Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người và con ngườ

Một phần của tài liệu Con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của mạc can luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 41 - 51)

6. Đóng góp và cấu trúc của Luận văn

2.2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người và con ngườ

trong văn học

Trước hết, ta tìm hiểu thế nào là quan niệm? Quan niệm là cách thức nhìn nhận phản ánh thế giới khách quan của chủ thể. Theo Trần Đình Sử cho rằng quan niệm: “là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu thể hiện tầm lý giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để từ đó diễn ra sự lựa chọn khái quát nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả không chính xác về đời sống” [51, 8] và “Quan niệm về nghệ thuật con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thành các nguyên tắc phương diện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [43, 4].

Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống nên có tính quan niệm rất cụ thể. Trong khi đó con người là “đối tượng trung tâm, chủ yếu của văn học, cái đích để sáng tạo văn học hướng tới”. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm mới có nhiều cách lí giải: Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lý các biến cố và quan hệ nhân vật” [31, 274]. Với cách hiểu như vậy, quan niệm về thế giới và con người là một trong những điểm xuất phát để từ đó có thể đi vào tìm hiểu nội dung của tác phẩm.

Lê Thị Dục Tú trong Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là cách

hiểu cách cắt nghĩa về con người. Quan niệm đó quyết định chiều sâu của việc miêu tả cũng như việc giải quyết chủ đề, đề tài trong sáng tác” [65,14].

Trong bài viết Con người Việt Nam sau năm 1975, Trần Đình Sử lại khẳng định: “Con người trong văn học thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, trong các bình diện con người được miêu tả, trong hệ thống các hình ảnh tượng trưng, trong tương quan với không gian và thời gian và trong cách miêu tả các tính cách tâm lí,… Người ta gọi đó là quan niệm nghệ thuật về con người” [60, 44].

Và trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đã đưa ra một khái niệm khá rõ hơn: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó” [54, 41]. Có thể nói, nhân vật là hình thức miêu tả con người trong đời sống văn học.

Do đó, con người vừa là chủ thể sáng tạo nhưng đồng thời cũng là đối tượng của sự sáng tạo nghệ thuật. Văn học nghệ thuật chính là nơi thể hiện cái nhìn của nhà văn về con người. Điều này đã được các nhà nghiên cứu khẳng định: “Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm trữ tình, tự sự, kịch, dù là trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người” [55, 8]. Thật vậy, tác giả khi đặt bút xuống một trang viết để cho ra đời một tác phẩm thì luôn hướng tới con người, hướng đến một con người cá nhân hay một tập thể nào đó trong xã hội để rồi thông qua đó mà hướng đến con người trong xã hội. Trải qua từng thời kỳ lịch sử, văn học hướng đến con người với những cách nhìn nhận, cắt nghĩa và lý giải hình tượng con người khác nhau. Từ buổi sơ khai hoang dã, con người đã có mặt trong văn học qua hình tượng các vị thần khai thiên lập địa, các hình tượng người anh hùng văn hóa. Tuy nhiên, trong buổi đầu của lịch sử, yếu tố sơ khai còn hiện rõ do sự chi phối của lối tư duy nguyên thủy. Do đó, quan niệm về con người còn hết

sức đơn giản. Đặc điểm này có thể nhắc đến qua các thể loại như thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích. Nhân vật được nhắc đến trong các tác phẩm này thường mang tính biểu trưng. Trong thần thoại, đó là các vị thần như: thần Sấm, thần Sét, thần Trụ Trời… trong các truyện cùng tên. Nhân vật chính là các vị thần gắn với chức năng của họ. Các vị thần xuất hiện để làm nhiệm vụ khai thiên lập địa và chỉ duy nhất có một hành động, hoàn toàn không có yếu tố miêu tả chân dung, có chăng chỉ là sự phác họa tính chất to lớn, kì vĩ về hình dạng. Tâm lý nhân vật cũng chỉ đơn thuần là sự nóng giận, phẫn nộ được kể một cách ngắn gọn. Những đặc điểm đó giúp người đời sau biết được tổ tiên của mình và nhìn nhận về họ một cách lý tưởng, uy nghiêm, linh thiêng. Trong quan niệm thời bấy giờ người ta nâng con người lên tầm vóc vũ trụ, giá trị của con người được đặt trong mối quan hệ với tự nhiên. Nhân vật ở đây là nhân vật chức năng, hoàn toàn không có nội tâm, chân dung, hình dạng. Nhân vật hiện lên một cách chung chung, trừu tượng. Vì thế có thể nhận định rằng quan niệm nghệ thuật về con người trong những sáng tác văn học xa xưa vẫn chỉ ở một mức độ đơn giản, chưa có sự phong phú đa dạng. Nhưng như đã nói, ta không nên xem đây là một điều hạn chế bởi quan niệm con người đó xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội thời bấy giờ.

Khi cơ sở xã hội có sự thay đổi, từ lối sống tập thể, con người hình thành những bộ tộc, bộ lạc và rồi đến xã hội có giai cấp. Điều đó ảnh hưởng đến ý thức về bản thân, giá trị của con người. Với truyền thuyết, nhân vật được nhắc đến với cảm quan ca ngợi, nhân vật đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại với chiến công xây dựng, bảo vệ đất nước như vua Hùng, Lạc Long Quân,… Nhân vật trong cổ tích có nhiều điểm mới hơn. Đó không còn là một con người chung chung nữa mà có tên gọi cụ thể, hành động gắn liền với sinh hoạt thế tục. Quan niệm nghệ thuật được thể hiện ở đây là sự phản ánh hiện thực xoay quanh nhân vật như nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh sống và số phận,… Thông qua hình tượng nhân vật bất hạnh bị áp bức để thấy

được con người đã quan tâm đến nhau bằng tình thương yêu cộng đồng, còn tiêu chuẩn đạo lý cuộc sống được đề cập như là người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ độc ác tham lam bị trừng phạt. Chúng ta có thể thấy được điều này qua một số truyện cổ tích như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Ăn khế trả vàng,… Tuy nhiên, nhân vật trong truyện cổ tích vẫn chưa có sự phác họa chân dung, cụ thể về hành động, tâm lý vẫn chưa được miêu tả hoặc nếu có thì cũng đơn giản một chiều. Ở đây, nhân vật chủ yếu là những con người thuộc tầng lớp thấp. Những ai ở tầng lớp trên thì được nhắc đến với tính cách tiêu cực, làm nền cho nhân vật tích cực. Do đó, quan niệm về con người trong cổ tích vẫn còn phiến diện. Có thể lý giải điều này như sau: do tác phẩm văn học dân gian là kết quả của sáng tác dân gian nên nhìn chung sự phản ánh vẫn còn mang tính cộng đồng, tính giai cấp. Tính chất tố cáo hoặc ca ngợi cũng chỉ những đối tượng chung, ở phạm vi bao quát cụ thể chứ chưa hình dung một con người cụ thể. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích vẫn còn đơn giản, chưa phức tạp.

Xã hội dần phát triển và số phận con người cũng ngày càng được quan tâm hơn thì đã đến lúc con người cần được đề cao, tôn vinh hơn nữa trước những hành động cao cả. Trong văn học, điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, thông qua cách nhà văn biểu hiện tình cảm mà nhà văn dành cho nhân vật. Thời kỳ trung đại với quan niệm “văn dĩ tải đạo” và “thi dĩ ngôn chí”, con người xuất hiện trong văn học thông qua hình tượng văn học mang cái ta chung. Con người ít hướng đến bản thân mà hướng đến các mối quan hệ khác như quốc gia, dân tộc.

Đó là quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện qua những cảm xúc mang nét riêng của lớp người thời trung đại. Qua đó, các tác giả đã gián tiếp ca ngợi những phẩm chất thanh cao, thánh thiện của con người. Nhân vật trữ tình bày tỏ cảm xúc của mình để thay lời tâm sự cho người yêu quê hương đất nước. Như vậy, trong văn học thời trung đại nhân vật được thể hiện thông qua

tâm trạng, nỗi lòng riêng tư. Từ việc con người được nhắc đến với sức mạnh ngang tầm vũ trụ thì giờ đây con người xuất hiện dưới một góc nhìn khác. Mặc dù lấy cái tôi hòa vào cái ta chung rộng lớn làm hạn chế đi tính hiện thực, tính cụ thể điển hình nhưng phần nào cũng thể hiện cách nhìn mới của tác giả về con người và sự đón nhận những đặc điểm mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của độc giả.

Dù vậy, chúng ta không đánh đồng cả giai đoạn văn học trung đại Việt Nam vào việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người thông qua những cảm xúc hay tỏ lòng của nhân vật về cái ta chung. Mà bên cạnh đó, một loạt những tác phẩm thuộc thể văn xuôi cũng ra đời. Con người trong các tác phẩm văn học này được thể hiện qua hành động sống cho hạnh phúc cá nhân, có suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm, khát vọng riêng tư,… Tuy nhiên, trong cách xây dựng nhân vật, văn học thời kỳ này còn chịu sự chi phối của văn học trung đại nên mang tính ước lệ, chung chung nên con người vẫn chưa hiện lên rõ nét.

Càng về sau, quan niệm nghệ thuật về con người càng có sự đổi mới về chất. Quan niệm con người vũ trụ, con người tỏ chí, tỏ lòng trong văn học trung đại tỏ ra không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là con người xã hội hết sức phong phú và đa dạng của văn học thời kỳ hiện đại. Trong giai đoạn văn học này quan niệm về con người cá nhân đã bắt đầu hình thành. Tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn với những tác phẩm tiêu biểu của Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo,… đã thể hiện một quan niệm con người mới làm nền tảng cho việc xây dựng cốt truyện và miêu tả nhân vật trong tác phẩm. Đó là con người cá nhân và sự xung đột với ý thức hệ phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Con người trong tác phẩm thường là những con người cá nhân với khát vọng tìm lối thoát trong tình yêu, muốn thoát ly mọi ràng buộc của xã hội để sống với bản ngã đích thực của mình. Đặc biệt trong tiểu thuyết thời kỳ này các nhà văn đã đi vào miêu tả thế giới nội tâm của con người. Con người hiện lên với đầy đủ

ngoại hình, tâm trạng, suy nghĩ, tính cách, số phận,… Có thể nói, tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật mới về con người. Tuy nhiên, con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thường được lý giải với những quyền lợi riêng tư nên có phần cực đoan và đi vào bế tắc. Cùng thời gian đó, Thơ mới cũng đã phát hiện ra cái tôi thành thực, sâu kín của con người. Hầu như toàn bộ Thơ mới là đi tìm cái tôi: “Tôi chỉ là một cách tình si”, “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”,…

Nếu như văn học lãng mạn ta bắt gặp con người cá nhân với những suy tư, mộng tưởng thì trong văn xuôi hiện thực con người hiện lên với tất cả các sắc màu. Đó là bức tranh toàn cảnh về xã hội loài người. Điểm mới của quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học lúc bấy giờ là xem xét con người gắn với hoàn cảnh: “Văn học hiện thực xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh, là tiêu bản của hoàn cảnh. Mổ xẻ con người là khám phá tác động của hoàn cảnh lên con người. Đó là quan niệm mới về con người, khác với quan niệm con người là kẻ mang đạo lý chống lại kẻ vô đạo, là người anh hùng thay trời hành đạo” [52, 58]. Với một quan niệm như vậy, mỗi nhà văn sẽ có cách khai thác con người khác nhau, tạo nên sự phức tạp của trào lưu văn học này. Chẳng hạn Nguyễn Công Hoan quan niệm con người là con người làm trò; con người trong quan niệm của Ngô Tất Tố là con người oan trái không bị tha hóa; con người trong sáng tác của Nam Cao là con người ý thức,…

Quan niệm nghệ thuật về con người lại tiếp tục có sự chuyển biến hết sức mới mẻ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), đó là sự phát hiện ra con người tập thể, con người quần chúng. Như đã nói, văn học là một hình thái ý thức xã hội, và do đó quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chịu sự tác động mạnh mẽ của lịch sử. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại những biến đổi kỳ diệu cho con người Việt Nam. Cuộc cách mạng đó không chỉ biến người nô lệ thành người tự do của một nước Việt Nam độc lập, mà còn tập hợp, liên kết mọi con người trong một cộng

đồng dân tộc, trong các đoàn thể, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc và nhân dân, đặt mỗi con người vào trong cộng đồng, sống với đời sống chung của dân tộc và đất nước. Trong bối cảnh lịch sử đó, sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người công dân là tất yếu. Nhà văn là một công dân nhưng đồng thời với sự nhạy cảm của người nghệ sĩ đã nhận ra được sự biến đổi lớn lao ấy. Nguyễn Đình Thi trong Nhận đường đã viết: “Chúng ta đã tìm thấy bao trùm lên chúng ta, bao trùm lên làng xóm, gia đình chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc” [17]. Còn Hoài Thanh thì cho rằng: “Cảnh tưng bừng của dân tộc Việt Nam đang trỗi dậy. Tôi cảm thấy khắp nơi ở xung quanh tôi và trong lòng tôi một cuộc tái sinh màu nhiệm” [17]. Trong cảnh tượng vĩ đại của cả một dân tộc vươn mình đứng dậy, văn học thời kỳ 1945 - 1954 tập trung thể hiện con người quần chúng. Cách mạng và kháng chiến đã đặt nhà văn trước một hiện thực lớn lao là cuộc đổi đời và sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân. Quần chúng đã làm nên biến cố cách mạng và gánh vác cả cuộc kháng chiến. Khám phá và miêu tả những con người tiêu biểu của thời đại mình bao giờ cũng là khát vọng của các nhà văn chân chính của mọi thời đại. Nhà văn người Đức J.Bêsơ đã từng cho rằng: “Nghệ thuật không phải bắt đầu bằng những hình thức mới. Nền nghệ thuật mới ra đời cùng với con người mới”. Sự phát hiện ra con người quần chúng là một phát hiện nghệ thuật quan trọng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Quan niệm con người quần chúng, con người tập thể trong văn học kháng chiến chống Pháp không phải là sự trở lại của quan niệm con người tập thể trong văn học dân gian hay văn học trung đại trước đây mà là quan niệm con người mang tính chất đặc thù

Một phần của tài liệu Con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết của mạc can luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w