Ảnh hưởng của chợ đối với đời sống văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 109 - 151)

VI. Bố cục luận văn

3.2.2 Ảnh hưởng của chợ đối với đời sống văn hóa – xã hội

Vùng đất Biên Hòa – Đồng đã định hình và phát triển đến ngày hôm nay hơn 300 năm. Thời gian hơn 300 năm để hình thành và mở rộng cho vùng đất có nhiều dấu ấn lịch sử trong tiến trình mở cõi về phương Nam của cha ông không phải là ngắn hay quá dài. Trong khoảng thời gian ấy, vùng đất này đã tiếp biến văn hóa của nhiều địa phương trên cả nước nói chung và nước ngoài nói riêng để hình thành nên bản sắc văn hóa Đồng Nai. Đối với “Mỗi nền văn hoá ở một giai đoạn lịch sử nhất định như là một cấu trúc, một hệ thống

tổng thể, tức coi nó như một thực thể bao gồm các thành tố, bộ phận, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, tạo nên nội lực (nội sinh), cùng với ngoại lực (ngoại

sinh) quyết định sự biến đổi của nền văn hoá ấy trong một không gian và thời gian xác định. Trong các thành tố văn hoá ấy thì hình thái kinh tế - xã hội và ý thức hệ là những nhân tố và mối quan hệ tạo nên hệ thống và chi phối các thành tố và mối quan hệ khác, quyết định diện mạo, tính chất và đặc trưng của mỗi nền văn hoá ”[105]. Như vậy, bản sắc

văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Đồng Nai nói riêng được hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố như sự tác động qua lại của hình thái kinh tế - xã hội, ý thức hệ, nội lực, ngoại sinh, không gian và thời gian. Quá trình tiếp biến văn hóa bằng nhiều con đường khác nhau như sự di cư, thương mại buôn bán, truyền bá tôn giáo... Và sự định hình văn hóa Đồng Nai cũng không nằm ngoài quy luật của tiếp văn hóa đó. Sự hình thành cộng đồng dân cư trên vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai có nguồn gốc khá đa dạng như người có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung, Trung Quốc... và các tộc người thiểu số bản địa. Vì vậy, trong lời giới thiệu sách Văn hóa Đồng Nai, PGS.TS Phạm Xuân Biên viết: “Chúng ta đang xây dựng

một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là nền văn hóa có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Đó cũng là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng Nai xưa là xứ gạo trắng nước trong, đất lành chim đậu nên thu hút nhiều lớp cư dân của các vùng miền trên cả nước. Hiện nay, chỉ riêng trên địa bàn của tỉnh, đã có tới 35 thành phần các dân tộc sinh sống. Vì thế, nói đến văn hóa Đồng Nai là nói tới văn hóa của các cộng đồng dân tộc, của nhiều lớp dân cư, nói đến bản sắc văn hóa của từng sắc dân và cả sự giao hòa, kết nối văn hóa”[93;6]. Cơ sở, con đường để hình thành nên bản sắc văn hóa Đồng Nai là sự giao

lưu, tiếp biến, lan tỏa của nhiều văn hóa khác nhau. Một trong những con đường tiếp biến, lan tỏa văn hóa đó là qua hoạt động mua bán, trao đổi, giao thương hàng hóa của chợ ở Biên Hòa – Đồng Nai.

Vùng đất màu mở ven sông Đồng Nai là điểm đến đầu tiên của người Việt trong tiến trình khai phá vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Vì thế, chợ cũng xuất hiện sớm ở nơi này. Ngay từ khi xuất hiện chợ đến năm 1945, bên cạnh vai trò trao đổi giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thì chợ còn là nơi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa vùng, miền và dân tộc. Dưới chế độ phong kiến thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, nền kinh tế chính nước ta là nông nghiệp nên các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn một phần thông qua văn hóa dân gian thể hiện ở chợ làng xã, chợ huyện và chợ tỉnh. Qua hoạt động của chợ phiên, chợ hội, chợ tết, chợ làng xã...cho ta lăng kính

phản ánh phong tục tập quán, tín ngưỡng, tình hình kinh tế, diện mạo xã hội của một địa phương hay một vùng nhất định. Tính chất văn hóa của chợ được biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như văn hóa ẩm thực, văn hóa dân gian, văn hóa giao tiếp...Đối với vùng cư trú xen kẽ giữa người Việt và các dân tộc thiểu số anh em thì chợ ngoài vai trò trao đổi buôn bán hàng hóa còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa tạo nên sự đa dạng bản sắc dân tộc.

Văn hóa tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt trên đất Biên Hòa – Đồng Nai, thể hiện trong sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của cư Việt cũng như người Hoa về việc sinh, tang chế, cưới hỏi, mừng thọ...với sinh hoạt cộng đồng như thờ cúng trong nhà, cúng đình, cúng miễu, cúng chùa... Theo nhà nghiên cứu Phan Đình Dũng: “Những di sản tín ngưỡng

của người Hoa mang theo hiện trạng dễ tìm thấy trong đời sống sinh hoạt của người Đồng Nai: tục đốt nhiều vàng bạc, thờ cúng các vị thần Thiên Hậu...Tiền Hậu địa chủ Tài thần, bà mẹ thai sanh...cho nên hai hệ tín ngưỡng dễ dàng chan hòa, dung hợp lẫn nhau, dần dần cư dân Việt và người Hoa chung một thần điện dân gian đến mức khó phân biệt cội nguồn Hoa – Việt...cùng có sức sống ngang nhau trong tâm linh người Hoa cũng như cư dân người Việt”[93;65]. Như thế, văn hóa dân gian Đồng Nai được hình thành trên cơ sở

dung hợp của nhiều nhân tố văn hóa mà chủ yếu là Việt – Hoa. Chợ là nơi cung cấp đầy đủ các nhu cầu tế lễ, tiếp biến, lan tỏa văn hóa dân gian của cư dân Biên Hòa – Đồng Nai bởi một số dẫn chứng sau:

Lễ vật để chuẩn bị cho một đám cưới: Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng lớn, yêu cầu thường là trầu, cau, rượu, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và tiền mặt. Thế là, các đồ lễ chuẩn bị cho đám cưới đều phải ra chợ để mua theo như yêu cầu. Tất cả các yêu cầu trên để chuẩn bị cho một lễ cưới thì chợ nào trên đất Biên Hòa – Đồng Nai cũng có, trong đó “Miêng trầu là đầu câu chuyện” không bao giờ được thiếu, là nét văn hóa dân gian được lưu truyền từ Bắc tới Đồng Nai.

Lễ vật giỗ chạp: Ca dao xưa còn nhắc nhở “Cây có gốc mới nở cành xanh

ngọn/ Nước có nguồn mới biển rộng sông sâu/ Người ta nguồn gốc từ đâu ?/ Có cha có mẹ rồi sau có mình”. Từ lâu đời, mỗi gia đình Việt Nam không phân biệt giàu nghèo sang hèn,

kể cả nhiều gia đình theo đạo Thiên Chúa, gia đình nào cũng theo tập quán thờ cúng Tổ tiên ông bà cha mẹ (gọi chung là thờ cúng Tổ tiên). Việc thờ cúng Tổ tiên đã trở thành bản sắc

văn hóa người Việt, có người đề cao là “Đạo Ông Bà”, được xã hội coi như một tiêu chuẩn quan trọng của nề nếp gia phong, là việc làm hợp đạo đức truyền thống của dân tộc. Vì nó bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của con cháu luôn tưởng nhớ công ơn tổ tiên ông bà và đấng sinh thành, cơ sở gắn bó mảnh đất quê hương, yêu thương bà con dòng họ, làng xóm, là đầu mối của tình yêu Tổ quốc, đồng bào. Khi cúng giỗ, tuyệt đối cúng giỗ phải làm tại nhà mình, không ai tổ chức nhà hàng như tiệc liên hoan hay đám cưới thời hiện đại. Ở nhà có thể đặt mua thêm một số món thức ăn, xôi, bánh trái đem về cúng. Ngoài nghi thức cúng là những món ăn thông thường như: nem bì, chả, gỏi, canh chua, cá kho, thịt kho Tàu, cà-ri, ra-gu, bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh chưng, bánh dày, trái cây, nhang, đèn… nhiều gia đình còn có vật cúng đặc trưng được quy định cho từng dòng họ như: cá lóc nướng, bánh tráng, cốm nổ (Tổ tiên gốc miền Trung), hay gà luộc kèm muối chanh, trứng luộc… (Tổ tiên gốc miền Bắc), để cho dòng họ dễ nhận biết nhau. Tất cả các loại sản phẩm để tiến hành lễ giỗ đều có đầy đủ ở các chợ.

Chợ tết: Đối với mỗi người Việt Nam, Tết cổ truyền đã trở nên thân thuộc như máu, xương, thịt không tách rời. Mỗi người chúng ta thường gặp Tết từ trong những câu ca dao, tục ngữ, ca dao mộc mạc, đơn xơ đến những bài diễn văn trịnh trọng, từ câu chuyện thường ngày đến đến lời cầu khấn trước bàn thờ linh thiêng Tổ tiên. Không biết chính xác Tết xuất hiện tự bao giờ, thế nhưng cứ mỗi độ xuân về là mọi người họ hàng dù đi bất cứ nơi đâu đều tề tựu về đại gia đình với những cuộc gặp gỡ, trò chuyện thân mật, hàn huyên tâm sự và bữa cơm gia đình ấm cúng cùng nhiều món thực phẩm phong phú. Trước khi Tết đến khoảng bốn năm ngày (Từ ngày 25, 26 tháng Chạp âm lịch), mỗi gia đình đều chuẩn bị tiền để đi sắm tết cho gia đình. Đối với tiểu thương ở chợ cũng như người cung cấp hàng hóa, Tết là thời điểm bận rộn nhất trong một buôn bán và trồng trọt. Trong ngày Tết, ngoài vật phẩm hàng ngày, người tiêu dùng còn có nhu cầu làm đẹp cho chính mình, cho ngôi nhà, cho sinh cảnh với hoa lá cây trái. Thế là, nơi để thỏa mãn nhu cầu cho mọi người là chợ. Chợ vào những ngày cận Tết, không khí thật náo nhiệt với hoạt động của kẻ mua người bán.

Chợ Tết là những phiên chợ họp vào trước tết từ 25 đến 30 tháng Chạp (Tức là từ ngày 25 đến 30 tháng 12 âm lịch), bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như lá dong để gói bánh chưng, gạo nếp để gói bánh chưng hoặc nấu xôi, gà trống, thịt heo, bánh mức, các loại trái cây dùng thờ cúng (ngũ quả) để

cúng tổ tiên, trời đất,... Tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ bán hàng hóa trong những ngày Tết, những ngày đầu năm mới không họp chợ, nên người tiêu dùng phải mua nhiều hàng hóa để sử dụng cho đến khi họp chợ trở lại. Vì người Việt có câu “mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người” nên chợ được họp phiên đầu năm là ngày mồng ba tết (ngày 3 tháng Giêng âm lịch). Hơn nữa, chợ Tết cũng là dịp để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa tết, nhiều loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,... Chợ Tết thường sẽ chấm dứt hoạt động vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán hàng hóa suốt cả ngày lẫn đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những thú vui đặc biệt đối với chợ ở đô thị. Kèm theo các chợ mua bán ngày giáp Tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ chức các chợ hoa nhằm phục vụ vui xuân.

Cây nêu ngày Tết ở nông thôn: Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam nói chung, bao gồm cả một số dân tộc thiểu số và người Kinh, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Cây nêu được dựng với mục đích ban đầu, theo truyền thuyết, nhằm ngăn ngừa không cho quỷ từ biển Đông vào đất liền và bén mảng đến nơi người cư ngụ. Đây cũng là nét văn hóa người Việt ở nông thôn trong ngày Tết. Nguyên liệu là cây tre và các vật dụng mua ở chợ như trầu, cau, vôi, vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy… Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai...

“Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở trên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ”[104]. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng

không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. “Cây nêu thường

được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong Tết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”[104].

Người Việt, ngoài Tết nguyên đán lớn nhất trong năm còn có nhiều lễ Tết khác: Tết Thanh Minh, Tết Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu), Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy), Tết Trung thu (Rằm tháng Tám), Tết Trùng thập, Tết Táo quân và chợ là nơi luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của nhân dân thể hiện bản sắc văn hóa của mình qua nhiều loại hình Tết. Như vậy, chợ là nơi cung cấp, đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu cho nhân dân trong việc giữ gìn, bảo lưu truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Trong tâm thức người Việt dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nghề gì đều luôn gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc và một trong những nơi để thể hiện, tạo điều kiện cho việc lưu giữ, lan tỏa, tiếp biến văn hóa là chợ. Đó là đặc điểm chung của chợ trên khắp mọi miền quê hương Việt Nam mà chợ ở Biên Hòa – Đồng Nai cũng không là ngoại lệ.

* Thúc đẩy mối quan hệ giữa các làng xã:

Theo nhiều nghiên cứu, đặc điểm chung của làng xã Việt Nam là khép kín với cộng đồng đa chức năng, liên kết chặt chẽ, là sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị (trong làng có chợ, phố nhỏ...), từ đó tạo nên làng nông nghiệp – thủ công nghiệp – thương nghiệp, lấy nông nghiệp làm sản xuất chính. Làng Việt Nam không chỉ là một khu vực cư trú đơn thuần của gia đình tiểu nông, mà chính bản thân nó còn là một tổ chức sản xuất, xã hội. Làng là tích hợp của những thành tố nói trên. Sức sống của làng tồn tại ở chỗ tái sản xuất những thành viên của nó. Làng Việt là gia đình, là tế bào của xã hội, là đơn vị giáo dục đạo đức, đơn vị tín ngưỡng, đơn vị kinh tế. Biểu hiện đơn vị kinh tế của làng xã có lẽ là ở chợ. Vì qua hoạt động của chợ, lăng kính kinh tế địa phương đã được biểu hiện phần nào. Kết cấu bền bỉ, chặt chẽ của làng xã đã tạo nên nếp sống hoàn toàn độc lập với nền kinh tế tự cung tự cấp trong nền kinh tế tiểu nông truyền thống. Vấn đề đặt ra cho sự phát triển kinh tế làng xã theo hướng sản xuất hàng hóa là đòi hỏi phải vượt khỏi tính tự trị của làng, tính tự cung

tự cấp của sản xuất, tính bảo thủ của tư tưởng. Mầm mống cho sự bức phá tính tự trị, khép

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 109 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w