Ảnh hưởng của thương cảng Cù Lao Phố đối với chợ ở Biên Hòa – Đồng Na

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 31 - 60)

VI. Bố cục luận văn

1.2.3Ảnh hưởng của thương cảng Cù Lao Phố đối với chợ ở Biên Hòa – Đồng Na

Nai

Sông Đồng Nai chảy đến một khúc quanh hạ lưu huyện Phước Chánh thì tự chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất phù sa bồi đắp. Dải đất đó chính là Cù lao Phố, nằm ở phía Đông - Nam của thành phố Biên Hòa, tên hành chính hiện nay là xã Hiệp Hòa – thành phố Biên Hòa với tổng diện tích đất đai là 694,6495ha. Cù lao Phố còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, Nông Nại Đại Phố. Tuy nằm cách biển gần 100 km nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền, thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải lớn neo đậu.

Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học, trước khi nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên đến định cư ở Bàn Lân thì tại Cù Lao Phố đã có người Việt đến khai phá. Theo Trần Hiếu Thuận, Cù Lao Phố đã có 3 xóm: “xóm Chợ Chiếu, xóm Rạch Lò Gốm và xóm chùa”[86]. Giai đoạn từ 1679 đến 1698 là thời gian nhóm di dân người Hoa do Trần Thượng Xuyên dẫn đầu đến định cư, tập trung khai hoang, xây dựng nhà cửa, mở mang đường sá ở Cù Lao Phố.

Cù Lao Phố có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hai con rạch nhỏ là rạch Ông Án, và rạch Lò Gốm, đưa nước sông Đồng Nai chảy vào những cánh đồng trong nội vùng cù lao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt. Khu vực ven bờ cù lao không phù hợp để sản xuất nông nghiệp vì chịu sự tác động lớn của thủy triều. Ven bờ cù lao dọc theo sông Đồng Nai, nhiều nơi có đất sét tạo điều kiện cho nghề gốm phát triển. Cù lao Phố đã sớm tập trung nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm, đúc đồng, dệt tơ lụa, dệt chiếu, làm đồ gỗ…Có một số nghề còn để lại dấu ấn sâu sắc trong dân chúng với những tên gọi gắn liền với địa danh như chợ Chiếu, xóm Lò Đúc, rạch Lò Gốm…

Như vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, các nghề thủ công hình thành và mở rộng đã tạo ra sự đa dạng các loại sản phẩm hàng hóa. Nền kinh tế Cù Lao Phố phát triển mạnh mẽ, nhất là kinh tế hàng hóa, tạo tiền đề cho sự thành lập trung tâm thương mại trong thế kỷ XVIII.

Theo nhà văn Sơn Nam, viết: “Vùng Cù Lao Phố, nòng cốt của Biên Hòa. Đây là vị

trí xứng danh ải địa đầu, với đường bộ lên Cao Miên và đường thủy ăn xuống Sài Gòn. Nhóm dân Trung Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên gây cơ sở lớn ở Cù lao Phố, chọn vị trí thuận lợi, sát mé sông; Ở đầu phía Tây cù lao Đại Phố, lúc mới mở mang, Trần Thượng Xuyên chiêu tập người thương buôn nước Trung Quốc đến lập ra phố xá, mái ngói tường vôi, lầu quán cao ngất, dòng sông rực rỡ, ánh nhật huy hoàng, liền nhau tới 5 dặm, chia làm 3 đường phố, đường phố lớn lát đá trắng, đường phố ngang lát đá ong, đường phố nhỏ lát đá xanh, toàn thể đường bằng phẳng như đá mài, kẻ buôn tụ tập, thuyền đi biển, đi sông đều đến cuốn buồm neo đậu, đầu đuôi thuyền đậu kế tiếp nhau, thật là một chỗ đô hội”[68;238].

Thời chúa Nguyễn, thương cảng Cù Lao Phố - trung buôn bán sầm uất lớn nhất không chỉ ở vùng đất Biên Hòa- Đồng Nai mà còn cho cả vùng đất mới đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh mua bán nhộn nhịp, sầm uất của Cù Lao Phố đã được Trịnh Hoài Đức mô tả tỉ mỉ trong Gia Định thành thông chí: “xưa nay thuyền buôn đến đây hạ neo xong, thì lên bờ

thuê phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lại lấy kê khai những hàng hóa trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả, chủ mua hàng định giá mua bao tất cả những hàng hóa xấu tốt, không bỏ xót lại thứ gì. Đến ba ngày trương buồm trở về, gọi là hồi đường, chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì thì người buôn ấy cũng chiếu y ước đơn mua giùm chở đến trước kì giao hẹn, hai bên chủ khách chiếu tính hóa đơn thanh toán rồi cùng nhau đàn ca vui chơi, đã được nước ngọt tắm rửa sạch sẽ, lại không lo trùng hà ăn lủng ván thuyền, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất thuận lợi”[22; 29]. Phạm vi hoạt động mua

bán ở Cù Lao Phố trong giai đoạn này được giới hạn về phía nam vì nơi đó nhiều thuận lợi cho tàu thuyền cập bến. Các tàu buôn thường đến giao thương ở Cù Lao Phố như tàu buôn phương Tây, Trung Quốc, Mã Lai…mà nhiều nhất là tàu buôn Trung Quốc với đội ngũ thương nhân người Hoa giữ vai trò nòng cốt vì “khách hàng chính của Cù Lao Phố cũng

như các thương cảng Đàng Ngoài và Đàng Trong là người Hoa. Trong điều kiện mà việc giao dịch buôn bán giữa hai nước là nếp cũ từ lâu đời, thì các thương nhân Hoa kiều có vai trò, vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế ở các địa điểm giao lưu, trong đó có Cù Lao Phố được coi như một cảng trên sông”[103].

Qua dẫn chứng trên, chứng tỏ hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra rất nhộn nhịp tại Cù Lao Phố. Vậy hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa ở đây diễn ra như thế nào? Để có được

một khối lượng lớn hàng hóa giao dịch cho các thương nhân buôn bán thì chắc chắn rằng phải có một quá trình tập hợp, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi có chu cầu tiêu thụ. Thế là kẻ mua, người bán sẽ gặp nhau ở một nơi trao đổi nhất định nào đó là chợ. Chợ là một địa điểm trung gian luân chuyển hàng hóa. Hàng hóa với số lượng nhất định được tập hợp ở nhiều chợ khác nhau hình thành một khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu của thương nhân buôn bán ở thương cảng Cù Lao Phố. Các thương nhân đi thu mua hàng hóa ở từng địa phương hoặc các tụ điểm rải rác đây đó, dần dần hình thành một dây chuyền vận chuyển sản phẩm ở nhiều chợ. Từ đó, hình thành một hệ thống “chợ đầu mối” để tập kết hàng hóa từ các chợ làng xã đưa về mà theo công trình nghiên cứu Cù Lao Phố liệt kê: Thượng nguồn có trường giao dịch ở miệt thác Trị An, rồi chợ Bến Cá (Bình Thảo), chợ Băng Bột (ở tổng Bình Chánh)…, miệt dưới có chợ Bà Lị (Bà Rịa xưa) hay chợ Bình Quý (ở huyện Bình An) và các quán Bình Đàng, Bình Đán… Ngoài ra, do giao thông chủ yếu lúc bấy giờ là đường thủy nên nhiều chợ ven sông nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò đầu tàu trong trao đổi hàng hóa như chợ Xóm Chiếu (Cù Lao Phố), chợ Lộc Dã hay chợ Đồng Nai (Thôn Tân Lân), chợ Bến Gỗ (Thôn An Hòa), chợ Đồng Môn (Thôn Phước Thiền), chợ Đồn (thôn Bình Long)…Có lẽ, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở thương cảng này là lúa gạo. Hoạt động mua bán ở Cù Lao Phố là thu gom hàng hóa để cung cấp cho thị trường. Các thương nhân ở đây mua những gì, ở đâu thì trong các thư tịch cổ không thấy ghi chép cụ thể. Thế nhưng, “Theo lời của Trùm Chân trong Phủ Biên tạp lục thì họ

thu mua lúa gạo từ các nơi. Thứ hai, các thuyền buôn nhất là thuyền buôn Bồ Đà (Java) mua cau, các loại dược thảo, lâm sản, măng khô, ngà voi, sừng tê giác, da tê giác, gân nai, da rái, thịt voi khô, da trâu…Thứ ba, ghe thuyền thương buôn trong xứ ta và nước ngoài có thể mua các thứ mà ở Đồng Nai sản xuất nhiều như đường, sắt, đá ong, lãnh là, vải, lụa…”[20;357].

Mặt hàng thứ hai sau lúa gạo là các loại lâm thổ sản. Rừng vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai có nhiều loại gỗ quý dùng để đóng tàu thuyền, dựng nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo… và cũng là một mặt hàng trao đổi hàng hóa tại thương cảng Cù Lao Phố mà Lê Quý Đôn ghi nhận trong Phủ Biên tạp lục “Gia Định sản xuất nhiều gỗ tốt. Tra xét sổ sách của cai bạ Nguyễn Khoa Thuyên kê biên hai xứ là nguồn Đồng Môn cùng thủ Quang Hóa thuộc huyện Phước Long có các thứ gỗ sao, trắc, dầu, giáng hương, gụ”[20;237]. Bên cạnh gỗ, còn có nhiều loại hàng hóa lâm sản quý hiếm khác như ngà voi, sừng tê, tê tê,… các loài

dược thảo quý, sáp ong, mật ong là những sản phẩm được các thương lái ưa chuộng. Ngoài ra, còn có các mặt hàng nông phẩm khác như đường mía, bông vải, chuối…; các loài hải sản như tôm, cua, cá…; hàng thủ công mỹ nghệ như đồ gốm, dệt chiếu, đá…là những sản phẩm xuất khẩu khá phổ biến ở thương cảng Cù Lao Phố.

Theo luận văn Thạc sĩ của tác giả Trịnh Thị Mai Linh nghiên cứu về người Hoa Đồng Nai cho rằng: “Người Hoa khi mới bước chân đến đất Đồng Nai, là nghĩ ngay đến vấn đề

thương nghiệp và phát triển thương nghiệp ở vùng đất mới. Thương cảng Cù Lao Phố nổi tiếng sầm uất một thời cũng là do giao thương được với nước ngoài, mà vai trò trong hoạt động thương mại của người Hoa ở Đồng Nai lúc bấy giờ là không thể phủ nhận. Họ không bỏ lỡ một cơ hội khai thác nào dù lớn, hay nhỏ mà họ nhìn thấy trên thương trường”[51;28]. Với khả năng nhạy bén, lanh lợi trong buôn bán, người Hoa đã xây dựng

mạng lưới “chân rết” làm đại lý thu mua nguyên liệu, hàng hóa tại các chợ làng xã, sau đó vận chuyển về Cù Lao Phố. Một mạng lưới chợ chuyển tiếp hàng hóa hình thành “như chợ

Tân Bản (lúa gạo), Mỹ Khánh, Bình Long (hàng vạn bạc), Chợ Đồn (gốm, cát, đá ong), Tân Mai, Vĩnh Thanh, Bình Trước, Bình Phước (lúa gạo), Đồng Bản, Thủ Đồn Xứ (gỗ quí, thú rừng), Bình Sơn (đá rửa dùng tô nhà), Phú Hội (xuất trà), An Lợi (xuất sầu riêng), Long Tân (chuối), Phước An (cá Buôi, sò huyết), Phước Khánh (lúa gạo thơm), Tam An (tôm càng), Bến Cá (tôm cá), Bến Gỗ (gỗ), Hội Bài (cá), Long Phước (chuối, xoài)”[39;85].

Với sự cung cấp các loại sản phẩm hàng hóa dồi dào, Cù Lao Phố thu hút nhiều thương nhân đến cảng Cù Lao Phố. Họ mua hàng, rồi tập kết chúng lại đủ số lượng. Thời gian hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân có thể diễn ra vài ba ngày. Quy trình hoạt động mua bán của thương nhân ở đây khá chặt chẽ, khép kín, uy tín bởi vì giữa người mua và người bán có một quy ước khá rõ ràng “…chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì

thì người buôn ấy cũng chiếu y ước đơn mua giùm chở đến trước kì giao hẹn, hai bên chủ khách chiếu tính hóa đơn thanh toán rồi cùng nhau đàn ca vui chơi…”[22;29]. Bởi vì, “Hoạt động thương mại Cù Lao Phố trong giai đoạn này gồm 2 việc: nhập hàng hóa, “mua bao tất cả những hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót thứ gì” để bán ra khắp xứ từ miệt dưới Mỗi Xuy, Nhà Bè bao gồm cả các địa phương ở huyện Tân Bình, lên miệt trên bao gồm cả hữu ngạn và tả ngạn sông Đồng Nai, vùng trung lưu thậm chí bán ra cho các man sách, các dân tộc ít người ở thượng nguồn sông Đồng Nai”[39;88].

Hàng hóa nhập khẩu của cảng Cù Lao Phố để phân phối đi các chợ trong vùng phổ biến là đồ sứ Trung Quốc, tơ lụa, vải, thuốc Bắc; các loại dược phẩm, đồng để đúc chuông, gạch ngói để xây dựng chùa chiền, miếu mạo và các loại khác như nhang đèn, giấy tiền, vàng bạc…phục vụ tâm linh cho đời sống tinh thần của nhân dân. Với các hoạt động trao đổi hàng hóa hai chiều của thương cảng Cù Lao Phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thoa hàng hóa giữa các vùng miền với nhau. Nhân tố trung gian thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa đó là hệ thống chợ được hình thành từ nhu cầu dân cư trên địa bàn vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Ngược lại, qua hoạt động của thương cảng Cù Lao Phố đã kích thích cho hệ thống chợ phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai một thời. Tuy nhiên, sau phong trào Tây Sơn thì thương cảng Cù Lao Phố ngày một trở nên hoang phế “…Từ đấy, chỗ này biến thành gò hoang; sau khi trung hưng, người ta tuy có trở về, nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước”[25;114]. Sự suy tàn của thương cảng Cù Lao Phố do biến động của thời cuộc lúc bấy giờ cũng đã ít nhiều tác động đến hoạt động thương nghiệp vùng đất Biên Hòa- Đồng Nai trong đó có hệ thống chợ. Thời hoàng kim của Cù lao Phố kéo dài hơn 90 năm mới dần đánh mất vai trò trung tâm thương mại của Đàng Trong, thay vào đó là Chợ Lớn và Mỹ Tho.

Tóm lại, thương cảng Cù Lao Phố tồn tại non trăm năm nhưng đã để lại nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong hoạt động thương mại lẫy lừng một thời ở vùng đất phương Nam. Thương cảng Cù Lao Phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống chợ phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai thuở ban đầu mới khai phá. Với vị trí thuận lợi, thương cảng Cù Lao Phố là nơi tiếp nhận và xuất khẩu nhiều loại sản phẩm hàng hóa nông ngiệp, thủ công nghiệp, thủy sản, thổ sản…được chuyển đến từ các chợ trong vùng. Hàng hóa từ thương cảng Cù Lao Phố, qua hệ thống “chân rết” của các chợ rồi tỏa đi các ngỏ ngách của làng xóm nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Như vậy, thương cảng Cù Lao Phố đã giữ một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển, mở rộng hệ thống chợ của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

1.2.3 Chợ trấn

Năm Gia Long thứ 7 (1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên được nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nâng lên thành huyện. Trấn Biên Hòa (1808 - 1832) hay tỉnh Biên Hòa (1832 – 1861), có địa giới hành chính hết sức rộng, bao gồm vùng đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, một phần tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, với tổng diện

tích lên đến trên 17.000 km². Mặc dù, qua nhiều lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính từ dinh Trấn Biên, trấn Biên Hòa, tỉnh Biên Hòa thì Biên Hòa vẫn giữ vai trò là trấn lỵ của cả vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.

Ban đầu khi mới thành lập, lỵ sở dinh Trấn Biên đặt tại thôn Phước Lư, huyện Phước Chánh nhưng sau đó đã dời về tọa lạc tại thôn Tân Lân, làng Bình Trước. Sự di dời lỵ sở đơn vị hành chính đó được Trịnh Hoài Đức lý giải và mô tả: “Lỵ sở trấn Biên Bòa khi xưa

đặt ở địa phận thôn Phước Lư, huyện Phước Chánh, đất ẩm thấp hằng có nạn lụt. Năm Gia Long 15 (1816) dời qua gò cao thôn Tân Lân, hoạch định ra thành sở, ngang dọc đều 20 tầm, trong chia làm đường chữ tỉnh, giữa dựng vọng - cung, 2 bên tả hữu có lầu chuông trống, chỗ chính giữa sau vọng - cung làm 3 công - dinh, rộng 80 tầm, mà chia ra làm 3 phần, duy có dinh giữa rộng thêm 5 tầm, dài 60 tầm, 2 con đường tả hữu đều 7 tầm, chu vi xây tường gạch, phía sau làm dãy kho chứa 31 gian, lợp ngói xây gạch dày chắc, 2 bên tả hữu làm thừa - ty và quân trại, có chia khu vực chỉnh tề” [25;103]. Như vậy, sau khi nhà

Nguyễn thành lập, vua Gia Long muốn tăng cường sự quản lý của nhà nước từ Trung ương đến địa phương bằng việc cơ cấu lại đơn vị hành chính mà Biên Hòa là một ví dụ. Cũng qua sự mô tả sở lỵ mới trấn Biên Hòa của Trịnh Hoài Đức, chứng tỏ chính quyền nhà Nguyễn đã chọn thôn Tân Lân xây dựng thành trung tâm hành chính, kinh tế của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Sự hình thành trung tâm lỵ sở dẫn đến sự tập trung đông đảo dân cư xung quanh và phố thị từng bước được hình thành. Vì từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, dân cư vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các trung tâm hành chính mà lỵ sở thôn Tân Lân không là ngoại lệ. Theo địa chí Đồng Nai “năm 1769 có khoảng 40.000 dân đến năm 1819 có khoảng 485.500 dân”[61;144]. Như vậy, trong vòng 50 năm dân cư đã tăng lên 445.500 người, trong đó người Hoa có lẽ là không ít

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 31 - 60)