cho cách mạng nớc ta một đội ngũ cán bộ rất lớn, vững vàng qua thử thách ác liệt trong cuộc chiến đấu sống mãi với kẻ thù của giai cấp và dân tộc
Các chiến sĩ cách mạng của thời kỳ 1930-1931 đã trở thành hạt nhân tích cực của cao trào 1936-1939 và 1939-1945. Chỉ tính riêng Xô viết Nghệ Tĩnh đã có một đội ngũ cán bộ và quần chúng to lớn: 183 chi bộ Đảng với 2.011 đảng viên, 399 hội viên Công hội, 48.484 hội viên Nông hội, 8.648 phụ nữ giải phóng [22, trang phụ]. Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đã có tác dụng giáo dục t tởng, giác ngộ cách mạng, rèn luyện tinh thần đấu tranh kiên cờng, nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng. Gần hai năm cao trào cách mạng đã làm cho quần chúng, cán bộ, đảng viên trởng thành nhanh chóng bằng hàng chục năm trớc đó. Nó là bớc phát triển nhảy vọt, cột mốc lịch sử của nhân dân ta, đánh dấu sự chuyển biến từ truyền thống yêu nớc theo lập trờng tiểu t sản, t sản sang lập trờng của giai cấp công nhân.
Nói về ý nghĩa của cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Thành quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1930-1931, thành quả mà cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và phong kiến sau đó đã không xoá nổi là ở chổ: nó khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của giai cấp vô sản đồng thời nó đem lại cho đông đảo quần chúng công nông lòng tin ở sức mạnh của mình. Đó là bớc thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng. Trực tiếp mà nói, không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930- 1931, trong đó, công nông đã vung ra nghị lực phi thờng của mình thì không thể có cao trào trong những năm 1936-1939”. [6, 35-35].