Ảnh hưởng của chợ đối với sự phát triển Biên Hòa – Đồng Nai

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 104)

VI. Bố cục luận văn

3.2Ảnh hưởng của chợ đối với sự phát triển Biên Hòa – Đồng Nai

Từ rất sớm trong lịch sử loài người, chợ là cầu nối trung gian giữa người với người trong thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Chợ là nơi bày tỏ và giải quyết yêu cầu thừa – thiếu trong sản xuất hàng hóa theo quy luật cung cầu. Hàng hóa sản xuất phải có thị trường tiêu thụ, thị trường là đòn bẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, là nhân tố quyết định thúc đẩy kinh tế phát triển. Cơ sở đầu tiên của thị trường là hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa ở chợ. Qua mua bán giao thương ở chợ đã kích thích hoạt động của giới thương nhân, là thước đo mọi giá trị kinh tế hàng hóa. Vì thế, chợ đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế đối với quốc gia dân tộc nói chung, kinh tế Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng.

Khi xã hội ngày một phát triển cũng là lúc sản xuất hàng hóa ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu của con người. Quy luật cung - cầu được cụ thể hóa đầu tiên là ở các chợ làng xã và được nâng dần quy mô ở chợ huyện, chợ tỉnh và chợ ở kinh đô. Quá trình chuyển hóa từ sản phẩm trở thành hàng hóa diễn ra theo một chu kỳ khép kín dưới tác động của con người. Sản phẩm sau khi sản xuất, nó không thể tự thân vận động hay di chuyển mà cần phải có sự tác động của con người. Trước hết, con người mang sản phẩm của mình làm ra đến chợ để trưng bày, giớ thiệu, quảng bá và trao đổi. Hoạt động mua bán đầu tiên là vật đổi vật để thỏa mãn nhu cầu của mình. Người nông dân đem hoa lợi của mình đến chợ để đổi lấy sản phẩm của người thợ thủ công và ngược lại. Thế là, sản phẩm của người nông dân và thợ thủ công đã trở thành hàng hóa qua quy luật cung cầu. Sau là, chợ trở thành nơi trung gian liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người bán và người mua, từ đó sản phẩm trở thành hàng hóa và lưu thông trên thị trường, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế.

Khi xã hội đông đúc thì nhu cầu của con người tăng lên theo cấp số nhân, vì thế quy mô chợ từ đó cũng tăng dần. Thông qua chợ, hàng hóa được đưa đến mọi người tiêu dùng, đặc biệt là những nơi khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội như vùng sâu, vùng xa, vùng dân cư mới lập, vùng kinh tế mới, vùng biên giới, hải đảo…Trong quan hệ giữa người với người, quan hệ làng xã, quan hệ vùng miền, quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, quan hệ giữa các quốc gia thì chợ như là mạch máu lưu thông về kinh tế thương nghiệp không thể thiếu. Chợ là một thành tố không thể thiếu của thương nghiệp, thương nghiệp là thành phần rất quan trọng của nền kinh tế. Chình vì lẽ đó, từ thời chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cho đến

giai đoạn xâm lược, thống trị của thực dân Pháp thì chợ ở Biên Hòa – Đồng Nai không ngừng tồn tại, mở rộng và phát triển.

Ngay thời chúa Nguyễn, chợ đã hình thành và phát triển theo nhu cầu của người dân. Sang các giai đoạn về sau, chợ được nâng lên về quy mô, rộng về phạm vi cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu người dân tăng lên về số lượng, địa bàn cư trú. Ở hầu khắp các làng xã, tổng, huyện, trấn, tỉnh ở Biên Hòa – Đồng Nai luôn có sự liên hệ, gắn kết với nhau qua hoạt động kinh tế ở chợ. Hình thức trao đổi mua bán hàng hóa, quy mô hoạt động, vai trò tác động của chợ được thể hiện qua từng loại hình chợ. Hàng hóa giản đơn được trao đổi đầu tiên diễn ra ở chợ làng xã. Sau đó, hàng hóa thông qua giới thương nhân được tập hợp, vận chuyển lên tuyến trên sôi nổi hoạt động mua bán là chợ huyện, chợ trấn, chợ tỉnh ở Biên Hòa – Đồng Nai. Mỗi loại hình chợ ở vùng đất này đều có quy mô và vai trò riêng. Trong đó, ở khu vực nông thôn có chợ làng xã. Chợ làng xã là nơi tập kết, là xuất phát điểm đầu tiên của hàng hóa thuộc lĩnh vực nông phẩm, thủ công nghiệp. Sau khi sản phẩm đã tập kết và thỏa mãn nhu cầu ở cơ sở (chợ làng xã) được vận chuyển lên chợ huyện, chợ trấn hay chợ tỉnh. Ngược lại, chợ làng xã là điểm cuối tiêu thụ hàng hóa được lưu thông đến từ chợ huyện, chợ trấn, chợ tỉnh. Hàng hóa được lưu thông đến điểm có nhu cầu tiêu thụ (chợ làng xã) thường có hai loại: thứ nhất là tại nơi có nhu cầu sản phẩm mà địa phương không có, thứ hai là hàng hóa có tại nơi cần sử dụng nhưng đang ở dạng thô cần sơ chế hay chế biến thành sản phẩm sử dụng, thế là dưới tác động của hệ thống thương nhân ở chợ, hàng hóa thô sau khi luân chuyển đến nơi chế biến và trải qua một quy trình sản xuất để tạo ra thành sản phẩm mới, và rồi hàng hóa mới này lại theo bước chân các thương nhân quay trở lại một phần nơi xuất phát (chợ làng xã) để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Chợ vừa là nơi trưng bày, quảng bá các loại sản phẩm hàng hóa, vừa là nơi mua bán, tiêu thụ sản phẩm. Chức năng chợ làng xã thường là nơi tiêu thụ hơn là quảng bá, trưng bày sản phẩm. Còn chợ huyện, chợ trấn hay chợ tỉnh thì vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa lớn cũng vừa là nơi quảng bá sản phẩm, bày tỏ nhu cầu đòi hỏi của cộng đồng. Như thế, qua hoạt động trao đổi, quáng bá hàng hóa ở chợ xuất hiện nhu cầu mới của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, người sản xuất bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Cứ thế, người sản xuất luôn luôn muốn làm hài lòng người thiêu thụ qua kênh thông tin từ chợ. Cũng từ chợ, người tiêu dùng luôn bày tỏ mong muốn đòi hỏi của mình. Như vậy, chợ là nơi để người sản xuất, người sử dụng “trút bầu tâm sự”

trong sự phát triển đi lên của xã hội. Thế là, quy luật cung cầu ra đời trong lĩnh vực kinh tế mà nền tảng đầu tiên có lẽ là từ chợ. Từ thực tiễn phát triển của xã hội có tính quy luật đó, chợ trở thành khâu trung gian luân chuyển và tiêu thụ hàng hóa, là sợi dây kết nối giữa người sản xuất và tiêu dùng.

Từ những phân tích trên, có thế thấy xuất hiện ba nhóm đối tượng qua tác động của lưu thông hàng hóa:

Người tiêu thụ hàng hóa: Qua hoạt động của chợ, người tiêu dùng có thể mua các loại sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình như thực phẩm, đồ gia dụng, tư liệu sản xuất… Đồng thời, qua chức năng của chợ, người tiêu thụ hàng hóa có điều kiện giao lưu văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, nâng cao trí tuệ “Đi một bữa chợ, học một mớ khôn”, tính tháo vát, đảm đang của người phụ nữ qua hoạt động mua bán ở chợ trở thành đối tượng trăm năm cho giới đàn ông “Trai khôn tìm vợ chợ đông”, lễ hội truyền thống như chợ ngày rằm (ngày 15 âm lịch), chợ ngày tết…góp phần làm hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Người sản xuất hàng hóa: Hàng hóa sau sản xuất cần phải có sự tiêu thụ và chợ là nơi để giải quyết yêu cầu này của người tạo ra nó. Qua hoạt động của chợ, sản phẩm của người sản xuất trở thành hàng hóa và được luân chuyển đến nơi tiêu thụ. Vì thế, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa ở chợ vừa là động lực, vừa là yêu cầu cho người sản xuất tiếp tục tồn tại và mở rộng. Chợ là nhân tố quyết định đối với sự thành bại của người sản xuất hàng hóa. Qua tác động của người tiêu dùng với sự hoạt động của chợ giúp cho người cung ứng sản phẩm tái tạo sản xuất hàng hóa ngày một phát triển.

Đội ngũ thương nhân: Đối với hệ thống chợ làng xã, đội ngũ thương nhân hình thành ở mức độ manh nha, nhỏ lẻ. Thế nhưng, khi quy mô hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa lớn dần qua hệ thống chợ huyện, chợ trấn, chợ tỉnh thì đội ngũ thương nhân cũng trở nên chuyên môn hóa hơn và thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với lưu thông hàng hóa. Khi xã hội phát triển, dân cư đông đúc, hoạt động mua bán nhộn nhịp, sầm uất ở các chợ cũng là lúc có sự phân công lao rõ ràng giữa người bán – người mua – người tiêu dùng. Đội ngũ thương nhân được hình thành từ người mua, sau đó là người bán sản phẩm hàng hóa và được xếp vào tầng lớp thứ ba trong xã hội phong kiến bấy giờ là sĩ, nông, thương…

Chợ là nơi giới thiệu, quảng bá sản phẩm, lưu thông hàng hóa, nhất là những sản phẩm mang bản sắc riêng biệt của mỗi địa phương, mỗi vùng và mỗi miền khác nhau. Sự hoạt

động của chợ đã mở ra cơ hội cho người sản xuất mạnh dạn phát triển quy mô nghề nghiệp ở làng xã, trong huyện và tỉnh. Nếu không có chợ và hoạt động của nó thì có lẽ, nơi đó trở thành “điểm chết” trong tổng thể sự tồn tại và phát triển của loài người. Trong xã hội phát triển, chức năng hoạt động của chợ như mạch máu lưu thông trong cơ thể con người. Tùy theo quy mô, loại hình chợ mà có vai trò tác động to lớn đến kinh tế địa phương.

Đối với chợ làng xã: Chợ làng xã là nơi tiệm cận với cư dân thôn bản, là nơi có đời sống kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, có quan hệ mua bán sản phẩm dưới hình thức giản đơn trong giao dịch. Thời phong kiến, kinh tế tiểu nông gắn chặt với làng xã. Vì thế, muốn biết được kinh tế của một làng xã nào đó thì chỉ cần quan sát hoạt động mua bán của chợ đó thì sẽ rút ra được kết luận một cách chính xác về mức độ thịnh suy kinh tế. Trên cơ sơ nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa ở chợ đã giúp cho người nông dân, người làm nghề thủ công địa phương mở rộng quy mô, nâng cao năng xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Ở mỗi làng xã đều có nét đặc thù về đất đai thổ nhưỡng riêng biệt, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau nên sản phẩm làm ra nhất là nông nghiệp mang tính địa phương rõ nét.

Đối với chợ huyện: Huyện lỵ là một đơn vị hành chính trên cơ sở tập hợp nhiều tổng, làng xã. Chợ huyện được hình thành từ một nơi mà hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra nhộn nhịp sôi động nhất của huyện. Chợ huyện là nơi giới thiệu, trưng bày các sản phẩm, hàng hóa của nhiều làng xã trong huyện. Bên cạnh việc giới thiệu hoa lợi của địa phương, chợ huyện còn là nơi bày bán nhiều loại hàng hóa của nhiều địa phương khác. Hàng hóa ở chợ huyện theo đó cũng trở nên đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, cạnh tranh về chất lượng cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chợ huyện với vai trò là trung tâm thương mại lớn nhất huyện. Với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn ở chợ huyện đã kích thích nhà cung cấp sản phẩm phải tăng diện tích, quy mô, phạm vi sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Như vậy, qua hoạt động của chợ huyện đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế địa phương ngày một phát triển.

Đối với chợ trấn hay chợ tỉnh: Trấn lỵ hay tỉnh lỵ là sự kết hợp nhiều huyện lỵ trong một địa giới nhất định. Nơi tọa lạc của tỉnh lỵ thường gắn liền với thành thị nên ở đây dân cư tập trung nhiều hơn bất cứ nơi nào trong tỉnh. Tỉnh lỵ thường là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và là nơi tọa lạc của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Cũng như chợ ở làng xã hay huyện lỵ, chợ tỉnh cũng hình thành và phát triển nhằm đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thành thị. Thế nhưng, dân số trong thành thị bao giờ cũng đông hơn từng huyện lỵ, xã thôn, vì thế, chợ ở nơi đây chắc chắn rằng có quy mô mua bán, trao đổi hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với các chợ huyện lỵ. Giữ vai trò là trung tâm thương nghiệp lớn nhất tỉnh, chợ tỉnh là nơi giới thiệu, trưng bày hoàn toàn sản phẩm hàng hóa của tất cả các huyện lỵ, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận hàng hóa đầu tiên từ bên ngoài hội nhập vào tỉnh. Qua hoạt động của đội ngũ thương nhân, hàng hóa được vận chuyển hai chiều từ chợ tỉnh về chợ huyện lỵ, xã thôn và ngược lại. Cứ thế, xoay vòng theo một chu kỳ tuần hoàn lập đi lập lại bởi các thương nhân, hàng hóa luôn luôn được vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, tạo nên sự kích thích cho nhà sản xuất, nhờ đó mà kinh tế nói chung, thương nghiệp nói riêng ngày một phát triển hơn.

Trên địa bàn Biên Hòa – Đồng Nai, chợ ra đời và phát triển cũng không nằm ngoài những chức năng lưu thông hàng hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Là vùng đất mới hình thành và phát triển, chợ ở Biên Hòa – Đồng Nai giữ vai trò rất quan trọng, là nơi quảng bá, giới thiệu hàng hóa địa phương, là nơi có sự gặp gỡ giữa người sản xuất và người tiêu dùng qua sản phẩm hàng hóa, là cầu nối giữa nông thôn với thành thị, giữa vùng này với vùng khác trong nước, giữa nước này với nước khác qua giao dịch ngoại thương. Đồng thời, qua giao thương hàng hóa ở chợ, một thông điệp được gửi tới cho người sản xuất và tiêu dùng. Vì thế, người sản xuất luôn luôn vận động tạo ra sản phẩm nhiều hơn nữa nhằm tỏa mãn người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Như vậy, qua tác động khách quan hoạt động của chợ đã tạo nên diện mạo mới về kinh tế cho vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai qua các giai đoạn lịch sử từ 1698 đến 1945.

3.2.2 Ảnh hưởng của chợ đối với đời sống văn hóa – xã hội

Vùng đất Biên Hòa – Đồng đã định hình và phát triển đến ngày hôm nay hơn 300 năm. Thời gian hơn 300 năm để hình thành và mở rộng cho vùng đất có nhiều dấu ấn lịch sử trong tiến trình mở cõi về phương Nam của cha ông không phải là ngắn hay quá dài. Trong khoảng thời gian ấy, vùng đất này đã tiếp biến văn hóa của nhiều địa phương trên cả nước nói chung và nước ngoài nói riêng để hình thành nên bản sắc văn hóa Đồng Nai. Đối với “Mỗi nền văn hoá ở một giai đoạn lịch sử nhất định như là một cấu trúc, một hệ thống

tổng thể, tức coi nó như một thực thể bao gồm các thành tố, bộ phận, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, tạo nên nội lực (nội sinh), cùng với ngoại lực (ngoại

sinh) quyết định sự biến đổi của nền văn hoá ấy trong một không gian và thời gian xác định. Trong các thành tố văn hoá ấy thì hình thái kinh tế - xã hội và ý thức hệ là những nhân tố và mối quan hệ tạo nên hệ thống và chi phối các thành tố và mối quan hệ khác, quyết định diện mạo, tính chất và đặc trưng của mỗi nền văn hoá ”[105]. Như vậy, bản sắc

văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Đồng Nai nói riêng được hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố như sự tác động qua lại của hình thái kinh tế - xã hội, ý thức hệ, nội lực, ngoại sinh, không gian và thời gian. Quá trình tiếp biến văn hóa bằng nhiều con đường khác nhau như

Một phần của tài liệu Chợ ở biên hòa đồng nai từ năm 1698 đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 104)