Giai đoạn đỉnh cao

Một phần của tài liệu Cao trào xô viết nghệ tĩnh 75 năm nhìn lại (1930 2005) (Trang 36 - 49)

2.3.1.Các cuộc đấu tranh dẫn tới sự hình thành chính quyền Xô viết

Với việc dùng chính sách hoà hoãn nhằm xoa dịu quần chúng nhng không đạt kết quả, từ tháng 7-1930, chính quyền thực dân- phong kiến tăng cờng chuẩn bị mọi mặt để đàn áp cách mạng. Chúng tiến hành thay thế những tên quan lại mà chúng cho là “bất lực, yếu đuối”. Tri huyện Thanh Chơng Lê Thanh Kỷ bị cách chức, thay thế vào đó là Phan Sỹ Bằng, nguyên là kiểm giáo Hán tự ở triều đình Huế. ở huyện Hơng Sơn, Tri huyện Đặng Văn Oánh bị cách chức thay bằng Thái Văn Chính. Nguyễn Chấn cựu Đốc học về làm Tri huyện Nam Đàn,… Việc làm này của thực dân Pháp và Nam triều phong kiến nhằm thực hiện thủ đoạn dùng “quan nhà trị dân nhà”. Còn ở cấp tỉnh, Phạm Bá Phổ nguyên Tham tri Bộ Lại đợc điều ra làm Tổng đốc Nghệ An, thay Hồ Đắc Khải. Cùng với việc thay thế đội ngũ quan lại, thực dân Pháp cũng chuẩn bị cho việc trấn áp. Ngày 2-8-1930, những toán lính lê dơng đợc điều về thành phố Vinh. Trong cuộc biểu tình ở Anh Sơn (7 - 8), chúng dùng máy bay ném bom xuống làm 2 ngời chết. ở các huyện của Nghệ Tĩnh chúng bắt đầu đặt nhiều trạm gác của tuần phu để canh chừng cách mạng. Nhân viên mật thám đợc rải khắp các vùng có phong trào.

Về phía nhân dân, qua những cuộc đấu tranh sôi nổi và thu đợc thắng lợi bớc đầu, khí thế đấu tranh ngày càng kịch liệt. Đặc biệt, dới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Trung kỳ, Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh nên từ cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1930, phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh đã phát triển lên đến đỉnh cao với các cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt.

Mở đầu đợt đấu tranh này, ngày 30-8-1930, Huyện uỷ Nam Đàn vận động 3000 nông dân mang giáo mác và gậy tuần hành qua các làng xã vạch tội ác và

trừng trị bọn tay sai của thực dân Pháp, rồi kéo về huyện lỵ Nam Đàn. Dọc đ- ờng, đoàn biểu tình cảnh cáo bọn hào lý phản động, đốt điếm canh của tuần phu. Khi đoàn biểu tình đến huyện đờng Nam Đàn, tên tri huyện sai lính đóng chặt cửa và canh gác cẩn mật. Quần chúng phá cửa xông thẳng vào nơi làm việc của tên tri huyện, phá nhà lao giải thoát cho những ngời đang bị giam giữ, tiêu huỷ giấy tờ, sổ sách trong huyện đờng và bắt tri huyện ký tên và đóng dấu vào lá cờ ghi các yêu sách của nhân dân. Viên tri huyện và các viên chức run sợ, ngoan ngoãn ký nhận yêu sách trong đó có lời cam đoa: “Nam Đàn Tri huyện huyện quan tự t dĩ hậu bất đắc nhũng nhiễu nhân dân” (Tri huyên Nam Đàn từ nay về sau không nhũng nhiễu nhân dân).

Đạt đợc yêu cầu định trớc, đoàn biểu tình phân tán về từng tổng đốt phá các điểm canh, trấn áp bọn tổng lý gian ác, có nợ máu với dân. Các hơng lý, chánh phó tổng run sợ, bộ máy cai trị sớm bị tê liệt ở nhiều xã thuộc Nam Đàn. Tin thắng lợi của cuộc đấu tranh ở huyện Nam Đàn lan nhanh ra các nơi càng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các phủ huyện Hng Nguyên, Thanh Chơng, Đô Lơng.

Ngày 31-8-1930, phát huy thắng lợi của nông dân Nam Đàn, huyện Thanh Chơng đã phân công cán bộ đảng viên về các làng tổ chức mít tinh. Các đội tự vệ đỏ đợc phân công vào các làng bắt giữ bọn hào lý, canh gác các ngả đ- ờng để cắt liên lạc của địch giữa làng này với làng kia, giữa các làng xã với huyện đờng Thanh Chơng và đồn lính khố xanh Thanh Quả; giữa huyện Thanh Chơng với các cơ quan cai trị của đế quốc Pháp và phong kiến Nam triều ở thành phố Vinh. Họ phá phà Rộ, bến phà nối liền huyện đờng Thanh Chơng với vùng dân c hữu ngạn sông Lam và phà Rào Giang, cắt đứt liên lạc của địch từ Vinh lên. Tự vệ tổng Đại Đồng phá cầu Chợ Rụt để chặn địch từ Đô Lơng kéo lên. Tự vệ tổng Võ Liệt bắt giữ 11 tên tổng lý và những tên tình nghi làm mật thám…

Sáng ngày 1-9, tại Thanh Chơng đã diễn ra cuộc biểu tình khổng lồ. Dới sự lãnh đạo của các chi bộ, hơn 2 vạn nông dân có vũ trang tự vệ, dơng cao cờ

đỏ búa liềm và biểu ngữ kéo lên huyện đờng đòi tri huyện giải quyết các yêu sách. Báo “Ngời lao khổ” số đặc biệt ra ngày 6-9-1930 đã tờng thuật tỷ mỉ cuộc biểu tình này “Toàn huyện Thanh Chơng nổi dậy đấu tranh. Cuộc biểu tình 20.000 ngời… Sớm ngày 1-9, nông dân các xã tụ họp diễn thuyết rồi giăng cờ trống đánh đến chợ Rộ và làng Nguyệt Bổng ở hai bên bờ sông Cả (chỗ huyện lỵ đóng). 20.000 anh em, chị em tụ họp, trên đầu phấp phới 200 lá cờ đỏ vẽ búa liềm và viết các khẩu hiệu…”.

Khẩu hiệu đấu tranh (đã đợc Huyện uỷ Thanh Chơng nhất trí thông qua trớc đó):

1. Thả những ngời công nhân Bến Thuỷ bị bắt.

2. Không đợc đem binh lính đi đàn áp, bắn giết các cuộc biểu tình, bãi công!

3. Không đợc đem lính về nhũng nhiễu nhân dân. 4. Không đợc triệt hạ làng xóm!

5. Bỏ lễ tuần canh!

6. Bỏ thuế hoa lợi, thuế muối và các thứ su thuế! 7. Cấp cơm gạo cho dân bị đói!

8. Chia ruộng đất của đại địa chủ cho dân cày nghèo! 9. Giải tán Hội đồng đề hình!

10. Bỏ tử hình!

11. Tự do bãi công, biểu tình và lập hội! 12. Bồi thờng cho những ngời bị nạn!

13.Tha những ngời chính trị phạm và 12 ngời bị kết án tử hình ở Hà Nội” [31, 95].

Sở dĩ đoàn biểu tình tập hợp đợc hơn 2 vạn ngời tham gia nh vậy là do có sự chuẩn bị chu đáo từ hôm trớc (31 - 8). Từ sau 1 giờ sáng ngày 1- 9-1930, cả huyện Thanh Chơng náo động tiếng chuông, trống, mõ, tù và cùng tiếng hò reo dậy đất. Quần chúng biểu tình theo sự hớng dẫn của cán bộ đảng viên và nông hội từ các địa điểm tập trung đã định, tổ chức thành đội ngũ. Tự vệ có trang bị

vũ khí thô sơ nh giáo mác, gậy gộc đợc bố trí đi dọc hai bên đoàn biểu tình để bảo vệ và ngăn chặn địch chui vào hàng ngũ. Đoàn biểu tình của tổng Cát Ngạn vợt sông Giăng, sông Trai xuống Thanh Nha nhập với đoàn biểu tình tổng Võ Liệt Thợng để cùng kéo về huyện lỵ. Đoàn biểu tình tổng Đại Đồng từ chùa Nhờng kéo xuống. Một bộ phận đoàn Xuân Lâm từ chợ Cồn lên nhập với các đoàn Xuân Trờng, Thợng Thọ, Phong Nậm, Nguyệt Bổng. Hai đoàn biểu tình của tổng Đại Đồng và tổng Xuân Lâm gặp nhau tại bến đò Nguyệt Bổng. Không có đò sang sông (vì tất cả thuyền, đò qua lại trên khúc sông gần huyện đờng đều bị dồn về phía chợ Rộ) đoàn biểu tình ở phía tả ngạn sông Lam dồn lại đông nghịt ở bến phà Rộ. Bất chấp sự đe doạ, khống chế của địch, một số thanh niên vợt sông sang lấy thuyền. Tri huyện Phan Sỹ Bằng và tên đồn trởng Thanh Quả Công đô Minat ra lệnh cho lính khố xanh bắn vào đoàn biểu tình. Một ngời trúng đạn hy sinh là đồng chí Nguyễn Công Thờng. Lập tức từ các ngả đờng, đoàn biểu tình vợt sông nhập cùng đoàn bên hữu ngạn sông Lam tràn vào huyện đờng. Phan Sỹ Bàng cùng nha lại và lính bỏ công đờng tháo chạy. Đoàn biểu tình xông vào phá cửa nhà lao. Giải phóng những ngời bị tù rồi cùng họ phóng lửa thiêu huỷ toàn bộ huyện đờng. Tiếp đó, họ xông vào phá tan nhà Phan Sỹ Bàng, rồi tiếp tục truy kích hắn lên đồn Thanh Quả. Viên lãnh binh ng- ời Việt và 10 tên lính từ Vinh kéo xuống đàn áp nhng quần chúng nhân dân không hề run sợ quay lại đấu tranh. Kết quả viên lãnh binh phải ghi vào giấy 3 chữ “tịnh nghị thơng” (xin yên lặng để bàn giải) rồi vội vàng rút lui.

Ngày hôm sau, dới sự chỉ huy của các cán bộ lãnh đạo, quần chúng lại sắp hàng kéo đi đa tang anh Nguyễn Công Thờng, ngời đã hy sinh trong cuộc biểu tình hôm trớc. Trong buổi lễ, đại biểu của Đảng và Nông hội lên án tội ác của thực dân Pháp và tay sai, kêu gọi nhân dân hăng hái tiến lên làm cách mạng mạnh mẽ hơn.

Cả Thanh Chơng nổi dậy đấu tranh đã làm kinh hồn bọn đế quốc và tay sai. Chính quyền địch ở huyện và tổng, xã tan rã nhanh chóng. Tri huyện Phan Sỹ Bàng đã phải chạy trốn, nh rắn mất đầu các đồn Rào Giang, đồn chợ Đàng,

đồn Bích Thị, Thanh Quả, đồn Rạng đều lần lợt hàng.Tối hôm đó, các chi bộ lãnh đạo quần chúng tiếp tục đấu tranh với tổng lý ở các làng xã. Bộ máy chính quyền địch từ cấp huyện đến làng xã đều bị tê liệt và tan rã. Các ban nông hội đại diện cho quần chúng đứng ra tổ chức quản lý lấy đời sống của mình, hình thành nên chính quyền cách mạng theo kiểu Xô viết. ở một số làng Đỏ, Xô viết nông dân lao động đã ra đời. Các tổ chức tự quản ở các xã đợc thành lập và hoạt động công khai. Lịch chiến đấu đợc tính từng ngày, từng tuần và từng tháng. Có thể nói, đây là hình thức đầu tiên của chính quyền công nông dới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. Toàn huyện Thanh Chơng lúc đó có 35 chi bộ Đảng gồm 270 đảng viên lãnh đạo [24, 95], chính quyền công nông tiến hành thực hiện ngay những quyền lợi cơ bản của quần chúng nh xoá địa tô, bỏ su thuế. ở một số nơi cha có phong trào thì chi bộ Đảng họp dân chúng công khai và động viên nhân dân hởng ứng phong trào cách mạng.

Cuộc biểu tình ngày 1-9-1930 ở Thanh Chơng đợc coi là mốc mở đầu đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh, là thắng lợi trong một thời điểm lịch sử hào hùng của cuộc vận động cách mạng. Sự kiện ra đời của chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết nông dân ở Thanh Chơng ngày 1-9-1930 là đỉnh cao của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, xứng đáng là ngày mở đầu truyền thống Xô viết Nghệ Tĩnh, truyền thống cách mạng của nông dân Việt Nam dới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tri huyện chạy trốn, nộp triện lại cho chính quyền công nông. 35 lý trởng đem sổ sách và con dấu nộp cho “Nông hội đỏ”, 11 tên lý trởng ngoan cố bị quần chúng xử lý, 1 tên tự sát, 1 tên bỏ trốn và một số lý trởng giác ngộ quay về với quần chúng, đi theo cách mạng và đợc Nông hội giao việc làm. Ban chấp hành “Nông hội đỏ” đã nắm chính quyền ở 65 trên 76 làng xã, với 10.077 hội viên, bằng 1/ 4 hội viên toàn tỉnh. Hội phụ nữ giải phóng có 2.752 hội viên bằng 32% hội viên toàn tỉnh. Thanh niên Cộng sản đoàn có 549 hội viên (đứng thứ 2 toàn tỉnh), Cứu tế đỏ có 451 hội viên (đứng thứ 3 toàn tỉnh), Tự vệ đỏ có 1.667 hội viên… [24, 96].

Chính quyền Xô viết ra đời ở nông thôn, nhân dân tự do đi lại, tại đình làng, quần chúng đợc nghe diễn thuyết, đọc sách báo, phổ biến tin tức, học chữ quốc ngữ. Tự vệ đỏ lo việc trật tự trị an trong thôn xóm, canh gác bảo vệ các cuộc họp của Đảng, giám sát và trừng trị những tên tay sai mật thám. Công điền, công thổ đợc đem chia cho dân cày, thuế đò, thuế chợ, và các thứ thuế khác không ai đóng và cũng không ai dám thu. Đình Võ Liệt là một trong những nơi hoạt động của chính quyền Xô viết trong toàn tỉnh.

Đánh giá sự kiện 1/9/1930 ở Thanh Chơng, Tỉnh uỷ Nghệ An đã có nhận xét: “Cuộc biểu tình dữ dội này cha từng thấy có ở An Nam bao giờ đã đa anh em công nhân đến một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh quyết liệt chống lại t bản đế quốc và địa chủ phong kiến, thời kỳ công nông phải hy sinh cho cách mạng để đòi quyền sống và tự do” [3, 20]. Xô viết Nghệ Tĩnh là điểm xuất phát của phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo, Thanh Chơng lại là điểm cao của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Đó là một sự thực lịch sử đợc chứng minh bằng sự hy sinh oanh liệt, bằng ý chí kiên cờng của lòng dân, ý Đảng.

Nh vậy, phong trào cách mạng đã phát triển đột biến vợt ra ngoài dự định ban đầu của các cấp bộ Đảng. Nếu nh trớc đây nhân dân nổi dậy đấu tranh tự phát thì nay đã có tính chất tự giác. Nếu nh trớc đây, nhân dân đấu tranh cục bộ, lẻ tẻ thì giờ đây có tổ chức, liên hiệp, có chỉ đạo của phong trào. Trớc sức đấu tranh nh vũ bão của quần chúng cách mạng đã làm cho bộ máy thực dân phong kiến từ huyện đến các làng xã bị tê liệt, tan rã. Trớc tình hình đó, các Ban chấp hành Nông hội đỏ đã thay mặt nhân dân điều hành mọi công việc làng xã. Chính quyền Xô viết đã manh nha hình thành ở hầu khắp các làng xã thuộc huyện Thanh Chơng, Nam Đàn và nhiều vùng khác ở Anh Sơn (bao gồm cả Đô Lơng ngày nay), Nghi Lộc, Hng Nguyên.

Trong khi phong trào ở nông thôn lên cao, tại thành phố Vinh, cũng trong ngày 1-9-1930, Tổng Công hội đã kịp thời phát động công nhân các nhà máy tổng bãi công để phối hợp hành động với nông dân hai huyện Nam Đàn, Thanh Chơng. Truyền đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện ở nhiều nơi, trong

đó vạch rõ ý nghĩa của hai cuộc biểu tình lớn ở Nam Đàn, Thanh Chơng. Báo “Ngời Lao khổ” liên tiếp đa tin cổ động phong trào, nh: “Công nông ở Bến Thuỷ đã mở đờng tranh đấu! Cờ đỏ đã phấp phới khắp tỉnh Nghệ An. Các tỉnh khác đ- ơng sôi nổi. Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến!…”

Trong thời điểm 1930-1931, công tác tuyên truyền bằng thơ ca, hò vè cũng là một vũ khí sắc bén để đấu tranh và cổ động phong trào. “Bài ca cách mạng” của Đặng Chánh Kỷ, Bí th đầu tiên của Huyện uỷ Nam Đàn đợc phổ biến sâu rộng trong hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh:

“… Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trớc

Nọ Thanh Chơng tiếp bớc đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hng Nguyên, Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi, Không có lẽ ta ngồi chịu chết

Phải cùng nhau cơng quyết một phen! Tổng này, xã nọ kết liên

Ta hò ta hét, thét lên mau nào! Trên gió cả cờ đào phất thẳng. Dới đất bằng giấy trắng tung ra, Giữ thành một trận xông pha,

Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng!” [10, 68].

Một tuần sau, cuộc biểu tình lớn ở Thanh Chơng, nhiều cuộc đấu tranh biểu tình có trang bị gậy gộc, giáo mác diễn ra trên cả hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. S- u tầm qua các tài liệu, có thể ghi nhận các cuộc đấu tranh đầu tháng 9-1930 nh sau:

Ngày 7-9, hơn 1000 nông dân Can Lộc biểu tình, bao vây huyện đờng, Tri huyện bỏ trốn, quần chúng phá nhà lao, đốt giấy tờ công văn. Công sứ Hà Tĩnh cho lính đến đàn áp. Quần chúng bao vây đấu lý, chúng phải rút lui. Cùng ngày,7000 nông dân phủ Anh Sơn biểu tình đa yêu sách vào phủ đờng, đợc tin

thực dân Pháp cho máy bay tới thả tạc đạn, làm chết 12 ngời. Đoàn biểu tình phân tán về các làng xã thị uy đấu tranh với hào lý.

Ngày 8-9, 1000 nông dân Thạch Hà đa yêu sách tới Toà công sứ Hà Tĩnh. Lính khố xanh đợc lệnh huy động ra ngăn chặn. Quần chúng biểu tình đấu tranh giằng co với lực lợng đàn áp của địch gần trọn một ngày mới chịu giải tán. Cùng ngày hôm đó, 1000 nông dân Cẩm Xuyên kéo lên huyện đa yêu sách. Tri huyện bỏ trốn, quần chúng xông vào công đờng đốt giấy tờ rồi phân tán về các làng đấu tranh với hào lý.

Ngày 9-9, 1000 nông dân Kỳ Anh biểu tình lên huyện. Tri huyện bỏ trốn

Một phần của tài liệu Cao trào xô viết nghệ tĩnh 75 năm nhìn lại (1930 2005) (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w