Biên Hòa thời thuộc Pháp (1861-1945)

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 61)

VI. Bố cục luận văn

2.1.3 Biên Hòa thời thuộc Pháp (1861-1945)

2.1.3.1 Về chính trị.

Sau hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Biên Hòa từ một tỉnh độc lập trực thuộc triều đình nhà Nguyễn đã trở thành đất đai của thực dân Pháp. Tỉnh Biên Hòa do viên quan tham biện chủ tỉnh là một sĩ quan người Pháp cai quản. Đến cuối năm 1861, Pháp vẫn giữ nguyên bộ máy hành chính như cũ gồm có hai phủ Phước Long và Phước Tuy với 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An. Năm 1865, tỉnh Biên Hòa được chia thành 5 sở tham biện: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Long Thành, Bảo Chánh. Năm 1866, tỉnh Biên Hòa được chia thành 6 địa hạt: Biên Hòa, Bà Rịa, Bình An, Thủ Đức, Long Thành, Bảo Chánh. Năm 1866, tỉnh Biên Hòa được chia thành 5 sở tham biện: Biên Hòa, tỉnh lỵ ở Châu Thành Biên Hòa, huyện Phước Chánh; Bà Rịa, tỉnh lỵ ở Châu Thành Bà Rịa, huyện Phước An; Long Thành, tỉnh lỵ ở làng Long Thành, huyện Long Thành; Bình An, tỉnh lỵ ở Châu Thành Thủ Dầu Một, huyện Bình An; Nghĩa An, lỵ sở ở Thủ Đức, huyện Nghĩa An.

Tháng 12 năm 1899, Pháp thành lập tỉnh Thủ Dầu Một trên cơ sở Sở tham biện Thủ Dầu Một tách ra từ tỉnh Biên Hoà. Tháng 1 năm 1900, Pháp thành lập tỉnh Bà Rịa trên cơ sở Sở tham biện Bà Rịa tách ra từ tỉnh Biên Hoà. Như vậy, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp chia tỉnh Biên Hòa thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa nhằm thực hiện chính sách “chia để trị” trước sự chiến đấu mãnh liệt của các tầng lớp nhân ta chống Pháp.

Ở cấp xã, thực dân Pháp duy trì bộ máy hương chức cũ, chúng bổ nhiệm người Việt làm hội tề nhằm thực hiện chính sách “dùng người Việt trị người Việt”.

2.1.3.2. Về kinh tế

Ngay khi chiếm xong Biên Hòa, thực dân Pháp từng bước xây dựng chính sách cai trị và tiến hành chương trình khai thác thuộc địa chính thức vào năm 1897, nhưng ở Biên Hòa có lẽ Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa sớm hơn. Tháng 2-1860, soái phủ Nam Kỳ ra nghị định mở cửa cho tàu bè nước ngoài đến buôn bán ở cảng Sài Gòn nói riêng và các địa phương khác ở Nam Kỳ nói chung mà trong đó có Biên Hòa. “Hàng xuất khẩu chủ yếu là

gạo, đường và một số lâm thổ sản. Hàng nhập khẩu là hàng công nghiệp và thuốc phiện”

và trong các mặt hàng xuất nhập khẩu đó “Dĩ nhiên tỉnh Biên Hòa thuở đó đã góp một

phần nông lâm sản xuất khẩu của thực dân Pháp”[61;202]. Để tạo nên chỗ dựa cho sự

thống trị lâu dài, “soái phủ Nam Kỳ ra nghị định ngày 3-3-1865, nhượng bán tất cả các

loại ruộng đất thuộc nhà nước quản lý…Việc bán đất đai này mang lại cho chính quyền thuộc địa khoản thu đáng kể…”[61;203]. Ngoài việc chiếm đoạt đất, cắt đất bán cho tư sản

Pháp thu lợi nhận thì chính quyền Pháp còn khuyến khích giới tư sản Pháp khai khẩn đất hoang, đưa nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất làm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Chớp lấy cơ hội đó, nhiều nhà tư sản Pháp hăng hái vào vùng đất Biên Hòa đầu tư cho nông nghiệp và một số ngành nghề khác như

“Năm 1865, Le faucheur – xuất thân là lính – xin khai thác hầm đá, hầm sỏi ở Biên Hòa để dùng trong xây dựng và làm đường giao thông” hay “Năm 1866, Michelet xin khai khẩn 716 ha ở Lạc An. Những năm đầu ông ta khai thác 53 ha ruộng lúa, 4 ha mía, 43 ha cà phê, ca cao, va ni, tiêu, quế, chuối”[61;203]. Nhiều nhà đầu tư ngành công nghiệp nhẹ,

hăng hái xây dựng nhiều nhà máy chế biến nông sản. Năm 1870, Kresser lập nhà máy đường Biên Hòa. Năm 1876, viên luật sư Vinson lập sở mía ở Biên Hòa. Năm 1880, Lancelot lập nhà máy đường ở Lạc An. Theo Địa phương chí tỉnh Biên Hòa năm 1901, số colon Pháp ở Biên Hòa có: “Michelet ở làng Lạc An trồng mía; Công ty Paris Phước Tân

ở làng Phước Tân có 25.000 cây cà phê; Nativel ở làng Bình Trước có 10.000 cây cà phê và trồng mía; Nicolas trồng mía, lúa; Torrebill trồng cà phê; Btton trồng ở Bình Thạnh 6.000 cà phê; Jurgensen trồng ở làng Tân Lợi tổng Chánh Mỹ hạ 60.000 gốc tiêu; Crestien trồng ở làng Chánh Hưng 30.000 gốc cà phê; Bérenguier trồng lúa; Romans trồng ở làng Bình Dương tổng Long Vĩnh thượng 2.260 gốc cà phê; Lorenzo trồng ở làng Xuân Lộc 3.800 gốc cà phê”[96;76].

Sau khi xác lập sự cai trị, Pháp du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng cách thành lập nhiều đồn điền kinh doanh nông nghiệp, lập nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ để bóc lột sức lao động của công nhân. Để có được lực lượng lao động đó, thì Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau chiếm đoạt dần ruộng đất của nông dân, từng bước làm cho người nông dân mất dần ruộng đất và trở thành lao động làm thuê của chúng. Chưa dừng lại ở đó, Pháp còn đặt ra nhiều loại thuế khác nhau nhằm tăng cường bóc lột nhân dân ta trong đó có thuế thân. Vì vậy, “Năm 1880, chính quyền thuộc địa ra nghị định đánh thuế

ruộng và thuế thân ở Nam Kỳ. Cách đánh thuế theo từng làng của phong kiến nhà Nguyễn trước đây bị bãi bỏ; đồng thời những người trong tuổi lao động phải nộp mỗi năm một đồng bạc Đông Dương. Năm 1882, thống đốc Nam Kỳ thừa hành sắc lệnh của Tổng thống Pháp thu ở mỗi làng xã thêm khoản tiền về việc giữ gìn trật tự, trị an và những khoản tiền phạt nếu làng xã nào có người tham gia chống lại chính quyền”[61;204].

Để tiến hành chương trình khai thác thuộc địa trên toàn lãnh thổ nước ta nói chung ở Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng. Năm 1897, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer nêu rõ ý đồ khai thác nước ta: “…Sửa đổi lại chế độ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khóa mới

sao cho phù hợp với nhu cầu của ngân sách nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể và phải chú ý khai thác những phong tục tập quán của dân Đông Dương. Chú ý xây dựng thiết bị to lớn cho Đông Dương như xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ, kênh đào, bến cảng… là những thứ cần thiết cho công cuộc khai thác. Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ…”[49;98].

Biên Hòa là tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế ở miền Đông Nam bộ, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Để khai thác có hiệu quả, Pháp tiến hành việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước khi thực dân Pháp chiếm Biên Hòa, nơi đây đường thủy là phương tiện giao thông chủ yếu, đường bộ kém phát triển, duy chỉ có đường thiên lý cù nối liền Sài Gòn – Biên Hòa - Phú Xuân. Vì thế đến năm 1808, Pháp tiến hành sửa “sang đường từ Quảng Nam tới Biên Hòa do Lê Văn Chất đứng trông nôm dưới quyền

thống lĩnh của Nguyễn Đình Đức. Thiên lý cù phía Bắc từ Sài Gòn qua Biên Hòa, Long Thành, Bà Rịa, Xuyên Mộc, Hàm Tân…ngược ra Bắc. Từng phủ, huyện chịu trách nhiệm huy động dân đinh đi xâu sửa sang đường sá. Đường làm xong, đặt nhiều trạm, mỗi trạm có 20 đến 30 phu trạm chịu trách nhiệm chuyển công văn, sắc lệnh của triều

đình”[61;206]. Qua đó, chứng tỏ hệ thống đường bộ ngày một hoàn thiện, từng bước giảm

dần lưu thông bằng đường thủy về người cũng như mua bán hàng hóa. Khi giao thông đường bộ mở rộng, phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhiều vùng dân cư, làng xóm mới xa dòng sông Đồng Nai.

Sau khi cơ bản bình định tình hình an ninh trật tự ở Đông Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhà cầm quyền Pháp bắt đầu cho mở mang đường sắt, đường bộ vừa thực hiện chương trình khai thác thuộc địa, vừa đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Vì thế, “Năm 1901, đường quốc lộ 1 (đường thuộc địa số 1) và đường sắt Sài Gòn - Nha

Trang bắt đầu khởi công. Năm 1902, quốc lộ 15 nay đổi thành quốc lộ 51 mở rộng đoạn Biên Hòa – Vũng Tàu trên cơ sở thiên lý cù phía Bắc. Năm 1903, cầu rạch Cát và cầu Gành bắc qua sông Đồng Nai làm xong. Ngày 14-1-1904, đoạn đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa thông xe, tàu chợ bắt đầu chạy hàng ngày. Năm 1905, đường sắt bắt đầu vương ra tới Xuân Lộc dài 71 km. Năm 1910, đường sắt vươn tới Mương Mán (Phan Thiết). Ngày 16-7- 1913, đường sắt Sài Gòn – Nha Trang dài 411 km đưa vào khai thác” [61;207].

Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt đến thập niên đầu thế kỷ XX ở Biên Hòa khá hoàn chỉnh vừa phục vụ chương trình khai thác thuộc địa, vừa mở mang thêm nhiều lĩnh vực sản xuất nông nhiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, làng xóm mới và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Nhiều nhà máy xí nghiệp do người Pháp đầu tư xây dựng “Năm 1898, hãng cưa xẻ gỗ Blondel thành lập ở làng Tân Mai, đến

1907 trở thành công ty Biên Hòa kỹ nghệ và khai thác lâm nghiệp (gọi tắt là BIF) đi vào sản xuất mật hàng chính: gỗ xẻ, đồ mộc và mặt hàng kinh doanh thêm là nấu rượu, mở đồn điền trồng cao su”[61;208]. Đến năm 1911, công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông

hùng làm ăn với công ty Suzannah thành lập công ty đồn điền An Lộc thuộc huyện Long Khánh bắt đầu công cuộc khai hoang và trồng cao su. Ngoài ra, còn nhiều công ty được thành lập ở nhiều quy mô khác nhau ở nhiều địa phương của Biên Hòa.

Để tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa, tăng lợi nhuận, nhà cầm quyền Pháp ra sức kìm hãm, hạn chế các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, thuộc da, nấu rượu…Thay vào đó là sự thành lập nhiều công ty kinh doanh trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp… nhằm độc chiếm thị trường Biên Hòa nói riêng, cả Việt Nam nói chung.

Tóm lại, trên lĩnh vực kinh tế của Biên Hòa trong giai đoạn này thì thương nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng sự phát triển đó chủ yếu phục vụ quyền lợi cho giới tư bản Pháp. Trên bình diện khách quan, sự đầu tư kinh doanh của giới tư bản Pháp đã nảy sinh thêm những nhân tố sản xuất kinh tế mới, điều đó đã chi phối mạnh mẽ đến sự giao thương hàng hóa ở chợ, nhất là chợ tỉnh, chợ các huyện lỵ.

2.1.3.3 Giáo dục

Sau khi thực dân Pháp chiếm Biên Hòa, chúng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân. Buổi đầu, tầng lớp sĩ phu đã kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp xâm lược. Để “Thực hiện quân quản trực trị và đồng hóa về văn hóa, chúng cho thay chữ nho

bằng chữ quốc ngữ trong việc cai trị nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của tầng lớp sĩ phu phong kiến. Nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ mở trường dạy tiếng Pháp cho người Việt và mở trường dạy tiếng Việt cho viên chức Pháp, mở trường Hậu bổ, trường thông ngôn…”[61;212]. Nhưng chỉ có số ít người Việt đi học tiếng Pháp, vì thế nhà cầm quyền

Pháp bắt mỗi làng phải cử mấy người đi học giống như bắt lính. Do đó, Cultru nhận xét: “Kết quả chẳng ra làm sao cả, phần đông trẻ em đi học chỉ học đọc hay viết chữ quốc ngữ, không mấy đứa học và nói tiếng Pháp, có nói được cũng kém quá. Sau một năm học, vài đứa bị bắt đi làm thông ngôn ở các đồn lính”[30;201].

Địa phương chí tỉnh Biên Hòa năm 1901 cho biết: “Trường tiểu học tỉnh lỵ - cơ sở rất

quan trọng gồm 15 thầy giáo, 500 học trò, ngoài ra còn 11 tổng với số học trò là 979, trong đó có 81 em gái. Có 16 trường làng với khoảng 2000 học trò với 179 em gái. Ngoài ra, trường của nhà chung có 6 cái do các nhà truyền giáo duy trì với khoảng 330 em trong đó có 80 trò gái. Các trường lớp tự học chữ nho và quốc ngữ với khoảng 500 học trò…”[96;46]. Để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho chương trình khai thác thuộc

địa, năm 1903, nhà chức trách Biên Hòa thành lập trường Mỹ nghệ Biên Hòa để đào tạo thợ và đốc công người Việt. Với “Mục tiêu là đào tạo các thợ thủ công có tay nghề vững vàng, làm các sản phẩm thủ công có chất lượng để bán và xuất khẩu. Ngành đồng và gốm kế thừa truyền thống xưa, được nâng cao theo hướng hiện đại các sản phẩm được ưa thích…”[61;214].

Như thế, thực dân Pháp đã có nhiều biện pháp để mở rộng, nâng cấp nền giáo dục tại Biên Hòa với mục đích đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, âm mưu dùng người Việt cai trị người Việt trong mục tiêu chung của thực dân Pháp. Cho đến năm 1945, về cơ bản nền

giáo dục tại Biên Hòa vẫn rất nhỏ bé so với thực tế với “Hơn 90 % nhân dân thất học, tình trạng này kéo dài đến cách mạng tháng Tám 1945”[63;454].

2.1.3.4 Văn hóa - Xã hội

Với chương trình khai tác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi so với trước nói chung và ở Biên Hòa nói riêng. Sự đầu tư của các nhà tư bản Pháp trên nhiều lĩnh vực như lập nhiều nhà máy, xí nghiệp phục vụ sản xuất công nghiệp, đồn điền cao su, đồn điền trồng cà phê, tiêu, điều, thuốc lá…Do đó, lực lượng nhân công tại chỗ không thể đáp ứng yêu cầu, vì vậy Pháp tiến hành tuyển chọn nhân công từ Bắc vào Nam. Một điều tất yếu “dân số ngày càng tăng lên do các nguồn nhập cư từ nơi

khác đến, đặc biệt là từ Bắc, miền Trung qua công việc mộ phu “công tra” làm việc tại các đồng điền cao su. Nông thôn Biên Hòa có nhiều biến chuyển so với trước đây. Vì là tỉnh phụ cận Sài Gòn, một trung tâm thương mại mà thực dân Pháp ra sức xây dựng để phục vụ cho cuộc khai thác tối đa hiệu quả ở Nam Kỳ, Biên Hòa chịu những ảnh hưởng lớn”[61;215]. Sự ảnh hưởng của phương thức sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đối với sản

xuất Biên Hòa, làm cho kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp của người dân trước đây dần dần chuyển sang sản xuất “…cung cấp hàng hóa, phục vụ cho kinh tế thị trường, phụ thuộc vào chính sách kinh tế khai thác của Pháp. Hàng hóa sản xuất ra như lúa, gạo, cao su… được đưa về Sài Gòn để xuất khẩu, xã hội Biên Hòa có sự phân hóa cao…”[61;215].

Như vậy, bên cạnh giới tư bản phương Tây, nay xuất hiện thêm tầng lớp tư bản người bản xứ và đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, đó là các chủ đồn điền, chủ trang trại, chủ nhà máy, công ty…đã chiếm phần lớn đất đai canh tác vùng đất Biên Hòa. Vì thế, một diện mạo mới về thương nghiệp thời kỳ này ra đời với sự phát triển của chợ tỉnh, chợ huyện và chợ làng xã trên cơ sở đã hình thành.

2.2 Hoạt động của chợ ở Biên Hòa – Đồng Nai (1861-1945)2.2.1 Chợ tỉnh 2.2.1 Chợ tỉnh

Chợ Dinh là chợ tỉnh Biên Hòa hay gọi là chợ Biên Hòa. Theo nghiên cứu địa bạ tỉnh Biên Hòa dưới triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu thì năm 1863, phủ Phước Long huyện Phước Chánh có “Chợ :Thủ Đồn Sứ, Đồng Văn, Bến Cá, Đồn”[15;88]. Như vậy, qua dẫn chứng này, nhà nghiên Nguyễn Đình Đầu không đề cập đến chợ Dinh, không hiểu lý do vì

sao. Trước đó, chợ Dinh vốn là chợ trấn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa của tỉnh Biên Hòa. Thế nhưng, cũng theo nghiên cứu địa bạ tỉnh Biên Hòa dưới triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu, tỉnh Biên Hòa năm 1867 được chia thành 5 địa hạt,

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w