Xô viết Nghệ Tĩnh và đặc điểm của nó.

Một phần của tài liệu Cao trào xô viết nghệ tĩnh 75 năm nhìn lại (1930 2005) (Trang 61 - 67)

Nhìn tổng thể, thời điểm thoái trào của cao trào cách mạng 1930- 1931 trong toàn quốc và của Xô viết Nghệ Tĩnh tơng ứng với nhau.

ở Bắc kỳ, tháng 1-1931 có 11 cuộc đấu tranh, đến tháng 8-1931 trở đi không có cuộc nào. ở Trung kỳ (trừ Nghệ Tĩnh) tháng 1-1931 có 6 cuộc đấu tranh, đến tháng 8-1931 chỉ còn 1 cuộc. ở Nam kỳ, tháng 1-1931 có 2 cuộc đấu tranh, tháng 5-1931, có 6 cuộc, nhng từ tháng 6-1931 trở đi không có cuộc nào.

Tuy nhiên, ở Nghệ Tĩnh khó mà xác định một mốc thời gian cụ thể cho thời kỳ thoái trào của Xô viết Nghệ Tĩnh, vì phong trào ở hai tỉnh và ở giữa các vùng trong một tỉnh phát triển không đều: ở Nghệ An, nhiều huyện vào khoảng cuối tháng 5, tháng 6-1931, phong trào đã lắng xuống nhng hai huyện Thanh Chơng, Anh Sơn, phong trào vẫn còn mạnh. Tại Hà Tĩnh, ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hơng Khê, cho đến tháng 6, tháng7-1931, phong trào vẫn còn mạnh, trong khi các huyện khác đã lắng xuống. Nhìn chung, có thể nói khái quát rằng, tình hình thoái trào trở thành phổ biến ở Nghệ An vào khoảng tháng 5, tháng 6-1931 và ở Hà Tĩnh vào khoảng tháng 6, tháng 7-1931. Xô viết Nghệ Tĩnh không bị dập tắt một lúc mà chỉ lắng xuống. Đó là một đặc điểm rất lớn của cao trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, nó khác hẳn với cuộc bạo động Yên Bái khi bị khủng bố là tắt ngay.

Vì phong trào chỉ lùi dần cho nên trong quá trình thoái trào vẫn còn nổi lên những cuộc đấu tranh khá mạnh. Từ giữa những năm 1931 trở đi, hiện tợng phục kích diệt địch vẫn xẩy ra nhiều và mức độ khủng bố của chúng càng tàn ác dã man hơn trớc. Trong dịp ngày 1-5-1931 ở Hà Tĩnh nổ ra 20 cuộc biểu tình trong đó có 4 cuộc quy mô toàn huyện. Tỉnh uỷ Nghệ An cũng định tổ chức những cuộc biểu tình toàn huyện, nhng không thực hiện đợc, chỉ còn có những

cuộc biểu tình trong các tổng, các xã ở Thanh Chơng, Anh Sơn và rải rác ở một số xã thuộc các huyện khác. Đáng chú ý là phong trào công nhân Vinh- Bến Thuỷ, từ cuối 1930 lắng xuống, đến ngày 1-5-1931 lại dội lên một cuộc biểu tình và mãi đến tháng 8 mới tắt.

Tình hình căn bản ở các vùng thoái trào là địch hoàn toàn nắm đợc chủ động. Chính quyền địch lập lại đã dần dần đợc củng cố, lực lợng ta đã bị tổn thất khá nhiều, phải chuyển dần vào hoạt động bí mật, Xô viết không còn nữa. ở nông thôn, địch cũng cố chính quyền đến đâu đặt lại ách su thuế đến đó, đến tháng 6-1931 chúng đã thu đợc một phần lớn số thuế. Khi phong trào đã đi vào thoái trào bọn thực dân Pháp và tay sai thấy cần phải dùng mọi thủ đoạn để “chùi” cho nhanh những vết máu khủng bố mà chúng dội lên Nghệ Tĩnh trong 9, 10 tháng ròng. Lính lê dơng đợc rút dần về tỉnh. Những biện pháp chính trị lừa phỉnh và xoa dịu đợc bày ra: tổ chức đào nông giang, lập nhà thơng, mở trờng học, đem gạo đến Nghệ Tĩnh phát chẩn. Bọn cố đạo phản động tích cực đi các làng tuyên truyền chống cộng sản và dụ dỗ dân làng theo đạo. Tên vua bù nhìn Bảo Đại ở Pháp trở về nói những lời “thống thiết”, khuyên dân yên ổn làm ăn. Trong khi đó, bọn bang tá, tổng lý vẫn đi lùng bắt cán bộ, đảng viên không chịu ra đầu thú. Tiếng trống mõ đàn chay không át đợc tiếng roi vọt tra tấn chiến sĩ Xô viết trong các nhà lao ở khắp tỉnh, huyện.

Về phía ta, phong trào đợc duy trì trong điều kiện vô cùng khó khăn. Nhiều ban Huyện uỷ, Tổng uỷ và nhiều chi bộ bị vỡ. Một số chi bộ còn lại thì rút vào hoạt động bí mật. Tuy vậy phong trào đấu tranh vẫn cha chấm dứt hẳn. Đến tháng 7, tháng 8 trong khi ở Hà Tĩnh còn có nhiều cuộc biểu tình có đến 500, 1000 ngời tham gia chống thuế, trừng trị bọn cờng hào, vây đồn, định tấn công vào huyện lỵ… thì ở Nghệ An trong những vùng còn giữ đợc cơ sở vẫn có đấu tranh chống thuế, chống bọn hào mục. Phong trào cứ rút dần lên những xã gần rừng núi, một đôi nơi tự vệ đỏ còn phục kích lính tuần tra giải vây cán bộ bị bắt… Khi số đông cán bộ đảng viên sa vào lới giặc, số còn lại phải thoát ly vào rừng vẫn tiếp tục hoạt động bằng mọi biện pháp có thể. Truyền đơn, cờ đỏ còn

xuất hiện ở Nghệ An cho đến cuối năm 1931 và ở Hà Tĩnh đến đầu năm 1932. Một số đồng chí không bị bắt vẫn tiếp tục hoạt động đi bắt mối tổ chức lại cơ sở, gây dựng lại phong trào, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Nhờ thế, những đốm lửa cộng sản vẫn tồn tại rải rác trong hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, nối tiếp cho đến ngày phong trào bắt đầu phục hồi vào đầu năm 1933. Đối với những đảng viên bị bắt vẫn không ngừng đấu tranh. Trớc cực hình tra tấn số đông đồng chí đã nêu cao tinh thần bất khuất, anh dũng. Nhiều đồng chí khi lên đoạn đầu đài vẫn kêu gọi nhân dân tin tởng và kiên quyết đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng. Tuy phải sống quằn quại dới ách thống trị và hành động phục thù kiểu phát xít của thực dân Pháp cùng quan lại Nam triều, chính quyền cách mạng vẫn không chịu cúi đầu khuất phục. Nhiều nơi, bà con nông dân vẫn tự động thành lập ra từng nhóm nhỏ dăm bảy ngời để giúp đỡ nhau làm ăn sinh sống, thăm hỏi và ủng hộ gia đình những chiến sĩ cách mạng đã hi sinh hoặc đang bị giam giữ trong các nhà tù đế quốc. Có nơi, dân đã biết dùng hình thức đấu tranh hợp pháp nh kiện bọn lính xúc phạm đến tín ngỡng tôn giáo, kiện bọn cờng hào nhũng nhiễu nhân dân, chống bọn thầu khoán ăn quỵt hoặc bớt xén tiền công của phu đào nông giang…

Kẻ thù đã phá hoại hết thành quả Xô viết, đã dìm phong trào trong biển máu nhng hình ảnh lá cờ búa liềm trong tim óc quần chúng không bao giờ phai nhạt. Xô viết không còn nữa, nhng tinh thần Xô viết vẫn ấp ủ trong lòng quần chúng nh nắm than hồng chờ một cơn gió cách mạng lại cháy bùng lên. Tinh thần Xô viết Nghệ Tĩnh đời đời bất diệt!

Chơng 3

ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

Cách đây 75 năm, cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, công nông Nghệ Tĩnh đã vùng dậy giáng một đòn mảnh liệt đầu tiên vào đế quốc Pháp và bọn phong kiến, lật nhào bộ máy thống trị của chúng ở nông thôn hai tỉnh thuộc miền Bắc Trung kỳ. Trong những ngày vĩ đại đó, nhân dân Nghệ Tĩnh bớc đầu đã đợc hởng những quyền tự do dân chủ mà họ hằng mơ ớc bao đời nay.

Xô viết Nghệ Tĩnh tuy thất bại, nhng không thể phủ nhận đợc ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn và những bài học quý giá của nó.

3.1 ý nghĩa lịch sử của Xô viết Nghệ Tĩnh

3.1.1. Xô viết Nghệ Tĩnh là cao trào cách mạng đầu tiên của quần chúng

công nông ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam

Cao trào cách mạng 1930-1931 là kết quả của một quá trình cách mạng từ những năm 20 của thế kỷ XX, quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. Nó mở đầu cho một giai đoạn cách mạng mới, khác hẳn về chất so với trớc. Cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh khác hẳn về tính chất, trình độ, mục đích, vai trò, nhiệm vụ, ý thức giai cấp, khác hẳn cả về ph- ơng pháp đấu tranh và hình thái của cuộc đấu tranh so với các phong trào yêu n- ớc trớc đó. Nó tập trung khá nhiều những nét đặc trng của các hình thái vận động cách mạng dới sự lãnh đạo của Đảng ta từ năm 1930 trở về sau, đánh dấu sự chuyển biến căn bản từ tính chất đấu tranh tự phát sang tính chất đấu tranh tự giác của phong trào công nhân Việt Nam.

Xô viết Nghệ Tĩnh là một cuộc cách mạng thực sự và mang tính quần chúng sâu sắc mà gần một thế kỷ từ khi thực dân Pháp xâm lợc đặt ách đô hộ

lên nớc ta, cha từng có phong trào yêu nớc nào so sánh đợc. Một trong những đặc điểm lớn nhất của Xô viết Nghệ Tĩnh là phong trào nông dân mạnh mẽ do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. ở một nớc thuộc địa và nửa phong kiến nh nớc ta, chừng nào cha phát động đợc nông dân thì nền tảng thống trị của đế quốc và phong kiến vẫn còn giữ đợc nguyện vẹn vững chắc của nó. Xô viết Nghệ Tĩnh đợc đánh giá là một bớc tiến dài trên con đờng cách mạng Việt Nam. ở nớc ta vào thời vào thời điểm lịch sử này tầng lớp phong kiến đã hết vai trò lịch sử, trong tầng lớp phong kiến vẫn có những văn thân sĩ phu yêu nớc tiến bộ, đứng đầu các cuộc khởi nghĩa chống Pháp song cuối cùng đều thất bại. Còn giai cấp t sản, tiểu t sản, trí thức cũng bộc lộ sự bất lực trong vai trò lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, sự thất bại trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) là một minh chứng. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay sau khi ra đời đã phát động đợc một cao trào cách mạng của quần chúng mạnh mẽ cha từng có. Từ đây giai cấp vô sản và Đảng tiền phong của nó đã giành độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đa con thuyền cách mạng Việt Nam đi vào chính giữa dòng thời đại.

Hồ Chính Minh đã tóm tắt thành tích và ý nghĩa của Xô viết Nghệ Tĩnh, trong mấy câu: “Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào quần chúng lớn mạnh xa nay cha từng có ở nớc ta - phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930. Quần chúng công nhân và nông dân hai tỉnh đã nổi lên lật chính quyền thống trị của đế quốc, phong kiến thành lập chính quyền Xô viết công nông binh, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động. Tuy đế quốc Pháp dập tắt phong trào trong biển máu, nhng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhng nó rèn lực lợng cho cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”[31,146].

Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh còn có ý nghĩa là “cuộc tổng diễn tập” vì qua cao trào này, một loạt vấn đề cơ bản về đờng lối chiến lợc và phơng pháp cách

mạng đợc thử thách và đã đem lại những kinh nghiệm bổ ích cho tiến trình cách mạng tiếp sau.

Có thể khẳng địng rằng, hơn cả Công xã Pari đối với cách mạng Pháp, hơn cả Công xã Quảng Châu đối với cách mạng Trung Quốc, Xô viết Nghệ Tĩnh có tầm quan trong đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Công xã Pari báo hiệu một thời kỳ mới trong lịch sử thế giới, làm phong phú và cụ thể hoá một số vấn đề của chủ nghĩa xã hội khoa học song nó cha tác động trực tiếp đến cách mạng ở Pháp cũng nh ở châu Âu lúc đó. Công xã Quãng Châu là một cuộc chiến đấu có tính chất hậu vệ của cả một thời kỳ cách mạng từ 1923 dến 1927, nhng sau đó thì cách mạng Trung Quốc chuyển sang một sách lợc mới: phát triển cách mạng ruộng đất, lập căn cứ du kích và xây dựng chính quyền Xô viết. Còn “Xô viết Nghệ Tĩnh đối với cách mạng Việt Nam có một tầm quan trọng đặc biệt theo ý nghĩa là nó ảnh hởng một cách trực tiếp và toàn diện đến những giai đoạn sau của cách mạng Việt Nam.” [28, 1]. Về sau, cách mạng Việt Nam đã phát triển theo phơng hớng mà cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã phác thảo ra những nét đại cơng. Có đợc điều đó là vì Xô viết Nghệ Tĩnh đã nảy nở nh là cái cao điểm nhất của cao trào cách mạng 1930-1931, lúc mà giai cấp công nhân Việt Nam đã giành đợc quyền lãnh đạo cách mạng, lúc mà ở Việt Nam đã thực hiện đợc cái nhân tố cơ bản của cách mạng là sự liên minh công nông. Đồng thời, “vì Xô viết Nghệ Tĩnh là điểm cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 cho nên nó nh là một tấm gơng phản chiếu ra một cách khá rõ những cái mạnh cũng nh cái yếu của phong trào” [28, 2].

Cuộc đấu tranh kịch liệt trong cao trào cách mạng 1930-1931 ở trong cả nớc mà đỉnh cao là Nghệ Tĩnh thể hiện lòng oán hận không đội trời chung của công, nông Việt Nam nói chung và công nông Nghệ Tĩnh nói riêng đối với kẻ thù là thực dân Pháp và phong kiến Nam triều. Đứng trớc kẻ thù chung của giai cấp, của dân tộc họ đã hi sinh tất cả vì sự nghiệp chung của cách mạng. Họ đấu tranh với tinh thần dũng cảm vô song, chí khí anh hùng bất diệt “dám xông lên trời”. Xô viết Nghệ Tĩnh đã kế tục xứng đáng và phát huy cao độ truyền thống

anh hùng chống giặc giữ nớc của tổ tiên ta từ bao đời nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, tuy bị đế quốc Pháp dập tắt cao trào trong biển máu nhng Xô viết Nghệ Tĩnh đã ảnh hởng rất lớn đến tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam về sau. Xô viết Nghệ Tĩnh đợc xem là thiên anh hùng ca bất diệt trong ch- ơng đầu “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng Cộng sản Việt Nam; là một trong những trang tiêu biểu nhất của khí phách anh hùng muôn thủa của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cao trào xô viết nghệ tĩnh 75 năm nhìn lại (1930 2005) (Trang 61 - 67)

w