Giai đoạn từ sau ngày 1-5 đến cuối tháng 8-1930 1 Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

Một phần của tài liệu Cao trào xô viết nghệ tĩnh 75 năm nhìn lại (1930 2005) (Trang 28 - 36)

2.2.1. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

Từ sau ngày 1-5-1930, phong trào đấu tranh của công nhân tại các nhà máy và của nông dân ở các huyện trong hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh nổ ra rầm rộ. Đây là những ngày phong trào phát triển nhanh chóng, sâu rộng, nhng tơng đối ôn hoà.

Theo thống kê của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ơng năm 1960: - Trong tháng 5 ở Nghệ An có 10 cuộc đấu tranh, trong đó có 5 cuộc của công nhân Vinh - Bến Thuỷ, Hà Tĩnh cha có cuộc nào.

- Tháng 6, Nghệ An có 14 cuộc, trong đó có 6 cuộc của công nhân, Hà Tĩnh có 2 cuộc.

- Tháng 7 Nghệ An có 11 cuộc, trong đó có 5 cuộc của công nhân, Hà Tĩnh có 5 cuộc.

- Tháng 8, Nghệ An có 12 cuộc, trong đó có 8 cuộc của công nhâ, Hà Tĩnh có 3 cuộc.

Ngày 1-5-1930 là cuộc khởi đầu cho cao trào cách mạnh 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh, mở màn cho hàng loạt cuộc đấu tranh sôi nổi của công nông và các tầng lớp nhân dân khác trong tháng 5 và những tháng tiếp theo. Từ tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1930 có những cuộc đấu tranh điển hình của công nhân:

- Ngày 10-5, 500 công nhân nhà máy diêm biểu tình đa yêu sách lên chủ đòi: ngày làm 8 giờ, thực hiện luật bảo hiểm lao động, cải thiện nơi làm việc cho công nhân, phản đối khủng bố, đàn áp dân biểu tình. Chủ nhà máy gọi lính đến giải tán. Công nhân bỏ việc về làng Yên Dũng họp mít tinh phản đối và tuyên bố bãi công.

Hởng ứng cuộc bãi công của công nhân nhà máy diêm, ngày 12-5, 360 công nhân nhà máy ca SIFA, 400 công nhân bốc vác ở cảng Bến Thuỷ đình

công và cùng với nông dân làng Yên Dũng biểu tình phản đối chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, đòi thả những ngời bị bắt, bồi thờng cho gia đình những ngời bị bắn chết trong cuộc biểu tình ở Bến Thuỷ. Tiếp đến là cuộc đình công của 120 công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trờng Thi vào ngày 31-5 đấu tranh đòi những quyền lợi thiết thực.

Đến ngày 27-6-1930, Công hội Vinh lãnh đạo trên 1000 công nhân các nhà máy diêm, nhà máy điện, nhà máy ca và phu kéo xe tay …phối hợp đình công, đòi thực hiện các yêu sách của mình.

Ngày 6-7 công nhân nhà máy diêm đấu tranh lần thứ hai, đa các yêu sách cũ. Bãi công đến ngày thứ 13 buộc chủ phải đối phó bằng cách tuyển mộ ngời mới vào thay thế. Những ngời bãi công phá đờng ray không cho chở thợ mới vào nhà máy, đón đánh bọn ngời phá hoại bãi công. Cuộc đấu tranh này đợc công nhân nhà máy điện, nhà máy ca, anh em kéo xe tay ở Vinh - Bến Thuỷ hởng ứng; có cuộc hởng ứng lớn nh 4000 công nhân khuân vác cảng Bến Thuỷ bãi công, 1200 công nhân nhà máy xe lửa Trờng Thi bãi công.

Giai cấp công nhân Nghệ Tĩnh luôn “đứng đầu dậy trớc”, chính phong trào công nhân ở thành phố đã kích thích mạnh mẽ khí thế đấu tranh của nông dân các xã.

Mở đầu cho phong trào đấu tranh của của nông dân trong tháng 6-1930 là cuộc biểu tình của 3000 nông dân huyện Thanh Chơng. Cuộc biểu tình có sự tham gia đông đảo của phụ nữ, học sinh nhằm đa yêu sách đến huyện đờng phản đối đế quốc Pháp đàn áp cuộc biểu tình ở Bến Thuỷ và Hạnh Lâm, đòi thả những ngời bị bắt và bồi thờng cho các gia đình có ngời bị bắn chết trong các cuộc biểu tình; đòi giảm su, hoãn thuế đến tháng 10; đòi bỏ lệ tuần canh và các thứ thuế khác.

Ngày hôm sau, ngày 2 tháng 6 hơn 2000 nông dân vùng trung du Anh Sơn, cùng học sinh trờng Pháp-Việt tan học và ngời đi chợ nhập vào kéo về phía chợ Lợng, lên phủ. Đại biểu nông dân buộc tri phủ phải coi những yêu sách đệ trình lên là của cả dân cả phủ. Tên tri phủ đành phải phê: “Anh Sơn phủ hạt,

nhân dân khất khiếu su ngân, hạn thập nguyệt tuần giao hoàn sung bổ”. Trong ngày này, 500 nông dân huyện Nghi Lộc đã biểu tình đòi giảm su, hoãn thuế. Tên tri huyện Nghi Lộc buộc phải hứa trớc với quần chúng chuyển yêu sách của họ lên cấp trên.

Trong tháng 6-1930, 500 nông dân vùng đồng bằng Anh Sơn (nay thuộc huyện Đô Lơng) và 200 nông dân phối hợp với công nhân đồn điền Sapanhơ ở Thanh Chơng đã biểu tình đấu tranh đòi thực hiện các yêu sách của công nhân và nông dân.

Ngày 18-6, 600 nông dân huyện Nam Đàn tập trung ở chợ Đồn để mít tinh, biểu tình. Tên tri huyện Lê Khắc Trởng phải nhận bản yêu sách của đoàn biểu tình và hứa bẩm lên thợng cấp.

Đến ngày 24-6, tại Quỳnh Lu diễn ra cuộc biểu tình của 600 nông dân, đa số là dân làm muối. Đoàn biểu tình kéo vào đồn Phủ Đức và đồn Thanh Đàm, đấu tranh đòi bọn Tây Đoan phải giải quyết các yêu sách của dân làm muối. Trớc khí thế đấu tranh quyết liệt của quần chúng dới sự lãnh đạo của Huyện bộ Quỳnh Lu, bọn Tây Đoan buộc phải nhận các yêu sách và hứa sẽ giải quyết. Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức đầu tiên của dân làm muối đối với bọn Tây Đoan đạt kết quả tốt và là cuộc đấu tranh lớn cuối cùng ở Nghệ An trong tháng 6-1930 sau khi diễn ra các cuộc đấu tranh sôi nổi ở các huyện khác.

Ngoài những cuộc đấu tranh trên còn có rất nhiều cuộc đấu tranh nhỏ của nông dân các làng xã thuộc các huyện Thanh Chơng, Anh Sơn, Nam Đàn đòi chia lại ruộng đất công, đòi trả lại tiền thu lạm bổ, tham nhũng của công… Chị em buôn bán nhỏ trong thành phố Vinh cũng đa yêu sách lên công sứ Nghệ An đòi đợc tự do buôn bán và giảm thuế môn bài.

Tại Hà Tĩnh, nhân ngày lễ Kỳ Phúc (12-6 âm lịch) năm 1930, chi bộ Đỉnh Lự (Tân Lộc, Can Lộc) đã lãnh đạo 200 nông dân đấu tranh đòi bọn hào lý trả lại cho dân 32 mẩu ruộng. ở Đông Hoài (Vĩnh Lộc, Can Lộc) nông dân đã bao vây bọn tay sai địa chủ khi chúng đến đòi nợ.

Bất ngờ trớc làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng với những hình thức mới lạ của dân xứ Nghệ, thực dân Pháp buộc phải nới lỏng chính sách cai trị, giải quyết một số yêu sách của công nhân, nông dân, viên chức. Tháng 5 -1930, Khâm sứ Trung Kỳ đã ra lệnh cho các quan lại và lính đồn ở Nghệ Tĩnh không đợc dùng vũ khí bắn giết dân biểu tình, cấm đánh đập thợ thuyền, tăng l- ơng cho thợ, đuổi những tên cai gian ác hay đánh đập thợ, thả những ngời bị bắt trong trong các cuộc biểu tình.

Nhằm chống lại t tởng vội thoả mãn với kết qủa đạt đợc, Xứ uỷ Trung kỳ chủ trơng cổ vũ quần chúng tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn. Báo “Ngời lao khổ” của Xứ uỷ Trung kỳ ngày 13-7-1930 đã kêu gọi: “Rồi đây đế quốc sẽ cải lơng cho anh em ít nhiều quyền lợi, song chỉ là để anh em đừng phản đối nó thôi. Chỉ khi nào anh em đứng dậy làm cách mạng cộng sản đánh đổ đế quốc thì mới hết khổ” [31, 55]

Dới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung kỳ, Đảng bộ Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh mạnh mẽ với quy mô lớn hơn để buộc chính quyền thực dân phong kiến thực hiện những yêu sách mà chúng ký nhận và đòi chúng giải quyết các yêu sách mới.

Nhân ngày Quốc tế đỏ 1-8, các Đảng bộ ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã phát động quần chúng biểu tình. Truyền đơn của Đảng xuất hiện ở nhiều nơi, trong đó có truyền đơn kêu gọi binh lính: “…Anh em binh lính ! Anh em cũng là ngời trong công nông mà ra. Khi có chiến tranh, anh em không những là không giết công nông mà lại liên hiệp với anh em lính bên kia quay súng lại bắn chết tụi đế quốc chủ nghĩa ! Chỉ có đánh đổ hết đế quốc chủ nghĩa thì mới hết nạn đế quốc chiến tranh.

Ngày 1 tháng 8 sắp tới đây là ngày phản đối chiến tranh, anh em công nông sẽ biểu tình đòi quyền lợi. Anh em chớ bắn giết các cuộc đó, anh em phải liên kết với công nông” [31, 56].

Tại huyện Can Lộc, dới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, sáng ngày 1-8 hơn 500 nông dân thuộc hai tổng Phù Lu, Lai Thạch đã tập hợp tại Hạ Vàng và

giơng cao cờ đỏ, biểu ngữ kéo vào huyện đờng đa yêu sách. Đợc bọn tay sai báo tin, viên tri huyện Trần Mạnh Đàn vội vã ra khỏi cổng đờng để “đón tiếp” đoàn biểu tình của dân chúng đang ồ ạt xông tới. Lần đầu tiên một tên đứng đầu bộ máy chính quyền của một huyện phải cúi đầu nhận các yêu sách của nhân dân, hứa gửi lên giải quyết.

Đây đợc coi là cuộc biểu tình đầu tiên của nông dân huyện Can Lộc và cũng là cuộc biểu tình mở đầu cho phong trào đấu tranh của nông dân các phủ huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Thắng lợi của cuộc biểu tình này cùng với thắng lợi của phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ An đã cổ vũ và thúc đẩy nhân dân Hà Tĩnh bớc vào phong trào đấu tranh cách mạng ngày càng hăng hái, quyết liệt.

Trong ngày 1-8-1930, tại Nghi Xuân hàng trăm nông dân tập trung tại Bãi Rộng (Xuân Hoa) mít tinh và tuần hành qua một số làng. Tại huyện Hơng Khê, có đến 500 công nhân đồn điền Bồ Xà (Lộc Yên) biểu tình đấu tranh chống chủ đồn điền, đòi tăng lơng, giảm giờ làm. Cùng ngày, hàng ngàn truyền đơn đợc rải trên dọc đờng số 8 (từ Linh Cảm đến Đò Trai, Đức Thọ), Đồng Tuần (Kỳ Anh). Cờ đỏ đợc treo lên nhiều nơi nh Đông Thái (Đức Thọ), huyện lỵ Kỳ Anh… Các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Hà Tĩnh, đặc biệt là của nhân dân Can Lộc trong ngày 1-8-1930 là “cuộc vùng dậy đầu tiên của quần chúng có sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của các cấp bộ Đảng đánh thẳng vào bộ máy chính quyền địch ở một huyện, dành đợc thắng lợi” [24, 191].

Về quy mô của các cuộc đấu tranh : các cuộc đấu tranh diễn ra ngày 1-8- 1930 không chỉ diễn ra trên địa bàn một huyện mà trong nhiều huyện, có nhiều lực lợng tham gia, đặt dới sự chỉ đạo phối hợp của các cấp uỷ Đảng. Quy mô biểu tình không còn ở phạm vi làng hay tổng nh trớc mà là cấp huyện. Về tính chất: đây là cuộc đấu tranh chính trị, bởi mục tiêu của cuộc đấu tranh là “phản đối chiến tranh, ủng hộ Xô- Nga, đánh đổ đế quốc Pháp và Nam Triều quan lại cờng hào phản cách mạng, lập chính phủ công - nông - binh”. Chính nội dung mục tiêu đấu tranh này đã phản ánh tính chất của cuộc đấu tranh là một bớc

phát triển so với trớc. Tuy là cuộc đấu tranh chính trị, có những mục tiêu rõ ràng, cuộc đấu tranh ngày 1-8-1930 ở Hà Tĩnh còn là cuộc đấu tranh đòi lại những quyền lợi kinh tế. Đó là bản yêu sách 10 điều, bản nguyện vọng 9 điều mà đoàn biểu tình nông dân huyện Can Lộc đã trao tận tay cho tri huyện. Sự kết hợp mục tiêu kinh tế nh trên phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân nên huy động đợc lực lợng đông đảo tham gia. Đây là sự kiện quan trọng trong cao trào cách mạng 1930- 1931 ở Hà Tĩnh, “có ý nghĩa mở đầu cho phong trào và cổ vũ động viên tinh thần của các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh để chuẩn bị cho cao trào cách mạng thời gian tới” [15, 85].

Tại Nghệ An, trong ngày 1- 8 lịch sử đó, tất cả các nhà máy ở Vinh - Bến Thuỷ đều rải truyền đơn kêu gọi chiến tranh đế quốc. Công nhân nhà máy ca và nhà máy diêm đã tổ chức mít tinh phản đối chiến tranh đế quốc, kêu gọi công nhân xiết chặt hàng ngũ, phối hợp với nông dân và binh lính đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và phong kiến Nam Triều.

Kết quả cuộc đấu tranh ở Nghệ Tĩnh đã cho thấy, trong thời gian từ 1-5- 1930 đến cuối tháng 8-1930 phong trào đấu tranh ở Nghệ Tĩnh phát triển mạnh nhất so với 3 tháng trớc và đều khắp ở cả thành thị và nông thôn. Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông đã đẩy thực dân Pháp cùng quan lại phong kiến Nam triều vào tình thế bị động, lúng túng.

2.2.2. Đặc điểm

Từ sau ngày 1-5 đến cuối tháng 8-1930, nhìn chung phong trào trong thời kỳ này ta thấy nổi bật lên tính chính trị của các cuộc đấu tranh. Ngay từ các cuộc biểu tình trong ngày 1-5-1930 đã mang tính chất chính trị rõ rệt và càng về sau, tính chất chính trị của phong trào lại càng đậm nét, thể hiện trong các khẩu hiệu, yêu sách của các cuộc biểu tình. Nh những khẩu hiệu phản đối vụ bắt giết ở Bến Thuỷ và Hạnh Lâm; đòi bồi thờng cho những gia đình có ngời bị giết; thả những ngời bị bắt; phản đối chiến tranh đế quốc; ủng hộ Xô Nga… Những khẩu hiệu này trở thành những khẩu hiệu chính trong các cuộc biểu tình. Ưu điểm nổi bật của phong trào cách mạng giai đoạn này đã đề ra đợc mục tiêu đấu tranh

cụ thể thông qua các khẩu hiệu sát hợp, đáp ứng đợc yêu cầu thiết thực của mỗi tầng lớp nhân dân; hình thức và phơng pháp đấu tranh linh hoạt, có tổ chức chặt chẽ.

Một đặc điểm nữa của đợt đấu tranh này là phong trào công nhân sau ngày 1-5-1930 trở nên sâu rộng hơn, kịch liệt hơn và liên kết với phong trào nông dân ngày càng mật thiết. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy diêm kéo dài tới 40 ngày, đợc ủng hộ rộng rãi của cả nhân dân trong thành phố Vinh và nông dân các huyện. Trong khi bãi công, hàng trăm công nhân trở về làng ở ngoại thành cùng tham gia các cuộc đấu tranh của nông dân. Tính chất điển hình của phong trào là có sự liên kết chặt chẽ, nhịp nhàng giữa phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân, tạo nên sự tác động tơng hỗ, thúc đẩy lẫn nhau, khéo kết hợp khẩu hiệu đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, nâng cao dần ý thức giác ngộ cách mạng của quần chúng, chuẩn bị cho phong trào phát triển lên đỉnh cao, từ những cuộc đấu tranh riêng lẻ tiến lên những cuộc đấu tranh có quy mô lớn tạo thành cao trào cách mạng tấn công vào bọn thực dân, phong kiến từ tỉnh đến huyện, xã. Khí thế đấu tranh của công nhân, nông dân đã tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân tạo thành phong trào chống đế quốc và tay sai, đẩy bọn cầm quyền vào thế lúng túng, bị động. Đây là bớc phát triển mới cả về tính chất và phơng pháp đấu tranh của phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh do các Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở hai tỉnh tổ chức và lãnh đạo.

Trớc khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thực dân Pháp và quan lại Nam triều buộc phải bớc đầu nhợng bộ:

Ngày 30 –6 –1930 Toà án Vinh phải thả 40 ngời bị bắt

Giữa tháng 7, chính phủ Nam triều hứa hẹn sẽ bỏ thuế vãng lai, bỏ lễ tuần canh, cấm đánh đập thợ thuyền, tăng lơng cho công nhân, tha nhiều ngời bị bắt trong các cuộc biểu tình.

Trong Báo cáo của Saten gửi chính phủ Pháp ngày 5 – 7- 1930 cũng thể hiện sự lúng túng của bọn thống trị: “Lâu nay chúng ta mới chỉ thấy những ph- ơng pháp hoạt động của các đảng cách mạng cũ. Lần này các quan lại hình nh dung túng, bối rối về sự tổ chức hoàn hảo của cộng sản theo kiểu châu Âu… Hoàn cảnh này đặt chúng ta vào tình trạng đôi đờng khó xử, bị cô lập, hoặc là có thể tỏ thái độ khoan hồng thì bị d luận cho chúng ta là bất lực, yếu đuối” [35,

Một phần của tài liệu Cao trào xô viết nghệ tĩnh 75 năm nhìn lại (1930 2005) (Trang 28 - 36)

w