6. Cấu trúc luận văn
2.3. Nhân vật khao khát vơn tới “chân – thiện – mỹ”
M. Goorki có một lần khuyên nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là công việc của anh, có thể thấy rõ nh thế. Anh không có khả năng miêu tả con ngời cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu” [12, 126]. Miêu tả thể hiện con ngời sinh động chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn.
Nói tới truyện ngắn là nói tới cách tiếp cận, miêu tả đời sống và con ngời. Cách thức của truyện ngắn – khác với tiểu thuyết – là khái quát cuộc sống theo chiều sâu, lấy điểm nói diện, lấy cái khoảnh khắc để nói cái “vĩnh cửu”. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều rất có ý thức tìm cách thể hiện những “khoảnh khắc” có ý nghĩa đối với cuộc đoài mỗi con ngời. Bởi có “phút làm nên lịch sử”, có những bớc ngoặt quyết định số phận con ngời. Trong những truyện ngắn của mình, nhà văn thờng chớp lấy một khoảnh khắc có ý nghĩa để thể hiện toàn bộ đời sống của nhân vật.
Nguyễn Quang Thiều là nhà văn có ý thức chắt chiu cái đẹp của đời sống. Cái đẹp mà ông chăm chút phát hiện chính là đời sống bên trong, đời sống tình cảm con ngời. Ngòi bút nhà văn lách sâu vào những bí ẩn, phát hiện những khát vọng tâm hồn nhân vật. Nguyễn Quang Thiều đã chắt lọc một chất thơ trong sáng bao phủ quanh thế giới nhân vật. ở đây cái đẹp tâm hồn và thanh cao của cuộc sống đợc biểu hiện bằng một thế giới thơ. Qua từng trang viết Nguyễn Quang Thiều luôn bộc lộ niềm hứng khởi cao độ khi nhìn ra nhũng cái
đẹp, cái thiện, cái chân thật – dĩ nhiên theo quan niệm của ông – ẩn tàng trong mỗi con ngời. Bởi khát khao vơn tới những giá trị “chân – thiện – mỹ” là khát khao muôn đời của loài ngời. Trong truyện ngắng Nguyễn Quang Thiều, những khát vọng đó nhiều khi đợc hiện lên rất cụ thể.
Đó là khát vọng về một hạnh phúc đích thực của con ngời. Trong cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều luôn khao khát hơi ấm con ngời. Điều này thể hiện rõ trong một số truyện ngắn nh: Bầu trời của cha, Lời hứa của thời gian, Gió dại, Tiếng gọi lúc hoàng hôn, Ma ấm, Tiếng đạp cánh của con chim thần, Cái chết của bầy mối, Hai ngời đàn bà xóm Trại, Cổ vật, Tiếng gọi cuối mùa đông… Ngời đàn ông trong truyện ngắn Bầu trời của cha đã nêu lên một triết lý để mọi ngời hớng tới: “Tr- ớc hết con ngời phải có một tâm hồn đẹp, rộng lợng và biết tha thứ, chứ không phải là một con ngời tham lam, ích kỷ và hay thù vặt” [51, 277]. Nỗi khao khát, sự day dứt dằn vặt của ngời cha đợc thể hiện trong những trang nhật ký: “Cái mình cần là hơi ấm của con ngời. Nhng đời sống càng đầy đủ thì con ngời càng xa nhau. Cái mà mọi ngời sống xung quanh tìm kiếm là đồng tiền. Đồng tiền hết sức cần thiết. Nhng vì nó mà con ngời lao vào nh rồ dại, cắn xé lẫn nhau, nghi ngờ và căm thù lẫn nhau” [51, 280]. Đó là nỗi khát vọng về một hạnh phúc đích thực, khát khao hơi ấm tình ngời. Nỗi thèm khát đến ám ảnh của ngời phi công ấy đã lộ rõ hớng khám phá của nhà văn: hớng tới cái thiện lơng của con ngời thời đại.
Nói văn học luôn hớng thiện là nói cảm hứng mục đích của nó. Nhiều truyện viết về mất mát nhng những cái đó không trùm lấp, không đè bẹp, nghiền nát con ngời. Tới phút ngã lòng nhất con ngời đã tìm đợc bạn tri kỷ - đó là cái đẹp dù có thể mong manh, ẩn khuất nhng không khó tìm ra trong từng truyện. Chúng ta có thể cảm thông đợc cảnh ngộ của ngời phụ nữ đã có chồng nhng không có tình yêu Cái chết của bầy mối. Chị đã yêu một ngời đàn ông khác để lấp đi khoảng trống nh một bãi sa mạc, trong lòng chị bấy lâu làm chị
trống vắng đến hoảng sợ. Mặc dầu vậy nhng lúc nào chị cũng tự vấn lơng tâm: “Có phải ta đã gặp một tình yêu đích thực với ngời đàn ông không phải là chồng ta hay là ta đang lao vào ảo ảnh của hạnh phúc, hay là ta đang tội lỗi” [51, 321]. Những câu hỏi liên tiếp đợc đặt ra: “Chồng mình là ngời đàn ông tồi ?... Không, không đợc hỏi nh thế – Chị tự trả lời và thấy trái tim nhói đau. Anh ấy là một ngời tốt, thế nhng…” [51, 320]. Chị đã trả lời qua những giấc mơ khủng khiếp, những day dứt, dằn vặt. Cuối cùng chị đã trở về với nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ của mình mặc dầu rất xót xa: “Hãy tha tứ cho em. Em yêu anh”. Có lẽ chúng ta ai cũng cần tha thứ cho chị.
Nguyễn Quang Thiều viết nhiều, viết sâu về tình yêu – một tình yêu với sự chờ đợi, khao khát và ham muốn chẳng bao giờ nguôi và chẳng bao giờ thực hiện đợc. Truyện của Nguyễn Quang Thiều viết về rất nhiều các mối tình dang dở, chia lìa, tan vỡ mặc dầu ngời trong cuộc tha thiết dâng hiến và nâng niu thành tình yêu. Do vậy những truyện viết về tình yêu thơng chan chứa nớc mắt và phân ly. Chàng trai và cô gái trong Mùa hoa cải bên sông đã dũng cảm vợt lên những định kiến vô lý, bất nhân để bảo vệ tình yêu. Nhng hạnh phúc không mỉm cời với họ. Có thể chàng trai thất vọng trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc nhng anh không hề tuyệt vọng. Bởi cái mà anh theo đuổi là một khao khát rất ngời: “Dòng sông truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đau” [51, 97].
Khảo sát tập truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều truyện ngắn thể hiện khát vọng tình yêu và hạnh phúc con ngời, khát vọng tự do và công bằng trớc tình yêu mặc dù tình yêu là đề tài muôn thủơ của văn học. Ông có cách lý giải mới về tình yêu phù hợp vơi nhân sinh quan con ngời hiện đại. ở truyện ngắn Đêm cá đẻ, nhà văn khát vọng hạnh phúc của Hng và Lựu. “Hng và lựu yêu nhau nh gặp nhau là yêu, không rành mạch một lý do nào. Lựu hơn Hng tám tuổi. Năm nay chị vào tuổi ba mơi. Chị có một đứa con gái lên chín, và cũng đã chín năm nay chị goá chồng. Mỗi khi Lựu và Hng gặp
nhau, họ nhìn nhau tởng nh làm tan nát mọi vật xung quanh. Họ tởng lao vào nhau mà chết đi đợc” [51, 380]. Tình yêu của họ đã vợt lên mọi giới hạn của tuổi tác. Nó còn chiến thắng sự sợ hãi, đau khổ và cả những d luận nữa.
Cũng mô típ ấy, truyện Đứa con của hai dòng họ đã khắc hoạ sự dũng cảm vợt lên số phận của Văn và Thảo. Hai ngời thuộc hai dòng họ có mối thù truyền kiếp. Văn là một đứa con của dòng họ Lê. Chính cụ anh đã nguyền cho con cháu gia đình Thảo không nói đợc. Thế nhng khi gặp Thảo, Văn đã bớc qua lời nguyền của tổ tiên mình. Anh đã cùng cô bỏ làng ra đi, họ mong muốn có đ- ợc hạnh phúc và những đứa con lành lặn.
Khát khao hạnh phúc, hơi ấm tình ngời là một cái gì lớn lao nhng nhiều khi lại rất cụ thể; đó chính là ớc mơ sinh nở, sự trờng tồn. Chị Mật trong Hai ngời đàn bà xóm Trại ao ớc: “Ngay đêm đó em mơ em có mang. [51, 408]. Giản dị tự nhiên vậy thôi mà hạnh phúc. Nhng hai cô gái ấy đã chờ chồng đến đầu bạc mà vẫn không chồng, không con. Thực ra trong chiến tranh, Bấc - chồng Ân có ghé qua nhà hai lần, nhng cả hai lần ấy anh đều không gặp vợ mình. Nghịch cảnh thật trớ trêu gợi cho Mật bao ý nghĩ: “Giá nh đêm nay Ân ở nhà thì Ân hạnh phúc biết bao nhiêu. Và giá nh ngời lính kia là chồng chị”[51, 412]. Có lần Mật tâm sự: “Chúng em ở nhà khổ lắm... Giá nh có mụn con thì đỡ khổ” [51, 412]. Nhng những ớc mơ nhỏ nhoi, bình dị ấy không bao giờ thực hiện đợc. Bởi những ngời chồng của họ mãi mãi không về. Nỗi đau này chẳng của riêng ai nhng với bà Ân, bà Mật sao làm lòng ta xót xa, khắc khoải . Cũng mô típ ấy, trong Gió dại tác giả đã miêu tả những cô gái ở chiến trờng Trờng Sơn những năm chiến tranh lúc nào cũng bị ám ảnh bởi: “Tiếng trẻ sơ sinh xuyên qua tiếng bom đạn rền rĩ, mơ hồ vọng về làm họ nghẹt thở” [51, 137]. Tiếng trẻ sơ sinh luôn có mặt trong đời họ khiến cho lúc hoảng loạn nhất, ngời phụ nữ ấy thốt lên: “Em ơi, anh yêu em… Trời… chúng lại ném bom đấy. Em… có nghe… thấy… con khóc… không” [51, 138]. ứơc mơ giản dị trở thành cháy bỏng đối với những ngời lính Trờng Sơn năm ấy. Có thể ớc mơ đợc làm vợ, làm
mẹ là khát vọng ngàn đời của ngời phụ nữ. Hiền trong Cổ vật cũng có những ý nghĩ thật dịu dàng: “Chiều mai anh sẽ lại đến… Mình sẽ giữ anh ấy lại thật lâu. Rồi mình sẽ làm vợ anh ấy… Mình sẽ sinh cho anh ấy một đứa con. Ôi mình thấy xấu hổ quá, nhng mình ao ớc. Sẽ nh thế nào nhỉ khi trong ngời mình bớc ra một đứa bé. Lạ thật, mình đã đọc bao nhiêu sách, mình đã tởng tợng ra bao nhiêu điều, nhng chẳng có gì kỳ diệu và lạ lùng hơn khi trong ngời mình bớc ra một đứa bé” [51, 359]. Sứ mệnh lớn nhất của ngời phụ nữ là mang thai và sinh nở, và đó cũng là niềm kiêu hãnh của họ. Nhiều khi ớc muốn ấy hiện lên nh trong chuyện cổ tích: “Anh muốn em đẻ cho anh một trăm đứa con, năm mơi con ở bờ bên này trồng lúa, năm mời đứa trồng dâu ở bờ bên kia, nh là Âu Cơ ngày xa ấy” (Tiếng gọi cuối mùa đông) [51, 347]. Ước mơ sinh nở nói lên niềm hi vọng của con ngời về một tơng lai sắp đến, về sự trờng tồn vĩnh cửu của con ngời. Nhìn chung trong các truyện ngắn, Nguyễn Quang Thiều đi sâu vào thế giới bên trong, khám phá những bí mật của tâm hồn và diễn nó ra theo sự chi phối của cái tôi nhân bản qua chủ thể trữ tình.
Vấn đề cô đơn của con ngời cũng đợc nhà văn chú ý và miêu tả khá hay. Ông đã nói đến nỗi cô đơn của con ngời trong những khoảnh khắc nhất định nào đó. Nhiều khi nỗi cô đơn của con ngời đợc nhà văn nhìn nhận nh bản thể của họ vậy. Do vậy miêu tả cô đơn không phải là hù dọa và đẩy con ngời vào tuyệt vọng. Mà những nỗi cô đơn ở đây luôn đợc cảm thông chia sẻ giữa những con ngời luôn giữ đợc nhân tâm. Con ngời có thể chống trả cô đơn bằng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống, bằng sự vui sống và vơn lên. Tin vào con ngời có nghĩa là tin vào khả năng chống trả sự cô đơn của họ và giải thoát nó. Nỗi cô đơn là một nét trong đời sống tình cảm con ngời đơng thời. Nhân vật trong truyện Nguyễn Quang Thiều thờng cô đơn. Nhng rõ ràng tác giả đã có ý thức lý giải ngọn nguồn cô đơn ấy ở những con ngời cụ thể. Nhân vật của Nguyễn Quang Thiều cô đơn mà nguyên nhân là do hậu quả khắc nghiệt của chiến
tranh, mỗi nhân vật đều muốn giữ cảm hứng về tơng lai. ở một khía cạnh nào đó, cô đơn còn thể hiện niềm yêu đời khát sống của con ngời.
Có thể nói Nguyễn Quang Thiều viết truyện ngắn nghiêng về tình yêu – một tình yêu cả về nghĩa rộng lẫn nghĩa thông thờng. Tình yêu có thể làm con ngời hứng khởi sống và làm việc, lại có khi làm se sắt trái tim, tình yêu với đủ mọi cung bậc và gia vị của nó. Những trang sách của Nguyễn Quang Thiều thấm đẫm tình đời, tình ngời. Đặc biệt ông viết tình yêu bằng ký ức trong truyện
Chiều hoa tầm xuân, Hơng khúc nếp cuối cùng, Mai vàng nở sớm, Chạy trốn khỏi vầng trăng… Trong những truyện ngắn này, ký ức nh một sự phát sáng của tâm linh khi con ngời khao khát hoàn thiện nhân cách. Nguyễn Quang Thiều đã nghiền ngẫm, chiêm nghiệm đời sống, muốn tổng kết nhân tâm thời đại qua những số phận và cuộc đời của nhân vật.
Với những tìm tòi thể nghiệm đáng trân trọng, truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là những khám phá dự cảm về đời sống với nhiều tầng nghĩa trong tính “đa diện” và “đa sự” của nó. Ông hớng tới những vấn đề thiết thân của con ngời, những vấn đề nhân tâm của thời đại. Con ngời hiện đại khao khát tìm về những giá trị vĩnh cửu. Cuộc sống hiện đại giúp con ngời bộc lộ những khao khát, kiếm tìm và cả những sự bất phá. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều bộc lộ những khát vọng mạnh liệt vào một thế giới hoàn hảo trong tơng lai. Bởi vậy trong truyện ngắn xuất hiện nhiều hình ảnh bình minh, ban mai, bầu trời đầy trăng sao, ánh sáng… Khát vọng hớng tới một cuộc sống tốt đẹp là khát vọng cháy bỏng ngàn đời của nhân loại.
Khao khát giá trị vĩnh cửu đợc Nguyễn Quang Thiều thể hiện sâu sắc ở hình tợng ngời đàn bà và đứa trẻ. Những ngời đàn bà - một nửa nhân loại luôn là niềm cảm hứng của văn học. Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, hình ảnh ngời đàn bà nh một nỗi ám ảnh. Điều này thể hiện rõ trong Hai ngời đàn bà xóm Trại, Ngời đàn bà tóc trắng, Cô tôi, Gió dại, Ngời đi chợ Vừng, Cái chết của bầy mối, Tiếng gọi cuối mùa đông,“ ở những truyện ngắn này
Nguyễn Quang Thiều suy ngẫm về số phận, về cuộc đời, và sứ mệnh của những ngời đàn bà trong cõi đời này. Tiềm ẩn sau những hình ảnh đó là những ý nghĩ sâu xa. Với Nguyễn Quang Thiều, hình ảnh ngời đàn bà là hiện thân của nỗi thống khổ của kiếp ngời trên thế gian. Đặc biệt nhà văn luôn ám ảnh ngời đàn bà goá, những ngời đàn bà không chồng, không con, những ngời đàn bà thiệt thòi mất mát nh bà Ân, bà Mật trong Hai ngời đàn bà xóm Trại, ngời dàn bà trong Gió dại, bà Nhim trong Ngời đàn bà tóc trắng, ngời mẹ trong Ngời đi chợ Vừng,… Họ chỉ là những ví dụ, những mảnh vỡ bất hạnh trong bức tranh đời sống ngổn ngang sắc màu. Những con ngời này gây ấn tợng mạnh mẽ ở độc giả, buộc họ không yên lòng, hối thúc họ suy nghĩ, trăn trở về số phận con ngời trong đời sống thăng trầm hôm nay. Nguyễn Quang Thiều viết về nỗi đau, cả sự cô đơn của con ngời nữa nhng không gây cảm giác tuyệt vọng, bi luỵ. Bởi nỗi cô đơn của con ngời trở nên thánh thiện và qua ngòi bút u ái của nhà văn trở thành nỗi cô đơn trong sáng tuyệt vời đáng để chúng ta kính cẩn. Do vậy có thể khẳng định rằng cái đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều thờng mang bộ mặt buồn. Thấm đợm trong đa số các truyện ngăn là một nỗi buồn sâu lắng. Nhng sự thanh lọc tâm hồn lại càng tăng cùng với sự tô đậm của nỗi buồn – một khía cạnh đặc sắc. Qua đó, nhà văn muốn nói đến khát vọng hớng thiện của con ngời. ở những truyện ngắn này, chất thơ dấy lên cả khi tác giả miêu tả những số phận hẩm hiu, những cảnh ngộ trớ trêu.
Điều đặc biệt, trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, ngời đàn bà không chỉ hiện thân của nỗi thống khổ mà còn hiện thân của cái đẹp. Một vẻ đẹp cao vời, thánh thiện đáng để chúng ta kính cẩn. Họ là hiện thân của sức sống, của những giá trị vững bền. Trong cuộc sống họ nhẫn nhục, chịu đựng và đặc biệt là ý chí vơn lên. Vững tin vào con ngời là âm hởng chủ đạo, là hơi ấm của những truyện ngắn viết về hình ảnh ngời đàn bà.
Gần gũi với hình ảnh những ngời đàn bà là những đứa trẻ. Những đứa trẻ xuất hiện nổi bật nhất trong Bầy chim chìa vôi, Mùa rau khúc cuối cùng… Đứa