Hoạt động của chợ ở Biên Hòa – Đồng Nai (1861-1945)

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 66)

VI. Bố cục luận văn

2.2 Hoạt động của chợ ở Biên Hòa – Đồng Nai (1861-1945)

2.2.1 Chợ tỉnh

Chợ Dinh là chợ tỉnh Biên Hòa hay gọi là chợ Biên Hòa. Theo nghiên cứu địa bạ tỉnh Biên Hòa dưới triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu thì năm 1863, phủ Phước Long huyện Phước Chánh có “Chợ :Thủ Đồn Sứ, Đồng Văn, Bến Cá, Đồn”[15;88]. Như vậy, qua dẫn chứng này, nhà nghiên Nguyễn Đình Đầu không đề cập đến chợ Dinh, không hiểu lý do vì

sao. Trước đó, chợ Dinh vốn là chợ trấn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa của tỉnh Biên Hòa. Thế nhưng, cũng theo nghiên cứu địa bạ tỉnh Biên Hòa dưới triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu, tỉnh Biên Hòa năm 1867 được chia thành 5 địa hạt, mà hạt Biên Hòa quản lý huyện Phước Chánh có đề cập đến chợ Biên Hòa “Chợ: Tân Uyên, Bến cá, Đồng Văn, Chợ Đồn, Biên Hòa, Tân Tịch”[15;90]. Có lẽ, chợ Biên Hòa là tên gọi kế tục của chợ Dinh trước đó mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu quên liệt kê chăng ở thời điểm 1863. Cũng từ đó trở đi, tên gọi chợ Dinh dần dần chỉ còn lại trong cao dao dân gian“Đố anh con rết mấy chân/ Cầu Ô mấy nhịp/ Chợ Dinh mấy người”. Tên gọi chợ Biên Hòa cũng từ đó được gọi đến ngày hôm nay và đi vào ca dao dân gian “Chợ Biên

Hòa đèn mờ đèn tỏ/Anh coi không rõ anh tưởng đèn màu”.

Địa chí tỉnh Biên Hòa năm 1923 mô tả: “Biên Hòa, tỉnh lỵ, cách Sài Gòn 30 km, ở bờ trái sông Đồng Nai, dân cư khoảng 3.200 người (làng Bình Trước); cả thị xã gần 5.000 người. Thị xã nhỏ này là một trong những thị xã đẹp nhất Nam Kỳ. Nằm lẫn dưới các tàn cây bờ sông Đồng Nai đầy cây cối…”[98;45]. Như vậy, trung tâm tỉnh lỵ Biên Hòa đã được chính quyền thực dân nâng cấp lên thành thị xã. Thị xã là một đơn vị hành chính địa phương cấp thứ hai ở Việt Nam, dưới tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo cách phân cấp đô thị hiện nay, thị xã là đô thị cấp IV hoặc cấp III. Đồng nghĩa với thị xã là sự định hình một đô thị nhưng có lẽ quy mô còn khá khiêm tốn, và đồng nghĩa với đô thị ra đời là sự tập trung đông dân cư ở xung quanh, thế là hoạt động trao đổi hàng hóa ở chợ Biên Hòa của nhân dân tại chỗ nói riêng, nhân dân ở các huyện, các làng xã đến mua bán diễn ra ngày một thêm nhộn nhịp nói chung. Phương tiện trung gian cho trao đổi, lưu thông hàng hóa là tiền tệ. Sau khi xâm lược Việt Nam, để giúp cho hoạt động thương nghiệp phát triển, Pháp đã đưa tiền của mình vào làm phương tiện trao đổi hàng hóa.

Để thấy được giá trị tương quan giữa tiền tệ của triều đình nhà Nguyễn với các đồng bạc nước ngoài đầu thế kỷ XX, chúng ta có thể tham khảo bảng tỉ giá:

Đồng Mễ Tây Cơ Đô la Anh

Đồng Đông Dương

Tỉ giá với tiền triều Nguyễn

1883 1884 1885 1898

1 đồng 8 quan tiền 6,7 quan tiền 5 quan tiền 6 quan tiền

Năm 1888, tỉ giá giữa tiền triều Nguyễn với đồng Đông Dương và đồng France Pháp là: “1 đồng Đông Dương = 4 France Pháp = 5,5 quan tiền” [4;35]. Với sự thống nhất về tỉ giá giữa tiền nước ta với các đồng bạc nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phát triển mà trước hết là ở chợ.

Sau khi thực hiện xong công cuộc bình định, mấy năm sau nhà cầm quyền tỉnh Biên Hòa tiến hành thu thuế môn bài, thuế chợ, và qua đó chúng ta có thể hiểu phần nào tình hình buôn bán lúc bấy giờ, trong đó có chợ Biên Hòa. Địa chí Đồng Nai chép: “Cuốn sách

Đất Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1879 của phòng canh nông và kỹ nghệ Nam Kỳ (xuất bản năm này) cho biết đã thu thuế môn bài của 1005 hộ kinh doanh ở Biên Hòa, trong đó: 3 hộ nộp thuế hạng 1 tới 1000 fr/năm; 2 hộ nộp thuế hạng 2 tới 600 fr/năm; 55 hộ nộp thuế hạng 3 tới 400 fr/năm; 2 hộ nộp thuế hạng 4 tới 200 fr/năm; 8 hộ nộp thuế hạng 5 tới 100 fr/năm; 528 hộ nộp thuế hạng 6 tới 50fr/năm; 336 hộ nộp thuế hạng 7 tới 25 fr/năm; 71 hộ nộp thuế hạng 8 tới 12,5 fr/năm”[62;213].Với số liệu này, chứng tỏ hoạt động thương

nghiệp tại chợ Biên Hòa khá ổn định, mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra trên quy mô lớn và chính quyền lúc bấy giờ quản lý hoạt động thương mại khá chặt chẽ. Qua tính toán có thể thấy số hộ kinh doanh lớn nộp thuế môn bài ít “từ hạng 1 đến hạng 3 có 60 hộ (6%), các

hộ kinh doanh loại vừa nộp thuế hạng 4-5 có 10 hộ (gần 1 %), số hộ buôn bán dịch vụ nhỏ chiếm phần rất lớn (hơm 93%). Tuy không ghi rõ các hộ này là ai song người ta suy đoán – mà không sợ lầm – số 7 % hộ nộp thuế môn bài từ 100 fr/năm trở lên chủ yếu là thương nhân người Hoa vốn thạo nghề buôn bán từ xưa”[62;213]. Như vậy, kinh tế thương mại ở

Biên Hòa chủ yếu là buôn bán nhỏ, lẻ, còn buôn bán quy mô lớn tập trung cá nhân ít. Con số 93% hộ kinh doanh thương nghiệp là buôn bán nhỏ nói lên hoạt động giao thương hàng hóa chủ yếu ở tỉnh Biên Hòa là diễn ra ở chợ. Bởi vì, hoạt động giao thương hàng hóa ở chợ diễn ra dưới hình thức buôn bán nhỏ là phổ biến. Thế nên, chợ ở Biên Hòa trong giai đoạn này đều có sự thay đổi cả về diện và lượng. Với sự kích thích phát triển ngoại thương của giới tư bản Pháp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp nội địa phát triển, mà trước hết là ở chợ, trong đó có chợ ở tỉnh Biên Hòa.

Khi hoạt động thương nghiệp ở chợ phát triển, nhà cầm quyền cũng tiến hành thu thuế, ở mỗi chợ đều có mức thu thuế khác nhau, sở dĩ có sự khác nhau đó, có lẽ là do quy mô mua bán, địa điểm kinh doanh của chợ khác nhau. Những chợ ở trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ thì mức đóng thuế của tiểu thương thường cao hơn ở làng xã. Qua hoạt động thu

thuế khác nhau đó, cho phép ta khẳng định được quy mô lớn nhỏ trong kinh doanh của các chợ. Ví dụ: Tại “Tổng Phước Vĩnh Thượng có chợ Dinh (làng Bình trước) thuế trưng 800đ, chợ Mới (làng Nhị Hòa) thuế trưng 175 đồng”[62;214]. Rõ ràng, mức thu thuế có sự khác nhau giữa chợ Dinh (chợ tỉnh Biên Hòa) là 800 đồng, còn chợ Mới ở làng Nhị Hòa thuế có 175 đồng. Qua sự chênh lệch mức thu thuế này của nhà cầm quyền ở hai chợ nói trên, cho phép ta khẳng định rằng quy mô chợ tỉnh Biên Hòa lớn hơn chợ Mới ở làng Nhị Hòa với hoạt động thương nghiệp diễn ra nhộn nhịp hơn, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa theo đó cũng phong phú theo tỉ lệ thuận với trao đổi hàng hóa. Một ví dụ khác, đó là trong tổng có nhiều chợ mà mức thu thuế cũng có sự khác nhau “Tổng Phước Vĩnh Hạ có chợ Bến Cá (làng Bình Thảo) thuế trưng 721 đồng, chợ Cây Đào (làng Bình Thạnh) thuế trưng 20 đồng, chợ Dỏ Sa (làng Bình Lợi) thuế trưng 13 đồng”[62;214]. Qua hai ví dụ trên, chợ Biên Hòa có mức đóng thuế trưng cho nhà cầm quyền cao nhất so với các chợ khác trong tỉnh lúc bấy giờ.

Với cách đánh thuế trưng như vậy, đã phản ánh mức độ hoạt động sôi động hay tẻ nhạt trong trao đổi hàng hóa của chợ tỉnh, chợ huyện, chợ làng xã. Người ta có thể xếp loại từ cao đến thấp về quy mô, vai trò của các chợ ở tỉnh Biên Hòa như sau: “Chợ Dinh ở tỉnh

lỵ Biên Hòa, chợ Thủ Đồn sứ, chợ Bến Cá, chợ Đồng Ván, chợ Bến Gỗ, chợ Đồn, chợ Mới (Nhị Hòa), chợ Mới ( phước Long), chợ Rạch Giồng, chợ Đồng Môn, chợ Cây Đào, chợ Cây Da, chợ Dỏ Sa, chợ Cẩm Vinh, chợ Bố Mua…Có thể nhà chức trách hồi đó lược bỏ không ghi một số chợ làng, chợ xóm, chợ chồm hổm quá nhỏ”[62;214]. Qua đó, cho thấy

chợ Dinh hay chợ Biên Hòa là trung tâm mại lớn nhất của tỉnh Biên Hòa. Vì là chợ trung tâm của tỉnh nên số lượng thương nhân ở đây cũng tập trung nhiều hơn bất cứ chợ nơi nào trong tỉnh, tạo nên sự liên kết giữa người bán và người mua, giữa người sản xuất và tiêu dùng diễn ra nhộn nhịp hơn.

Với vai trò là chợ tỉnh, trung tâm buôn bán cho cả vùng đất Biên Hòa nói riêng, các vùng lân cận nói chung mà chủ yếu là Sài Gòn. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở đây là nông lâm thổ sản và hàng thủ công: “Thuốc lá, song, mây, dầu chai, nhựa, dầu phộng, gỗ, củi,

than củi, gỗ xây dựng, đồ gỗ tiện, đường, chiếu, lu hũ, bình cắm hoa, chén ăn cơm, gạch ngói, đá ong, đá móng nhà, lưỡi cày, chuông, chiêng, nồi đồng, cối xay, cà phê, trầu cau, măng cụt, dứa… và một số năm sau là cao su sơ chế. Nhập cảng: dầu lửa, vải sợi, trà tàu, giấy, pháo, diêm, nhang thắp, cá khô, cá tươi, nước mắm…”[62;215]. Theo địa chí tỉnh

Biên Hòa năm 1901, tỉnh Biên Hòa phải nhập khẩu sản phẩm hàng hóa của châu Âu: “Vải vóc, dụng cụ, đồ đạc trong nhà, máy móc thiết bị, thuốc y tế, văn phòng phẩm, đồ ăn, đồ họp, đồ giải khát, xăng dầu nhớt và mở máy…”[96;87]. Bên cạnh hàng hóa mua bán truyền thống trên thị trường, giờ đây có thêm nhiều sản phẩm mới có nguồn gốc phương Tây hoặc hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ của Pháp. Qua đó, cho thấy hàng hóa trao đổi hai chiều giữa chợ tỉnh Biên Hòa với các chợ huyện, chợ làng xã thời kỳ này diễn ra nhộn nhịp kẻ mua người bán với đa dạng về chủng loại sản phẩm, phong phú về mẫu mã hình dáng, cạnh tranh về chất lượng… Một trong những địa phương có mối quan hệ buôn bán, làm ăn khăng khít với chợ tỉnh Biên Hòa là chợ Lớn – Sài Gòn. Mối quan hệ của giới thương nhân giữa hai chợ lớn của hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở mỗi địa phương thể hiện “Các thương nhân lớn ở tỉnh Biên Hòa phần lớn là người Hoa, có quan hệ chặt chẽ với các

đại gia ở chợ Lớn. Họ là những mắc xích trung gian của guồng máy thương mại có tổ chức chặt chẽ của người Hoa ở Nam Kỳ, mỗi sáng thường tụ hội ở một số quán để trò chuyện, trao đổi định giá mua bán hàng hóa từng ngày…”[62;215].

Trong thời kỳ này, giao thông đường sắt, đường bộ đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa trao đổi từ Biên Hòa đi và ngược lại đến Sài Gòn. Điều này, càng thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa hai địa phương ngày một phát triển, đặc biệt là chợ tỉnh Biên Hòa. Khi đường sắt nối liền từ Sài Gòn đến Nha Trang, ga Biên Hòa trở thành nơi trung chuyển hàng hóa rất quan trọng giữa Sài Gòn đi Nha Trang. Vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa nói riêng, chuyên chở nói chung của ga Biên Hòa đã được địa chí tỉnh Biên Hòa năm 1923 ghi nhận khá chi tiết: “Nhờ đường sắt, việc chuyên chở đi

các sản phẩm chính của tỉnh nhất là gỗ chặt hạ trong rừng mà nó băng qua trên phần lớn lộ trình được thực hiện dễ dàng. Những cơ sở khai thác rừng lớn cũng ghép vào đường sắt những nhánh đường riêng như 30 km do công ty B.I.F xây dựng từ Trảng Bom tới Bến Nôm ven sông Đồng Nai, và nó sẽ nối tới bên kia, dọc sông, ở đó những thác ghềnh không cho phép thả bè, cũng như đường sắt Decauville mà công ty lâm nghiệp Đông Dương xây dựng…Ga Biên Hòa là một trong những ga quan trọng nhất của tuyến đường. Nó có kho chứa đầu máy và toa xe, một xưởng sửa chữa phụ và kho dự trữ chất đốt. Các ga khác nổi bậc là: Xuân Lộc, Gia Ray. Ga cuối cùng của nhiều chuyến tàu ở Biên Hòa nối tỉnh lỵ này với Sài Gòn. Hai chuyến mỗi chiều không kể những chuyến đặc biệt đi từ Mường Mán đến Nha Trang hàng ngày, bảo đảm giao thông của tỉnh tới biên thùy trung kỳ”[98;73]. Như

vậy, bên cạnh ga Biên Hòa, tuyến đường sắt trong nội tỉnh Biên Hòa còn có 2 ga khác là: Xuân Lộc và Gia Ray tạo điều kiện cho việc vận chuyển trao đổi hàng hóa trong tỉnh thuận lợi. Bên cạnh tuyến đường sắt chính còn có các tuyến đường sắt tự xây dựng của công ty B.I.F và công ty lâm nghiệp Đông Dương góp phần vận chuyển hàng hóa trong nội tỉnh. Đường sắt - một phương tiện vận chuyển hàng hóa mới, hiệu quả của phương Tây được du nhập vào Việt Nam và được xây dựng qua địa phận tỉnh Biên Hòa khá dài, đã nâng cao năng suất vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ mà địa điểm thỏa mãn nhu cầu trao đổi sản phẩm là chợ, trong đó chợ tỉnh Biên Hòa đóng vai trò là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh. Trên cơ sở phát triển của giao thông đường bộ, sắt, thủy, hàng hóa hai chiều hội tụ về chợ tỉnh Biên Hòa, thông qua hoạt động trao đổi của các tiểu thương, hàng hóa được chuyển đến các huyện, làng xã có nhu cầu thông qua mạng lưới chợ huyện, chợ làng xã.

Chợ tỉnh Biên Hòa trong thời thuộc Pháp có nhiều biến đổi so với thời kỳ trước đó về quy mô hoạt động, phạm vi mở rộng, sự phong phú đa dạng các loại sản phẩm hàng hóa trong tỉnh, ngoài tỉnh, trong nước, ngoài nước. Chợ tỉnh Biên Hòa trong thời kỳ này giữ vai trò là chợ trung tâm cho mạng lưới chợ huyện, chợ làng xã mang tính chất trao đổi hàng hóa phát triển hơn trước. Ngoài ra, chợ Biên Hòa không chỉ có mối liên hệ buôn bán với các chợ huyện, chợ làng xã trong tỉnh mà còn có quan hệ chặt chẽ với các chợ bên ngoài tỉnh mà tiêu biểu là chợ Lớn – Sài Gòn. Sự phát triển thương mại, trao đổi, giao lưu hàng hóa ở chợ nói chung, chợ ở Biên Hòa nói riêng đều nằm ngoài ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền Pháp ở tỉnh Biên Hòa.

2.2.2 Chợ huyện

2.2.2.1 Huyện Phước Chánh

Chợ Tân Uyên (chợ Thủ Đồn Sứ hay chợ Đồng Sứ) tọa lạc tại xã Tân An, tổng Chánh Mỹ Trung, huyện Phước Chánh, đây là chợ đã được hình thành từ khá sớm như đã giới thiệu phần chợ làng xã ở chương I. Từ 1698 đến trước 1861, chợ Bến Cá giữ vai trò là chợ trung tâm của huyện Phước Chánh nhưng sau khi tỉnh Biên Hòa trở thành thuộc địa của Pháp thì chợ Tân Uyên hay chợ Đồng Sử giữ vai trò là chợ trung tâm, chợ quan trọng nhất của huyện Phước Chánh.

Cơ sở của sự thay đổi vị trí trung tâm hoạt động thương nghiệp của hai chợ trên là theo địa chí tỉnh Biên Hòa năm 1901 ghi nhận: “Tân Uyên: chợ quan trọng nhất tỉnh, đông

người lui tới; có tín đồ đạo thiên chúa; nhà hội đẹp bằng gạch…”[96;42] còn “Bến Cá: chợ quan trọng”[98;42]. Địa chí Đồng Nai lại chép: “Tổng Chánh Mỹ trung có…chợ Thủ Đồn Sứ (Tân Uyên) thuế trưng 800 đồng”[62;213] còn “Tổng Phước Vĩnh hạ có chợ Bến Cá (làng Bình Thảo) thuế trưng 721 đồng…”[62;214]. Qua mức thuế trưng chênh lệch giữa chợ Thủ Đồn Sứ hơn chợ Bến Cá là 79 đồng, đã phản ánh được quy mô hoạt động lớn nhỏ giữa hai chợ. Qua so sánh quy mô của hai chợ, đã nói lên hoạt động trao đổi hàng hóa ở chợ huyện Tân Uyên chắc chắn diễn ra sôi động, sầm uất, nhộn nhịp hơn gấp nhiều lần so với thời kỳ trước đó.

Sau khi thực dân Pháp cơ bản bình định tỉnh Biên Hòa nói chung, huyện Phước Chánh nói riêng, chúng bắt đầu chương trình khai thác thuộc địa trên nhiều mặt. Các nhà tư bản Pháp du nhập phương thức sản xuất tư bản vào đây bằng cách lập nhiều đồn điền trồng cao su, cà phê, tiêu, mía… Ở huyện Phước Chánh sau khi thống đốc Pháp ra nghị định ngày 20- 2-1862, tịch thu vào quyền sở hữu của nhà nước “Toàn bộ ruộng đất vô chủ hoặc còn đang nằm trong tay dân bản xứ chiếm giữ mà không có bằng phán”[62;203]. Để rộng đường tạo

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w