6. Đóng góp và cấu trúc của Luận văn
2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn và tiểu
tiểu thuyết của Mạc Can
Cuộc sống vốn rất phong phú và đa dạng, đan xen nhiều sắc màu cung bậc. Con người trong văn học cũng vậy. Đôtôiepxki lại cho rằng: “cần quan tâm đến những hiện tượng nhỏ nhặt bình thường nhất trong đời sống qua đó rút ra được những vấn đề to lớn có ý nghĩa nhân loại”. Và cũng trong các bài nghiên cứu về Mạc Can, các nhà nghiên cứu như Hồ Anh Thái, Văn Giá, Nguyễn Hoài Nguyên, Nguyễn Quang Sáng… thường chú ý ở những nhà văn này là số phận con người. Đây được xem như là tư tưởng cơ bản trong các sáng tác của Mạc Can. Nhà văn viết tác phẩm của mình với một thế giới nhân vật khá đa dạng, đủ ngành nghề: anh diễn viên, chị công nhân, phóng viên, nhà văn, người buôn bán,… Tất cả đều được ghi lại qua con mắt quan sát cùng với sự trải nghiệm của chính bản thân mình. Mạc Can luôn trân trọng phụ nữ và trẻ em trong sáng tác của mình. Đó là những người phụ nữ có một cuộc đời thầm lặng, nhẫn nại hi sinh, những thân phận nổi trôi trong tác phẩm
Tấm ván phóng dao. Bà mẹ cậu Ba, là một người đàn bà suốt đời chịu thương, chịu khó, gánh vác việc gia đình, chăm chỉ siêng năng, nhẫn nại. Thế mà, tạo hoá khéo trêu đùa, bà gặp ông chồng giang hồ lãng tử, nghèo rớt mồng tơi. Đến cuối đời, bà và gia đình cũng không có ngôi nhà để ở. Phương - người con gái xinh đẹp, hiền thục - đem lòng yêu người anh trai của cậu Ba trong gia đình gánh xiếc. Vượt lên tất cả Phương đã đến với tình yêu một cách chân
thành, vô tư, trong sáng. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với cô, thế nhưng tình yêu không thành, cô đã chết khi mới mười chín tuổi, ra đi khi còn quá trẻ. Đó là những bi kịch đau xót của những người phụ nữ trong xã hội. Cô Tư, người con gái út trong gia đình ông Sạc lô Trần, suốt cuộc đời luôn sống trong nơm nớp lo sợ, luôn phải sống thu mình lại, phải chịu hậu quả nặng nề của trò phóng dao nguy hiểm, để đến cuối đời sống lặng lẽ, vô hồn mà không có nổi một mối tình hay một ước mơ gì to lớn. Nhà văn đã từng tâm sự sau khi viết tiểu thuyết Tấm ván phóng dao: “Trong cuộc đời tôi trọng nhất là phụ nữ và trẻ em. Với phụ nữ tôi thấy họ thật mong manh, yếu đuối. Thế mà trò phóng dao không hiểu tại sao người đứng sau tấm ván không phải là thằng hề mà luôn luôn là một phụ nữ? Tôi đã bực tức, bất mãn vô cùng trước trò mua vui độc ác này. Sự trăn trở ấy ám ảnh tôi nên khi đặt bút viết tôi thấy không khó khăn gì”. Viết về con người đây là vấn đề không phải là mới. Từ trước tới nay rất nhiều nhà văn cũng đã dành những sự quan tâm nhất định, chẳng hạn Nam Cao luôn quan tâm đến số phận của con người nghèo khổ như Lão Hạc, Hộ là văn sĩ nghèo vì gánh nặng cơm áo gạo tiền đã ghì họ sát đất thông qua tác phẩm Đời thừa; hay Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết Số đỏ viết về con người vô học, ma cà bông có tên Xuân,… nhưng dần dần tiến lên bậc thang của xã hội và trở thành anh hùng cứu quốc. Trong xã hội ấy, mối quan hệ giữa người với người kể cả tình cha con vợ chồng là vì tiền, đạo đức xuống cấp trầm trọng; Kim Lân thông qua tác phẩm Vợ nhặt giúp ta thấy được cuộc sống khó khăn, đói khát của nhân dân ta năm 1945,… Đến thời kỳ đương đại, một số tác giả văn xuôi có tuổi như Đỗ Chu, Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Mạnh Tuấn, Dương Thu Hương, Thái Bá Lợi, Nguyễn Minh Châu… nhìn con người khi họ bước ra khỏi cuộc chiến tranh để trở về cuộc sống thường nhật với bao điều lo toan trăn trở, nhìn con người ở phương diện đời tư - thế sự. Mạc Can cũng đi vào miêu tả những câu chuyện sinh hoạt bình thường của cuộc sống ở
thành thị cũng như nông thôn. Tuy nhiên, văn xuôi Mạc Can đi vào dòng tâm lý sinh hoạt, thậm chí là dòng văn xuôi đạo đức.
Có thể nói, văn xuôi của Mạc Can đã: “trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện lòng xót thương, đau đớn đối với con người và cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện nhân cách con người - những giá trị nhân văn cổ điển vĩnh hằng. Đó là mạch nguồn chảy mạnh mẽ trong lòng văn chương dân tộc đã có từ xa xưa, qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao và rất nhiều nhà nghệ sĩ tên tuổi khác. Trong một bối cảnh xã hội có nhiều rạn nứt và đổ vỡ như xã hội hiện đại hôm nay, các giá trị nhân văn cổ điển mới có khả năng cứu vãn thế giới. Các giá trị nhân văn cổ điển sẽ xoa dịu, sẽ hàn rịt lại những tổn thương tinh thần to lớn của con người hiện đại. Thành công của Tấm ván phóng dao… là một minh chứng đầy sức thuyết phục. Tác phẩm làm ấm lòng những người kỳ vọng vào nền tiểu thuyết Việt Nam hôm nay” [10, 651].
Từ những vấn đề trên, ta có thể thấy truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can đều xoay quanh số phận của những con người đời tư - thế sự, con người có ý nghĩa xã hội. Mạc Can vốn xuất thân trong gia đình nghèo nên ông phải bươn chải với cuộc sống khó khăn, gian khổ. Trong bài viết Mạc Can: những thăng trầm trong đời người nghệ sĩ viết văn có đề cập: “Đã có thời gian, trong túi ông không có một xu, phải cầm cố cả máy tính để lo ăn, phải vay tiền lãi để lo chữa bệnh cho bố mẹ già. Cả cuộc đời làm nghệ thuật nhưng chưa bao giờ ông mua nổi cho mình một ngôi nhà”. Ông đã từng tâm sự “Ai cũng tưởng tui là người nổi tiếng thì chắc có nhiều tiền. Nhưng nổi tiếng thì có nghĩa là nhiều người biết đến chứ tiền bạc cũng đâu có bao nhiêu. Mà cái nghề diễn rồi thêm cái nghề viết… đâu phải lúc nào cũng thu nhập đều đặn”. Cũng chính điều kiện sống đó, nhà văn có thêm tư liệu quý giá trong quá trình sáng tác của mình. Đó là những năm tháng ông sống trôi dạt trên những dòng sông của miền Lục tỉnh hay lang thang trên từng ngõ ngách của Sài Gòn. Do
vậy, các tác phẩm của nhà văn đều hướng số phận con người. Đó là những con người có cuộc sống lưu lạc, con người với bi kịch tình yêu và gia đình.
Điều đầu tiên ta đề cập là con người với cuộc sống lưu lạc trôi nổi. Đến với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao nhà văn tái hiện một cách chân thật của số phận từng con người sống lênh đênh trên sông nước của miền Lục tỉnh. Ông viết về cuô ̣c đời của ho ̣ như viết lên chính cuô ̣c sống của bản thân mình. Tác phẩm thể hiện được đời sống, tính cách nhân vật, phản ánh cả một thời kỳ Nam Bộ những thập niên trước. Tác phẩm thuyết phục được người đọc khi nói lên được thân phận con người, đó là thân phận của những con người trong gánh hát gia đình trôi nổi trên những con kênh, những xóm làng Nam Bộ. Câu chuyện được kể lại thông qua nhân vật tôi (ông Ba) kể về cuộc đời số kiếp của ông và cả những thành viên trong gia đình. Ông Trần - chủ gánh hát là một người đam mê nghệ thuật sân khấu, nhưng tính tình nóng nảy. Con người phóng túng vô lo lại may mắn lấy được bà vợ gốc Miến Điện lai Hoa vui vẻ, biết tằn tiện, tích góp. Buổi đầu, ông đưa vợ con trôi dạt làng này qua làng nọ trên chiếc ghe ngược xuôi sông nước, hành nghề bán thuốc dán và làm ảo thuật ở những phiên chợ quê. Sau đó nhờ tiền dành dụm của vợ, ông Trần lập được một gánh xiếc lưu diễn trên đất liền bằng xe tải, với diễn viên chính là ba đứa con của mình. Đó cũng là bộ ba nhân vật của bi kịch. Người kể lại vở kịch, cậu Ba, giữ nhiệm vụ đứng sau đỡ tấm ván cho người thứ Hai nhưng với thân hình không lớn lên được: “Tôi lớn không nổi vì đói và mất sức. Nhiều năm ròng rã trôi qua, khi tôi cố lớn được một chút, tôi vác nó, tôi cõng nó như một món nợ đời, đôi khi với tấm ván còng lưng, tôi chợt nghĩ hay là mình như thọ án, phải khổ sai bởi một tội lỗi nào ở kiếp trước” [10, 32]. Người anh cả dáng vóc hào hoa biểu diễn trò phóng dao mà “vật thí thân” đứng trước tấm ván không ai khác hơn cô Tư, đứa em gái bé nhỏ của họ. Người anh với tài phóng dao rất giỏi, một thanh niên đẹp trai mà các cô gái đã gặp là khó quên Anh ta trầm tính, quen chịu đựng nỗi khổ dù vẫn ước mơ thoát khỏi cảnh đời
lang thang và có được một cuộc tình đẹp, nhưng cuối cùng chính tình yêu đã hoàn tất bi kịch của gia đình anh. Cô em gái hiền lành ít nói, lúc còn nhỏ cô không biết sợ khi đứng cho anh mình biểu diễn, xem những lưỡi dao phóng tỏa quanh thân như chùm hoa làm vui người đời, cho đến một hôm cô bắt gặp bà mẹ làm cá với con dao thép sắc. Từ đấy, cô thường cô độc trong một góc với xâu chuỗi, quyển kinh, lấy tay che mắt. Nỗi sợ làm cho thân hình thiếu nữ mười bốn, mười lăm khô cằn, bất động. Chỉ có đôi mắt muốn cất lên tiếng nói. Cuộc sống của họ nghèo nàn chật vật, những buổi hát tuỳ thuộc vào cơn mưa đêm đổ xuống ngăn cản khách đến xem: “Ai có tới một chợ quê, trong cảnh tha phương cầu thực với các gánh hát nghèo mới biết, mưa cầm chân người mua vui ở nhà, mưa làm cho sân khấu phông màn buông rủ buồn hiu (…) Tiếng mưa rơi não ruột suốt canh thâu, tôi thao thức mòn mỏi cho tới lúc thiếp đi, bàn tay lạnh vô tình đưa lên khuôn mặt không thể nào gột sạch dấu phấn trắng, chì đen, son đỏ. Đôi mắt sâu thẳm lấy đêm làm ngày, trong mưa, từ cõi nào vẳng lại tiếng cầu kinh hoang mang, dàn đồng ca của kiếp côn trùng nơi bùn lầy nước đọng không khác gì cuộc đời những người hát rong!” [10, 7]. Người anh thứ ba với thân hình còm cõi luôn cõng trên mình tấm ván định mệnh. Đứng vịn đằng sau nhìn qua kẽ hở, cậu canh cánh nỗi lo hiểm họa không biết lúc nào sẽ xảy ra, rồi suy nghĩ ray rứt về cái vô lý của trò xiếc đầy bạo lực: “Biết bao đêm tôi cứ suy nghĩ về cái sự vô lý của trò diễn đầy bạo lực nầy, một người đứng im cam chịu hàng chục lưỡi dao bén ném về phía mình” [10, 30]. Đau lòng nhất là người đứng cam chịu bao lưỡi dao sáng loáng ném về phía mình lại là đứa em gái u buồn. Cậu phải thường xuyên vác tấm ván nặng dầy làm bằng thứ gỗ đóng áo quan quá cứng trên thân hình còm cõi, vốn mang dị tật do sự khuân vác quá sức, đem ngâm dưới sông hay ra bờ giếng tưới nước làm mềm mặt gỗ. Nếu không ván chẳng ăn dao. Ngoài buổi diễn, tấm ván trở thành manh chiếu, nệm giường cho cậu nhỏ đặt nằm trên mui xe hay trên dãy ghế, nhìn lên trần rạp thao thức và mơ tưởng tới một lớp
học mà đời sống lưu động không cho phép. Miếng ván là tri kỉ nhưng cũng là nợ đời oan khiên: “Tôi lo cả ngày lẫn đêm, tôi muốn tấm ván oan nghiệt này biến mất đi cho rồi, tôi lo cho em gái tôi. Càng lo hơn, vào một buổi trưa trong nhà lồng chợ vắng người, tôi thấy anh tôi ngồi tỉ mỉ chùi thật bóng bộ dao bén, gia tài của anh”. Hàng ngày đứng trên sân khấu, cậu theo dõi từng cử chỉ của anh trai, hồi hộp, sợ hãi nếu người phóng dao phân tâm thì chỉ trong tích tắc tinh thần không tập trung, có thể gây tử thương cho cô em mất mạng. Một ngày điều dự đoán ám ảnh ấy xảy ra, chính sự hiện diện của tình yêu, của Phương. Cô thiếu nữ xinh đẹp, con ông chủ rạp hát đã đưa đến thảm hoạ. Anh Hai đã phóng trúng cô Tư trong đêm diễn vốn báo trước nhiều điềm hỗn loạn. Uất ức, căm hờn, cậu Ba đã xông vào đâm anh trai nhưng may mắn có người ngăn kịp. Gánh xiếc từ đấy tiêu tan, người anh bị tù, ông cha thất cơ nghiện ngập trở về bán thuốc dạo và lao vào cờ bạc, cô thiếu nữ đẹp trót mang thai với anh Hai rồi cũng qua đời. Chỉ còn lại cuối cùng sau bao nhiêu năm, trên khoảnh sân căn nhà heo hút, một bà Tư xơ xác thất thường mưa nắng, khi tỉnh khi không với vết thương trên đầu và một ông Ba đạp xích lô thỉnh thoảng ghé thăm em gái. Cả gia đình cả cuộc đời lăn lộn để kiếm sống vậy mà số phận nghèo hèn cũng không buông tha họ. Cuộc sống bình thường cũng chỉ là ước mơ quá xa vời đối với họ. Câu chuyện buồn, chất chứa những suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, nghiền ngẫm về con người, cuộc đời để rồi họ chợt nhận ra: “Cuộc đời không phải là một xâu chuỗi cười thực sự vui, xâu chuỗi có nhiều hạt lớn hạt nhỏ, hạt xấu hạt tốt, hạt khóc hạt cười, hạt hạnh phúc và vô hạnh, nó là xâu chuỗi vô thường” [10, 20 - 21]. Có thể thấy rằng, mỗi nhân vật đều có tính cách, số phận khác nhau: người cha phóng khoáng chủ động chọn cho gia đình mình một nghề để kiếm sống nhưng cần đến sự tài hoa và xả thân. Một người mẹ Nam Bộ chịu thương chịu khó luôn phục tùng nhưng khéo chèo chống con thuyền gia đình của mình. Một người nghệ sĩ tài hoa, đẹp trai nhưng nghề nghiệp bắt mình phải có trái tim lạnh giá. Một cô em gái
bé bỏng thường xuyên đối diện với hiểm nguy để nuôi sống cho cả gia đình. Và một cậu bé không lớn lên được với tâm hồn quằn quại đau đớn khi đứng sau tấm ván đón nhận những mũi dao mà người anh phóng vào. Tác phẩm kết thúc thê thảm. Hầu hết các nhân vật đi vào tàn lụi: tâm thần, cô độc, tù tội,… Bà Tư về già sống ở gần bãi tha ma, một mình lủi thủi, không ai thân thích chỉ trừ có ông Ba - ông anh thỉnh thoảng ghé thăm, với một chút săn sóc vụng về. Cuộc sống của họ tưởng như cận kề với cái chết. Thế nhưng, hai con người ấy vẫn không chấp nhận với cái giá lạnh của tử thần, vẫn nương tựa nhau để sống. Đến phần đầu của tiểu thuyết Quỷ với Bụt và Thần Chết, nhân vật tôi có nhắc đến cuốn tự truyện Tấm ván phóng dao ngoài đời lần hồi kết thúc và phần tiếp theo cũng không bình thường: người cha đã ra đi vĩnh viễn: “cha tôi chết đi trong căn nhà hiu quạnh, vùng ngoại ô thành phố, với gương mặt vui vẻ của người diễn viên hài hước và cũng không giấu nụ cười bí ẩn của một nhà ảo thuật” [11, 47] những người còn lại mỗi người có một cách sống khác nhau nhưng nhìn chung đều thầm lặng: “Bà Tư ốm nhom, mỗi chủ nhật đi lễ nhà thờ, ngồi ở một góc xa nhất, mỉm cười với chúa. Bàn tay cầm xâu chuỗi mà xưa kia còn là một cô bé, bà hay ngồi một gốc sân khấu cầu nguyện cho mình. Mẹ tôi như mù chậm chạp từng bước đi, rất nhiều bước ngắn mới tới được nơi có di ảnh người chồng đã mất”, còn người anh thì “không đủ tiền mua bao thuốc lá, còn thằng cháu mới của tôi thì chưa đi học” [11, 60], và cuối cùng là tôi: “Tôi đã là ông Bụt, một ông già châu Á phiêu bồng nơi xứ lạ, đi vào một cõi Tây phương đang hồi khó khăn. Ông bạn thương gia vẫy tay chào tôi, rồi tôi như hạt bụi, bay mất đâu đó” [11, 61].
Truyện ngắn Xe đêm kể về cuộc hành trình của những con người trong