh cô gái dậy thì bỗng tự nhiên đẹp trội lên trong một buổi sáng mùa xuân tơi tốt”... Không viết về một nhân vật cụ thể nào, nhng những áng văn viết về ẩm thực của Vũ Bằng vẫn đợc “nội tâm hoá”. Có thể nói đây là một mô típ tơng quan giữa ẩm thực và ngời đẹp hầu nh cũng đã chi phối tất cả các cây bút viết về thú ăn chơi của con ngời, và Thạch Lam đã là ngời đầu tiên có công “tạo giòng” văn học, là ngời khởi xớng cho mô típ nghệ thuật này.
Ngoài ra còn có sự tơng quan giữa ẩm thực và hội hoạ. Đây cũng là một trong những đặc điểm nghệ thuật của văn chơng cổ điển. Vũ Bằng tiếp tục khai thác nó nh một sự kế tiếp của văn chơng truyền thống. Điều này thể hiện rất rõ trong các sáng tác của Vũ Bằng. Đọc tác phẩm của ông, chúng ta thấy sự xuất hiện dày đặc
tổng hợp các màu sắc hội hoạ đợc nhà văn sử dụng nh một sự so sánh, miêu tả: “Trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch, sắc trắng của bánh nổi lên một cách hiền lành” (Bánh cuốn); cái đẹp não nùng của cốm Vòng xanh màu lu ly để ở bên cạnh những trái hồng trứng thắm mọng nh son tàu... một thứ xanh ngăn ngắt, một thứ đỏ tai tái, đã nâng đỡ lẫn nhau và tô nên hai màu tơng phản nhng thật “ăn” nhau” (Cốm Vòng); “Màu mắm vàng tơi nổi bật hẳn lên trên màu trắng trong của men bát, màu xanh mát của rau, màu vàng nhạt của gừng và màu xanh thẫm gần ngả đỏ của vỏ quýt” (Rơi)... Sự kết hợp của các những mô típ này làm cho tác phẩm của Vũ Bằng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, xa hơn, nó đợc ông nâng lên thành sự bình tán ý vị khoái khẩu.
Đặc biệt khi viết về món ăn, ông quan tâm nhiều đến những ngôn từ gia vị, “Truyền thống Hà Nội là món ăn bao giờ cũng tinh khiết, thanh đạm, có hơng thơm, có màu sắc, không cần nhiều, nhng chủ yếu là gia vị cần thiết” [13;55]. Quan sát trong tác phẩm của ông, ta nhận thấy rõ gia vị làm tăng độ hấp dẫn thơm ngon, từ màu sắc đẹp mắt đến hơng thơm mời gọi, vị cay chua mặn chát, ngọt bùi, béo ngậy của món ăn. Nó nh bí quyết của ngời phụ nữ không chịu già, qua thời thanh sắc vẫn giữ đợc tình yêu nồng đợm của đức ông chồng thuỷ chung với mình. Ngời Sài Gòn thích ăn giá để sống, món gì cũng thêm vào, ngời Huế lại thích ăn ớt... Ngời Hà Nội có cái khác, tuỳ từng món ăn mà có thứ gia vị này hoặc thứ gia vị kia. Ngời Việt Nam biết cách ăn uống, biết cách chế biến món ăn thế nào cho ngon, chứ không chịu “chém to kho mặn”, không chịu “dùi đục chấm nớc cáy”. Giáo s Trần Văn Khê đã có lí khi cho rằng: “Hầu nh món ăn của ta là đa vị, rất ít món chỉ đơn thuần một vị. Tất cả đều hài hoà, không vị nào lấn át vị nào” [2;17]. Nghệ thuật chế biến là ăn uống nh thế đợc nâng lên một phần lớn là do biết dùng gia vị. Đây cũng là thứ nghệ thuật làm cho món ăn của Hà Nội và của trang văn Vũ Bằng có sức hấp dẫn, có phong thái riêng biệt. Viết về món ăn ấy, viết về thức quà ấy là viết về những điều gan ruột để giải toả nỗi nhớ thơng đối với quê hơng. Ông cảm nhận đợc những miếng ngon ấy “bừng lên trong lòng một nỗi hạnh phúc vì đã ăn vào trong mình một chút gì của đất nớc, một tinh tuý truyền từ năm tháng này sang năm tháng kia” [1;416].
Cơ cầu nhớ dai.
(Phơng ngôn).
Việc phát hiện hình tợng đã khó, miêu tả nó một cách chân thực lại càng khó hơn. ở đây, Vũ Bằng cũng nh nhiều nhà văn hiện đại khác đã vợt lên đợc những quan niệm xa cũ là viết về thiên nhiên chỉ tập trung vào vẻ đẹp, viết về ẩm thực chỉ nhằm để giải toả những bức bách trong lòng mình. Ông mạnh dạn đa vào trang sách của mình những cách cảm nhận mới về chúng. Và có lẽ, vì thế mà ông sử dụng trong hai tác phẩm này có sức thuyết phục càng ngày càng có nhiều ngời ng- ỡng mộ hơn.
Có thể nói, cùng với những nét nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện cảnh sắc và hơng vị Hà Nội của Vũ Bằng thì Thơng nhớ mời hai và Miếng ngon Hà Nội đã thực sự đi vào lòng ngời bằng tính chân thực và sự chân thành của nó. Vũ Bằng đã biết nắm bắt thời trân của quê hơng để đa vào kho tàng ẩm thực đất nớc, thông qua cái tình của ngời con xa quê.
Kết luận
1. Sáng tạo của Vũ Bằng trải dài suốt trên 60 năm và trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Năm 1954 là cái mốc thay đổi chiều hớng và t tởng sáng tác của Vũ Bằng do những biến động lớn của lịch sử đất nớc. Vì vậy, những tác phẩm sau năm 1954 đều mang đầy tâm trạng và nỗi niềm của một ngời con tha hơng.
2. Hà Nội kinh đô, Hà Nội đô thị, Hà Nội thành phố, rất phơng Đông, nó nổi lên trên nền phẳng châu thổ sông Hồng, nh ngọn tháp cao giữa mầu xanh lúa nông nghiệp. Hà Nội cũng là nơi bảo lu nếp ăn uống thanh cảnh, giản dị của ngời đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài hai bữa chính, thì các món quà ngon cũng là điều đặc biệt với bất cứ những ai đến đây. Chính vì Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của cả đất nớc nên đề tài về Hà Nội là phong phú và đa dạng. Nhng những tác phẩm viết hay và đặc sắc về cảnh sắc và văn hoá ẩm thực Hà Nội thì còn khá hạn chế ngoài những tên tuổi quen thuộc nh Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Băng Sơn... Trong số những tên tuổi ấy không thể không nhắc tới Vũ Bằng.
3. Thơng nhớ mời hai thuận theo những tháng trong năm để trình bày cho ngời đọc những món ăn mùa nào thức nấy. Miếng ngon Hà Nội là sự chuẩn bị chu đáo, công phu và 15 món ăn dân tộc mang “quốc hồn, quốc túy”. Đây có thể coi là kết qủa của một quá trình tích luỹ những kinh nghiệm từ dân gian, từ đời sống văn hoá của dân tộc mà nhà văn Vũ Bằng đã đa vào trong những tác phẩm của mình. Thiên nhiên, cảnh vật, con ngời quê hơng hoà vào nhau, tôn lên vẻ đẹp của nhau. Thiên nhiên Hà Nội diễm tình, món ngon Hà Nội là thời trân, điều đó đã tạo cho Hà Nội những nét độc đáo mà không có ai có thể làm đợc nh nhà văn họ Vũ trong hai tác phẩm để đời này.
Trớc đây có nhiều định kiến về tác giả nhng cho đến hôm nay mọi khúc mắc về ông đã đợc giải toả. Ông xứng đáng đợc coi là nhà văn – chiến sĩ của nền văn học cách mạng Việt Nam, là ngời sành ăn trong những ngời sành ăn và là một ngời lu giữ những nét đẹp văn hoá ngàn đời của Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Bằng (2003), Thơng nhớ mời hai, Mê chữ, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ
miền Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Bảy (2000), Quà Hà Nội (tiếp cận từ góc nhìn văn hoá ẩm
thực), Viện Văn Hoá và NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
3. Hạnh Đỗ (2006), Các nhà văn và chuyện ăn, chơi!“ ”, Ngời đẹp Việt Nam,
Xuân Bính Tuất.
4. Văn Giá (2005), Vũ Bằng Ng– ời nghệ sĩ tấu khúc nhạc hồn non n“ ớc”,
trong Đời sống và đời viết, NXB Hội Nhà văn.
5. Tô Hoài (1991),Vũ Bằng Th– ơng nhớ mời hai, Văn học, (1).
6. Tô Hoài (1986), Chuyện cũ Hà Nội, NXB Hà Nội.
7. Tô Hoài (1989), Thú chơi ngời Hà Nội, báo Ngời Hà Nội, (133).
8. Xuân Huy (su tầm và giới thiệu) (2000), Văn hoá ẩm thực và các món ăn
Việt Nam, NXB Trẻ. (Có bài của Ngô Minh (1997), Nhà văn Vũ Bằng với Miếng ngon Hà Nội, Tạp chí Thơng Mại, ( 11,12,13), Xuân Đinh Sửu).
9. Phong Lê (2005), Đi tìm một phẩm chất đặc trng cho ngời Hà Nội, Nhà văn,
(11)
10.Thạch Lam tuyển tập (2004), NXB Văn học, Hà Nội.
11. Vơng Trí Nhàn (1986), Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội,
NXB Hà Nội.
12. Vơng Trí Nhàn (1999), Thơng nhớ mời hai và một cảnh quan văn hoá độc
đáo, trong Cánh bớm và đoá hớng dơng, NXB Hải Phòng.
13. Băng Sơn (1996), Thú ăn chơi ngời Hà Nội, tập 1, NXB Văn hoá - Thông
tin, Hà Nội.
14. Băng Sơn (1997), Thú ăn chơi ngời Hà Nội, tập 2, NXB Văn hoá - Thông
15. Băng Sơn, Nghìn năm Hà Nội, http: // hanoi.vnn.vn/ tanman/ ? topic_str = Bt 202065 1330.
16. Băng Sơn (1997), Cái thú lang thang, NXB Hà Nội.
17. Nguyễn Tuân toàn tập (tập 4) (2000), NXB Văn học, Hà Nội.
18. Nguyễn Tuân (1988),Cảnh sắc và hơng vị đất nớc, NXB Tác phẩm mới Hà
Nội.