C V Lá tre / tròi lộc, mùa rét / xộc đến.
3.3. Nghĩa hàm ẩn trong bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật
Lớp từ dùng gọi tên thực vật đi vào tục ngữ ngoài việc biểu thị nghĩa gốc, nghĩa tờng minh của từ thì trong nhiều trờng hợp còn mang nghĩa hàm ẩn.
Nh ta biết, tục ngữ là lời ăn tiếng nói gắn liến với hoạt động giao tiếp hằng ngày củ nhân dân. Mỗi phát ngôn tục ngữ đợc hiện thực hóa qua những ngữ cảnh giao tiếp khác nhau thì chúng sẽ chứa đựng một nội dung thông tin cụ thể. Vì thế, bên cạnh nghĩa hiển ngôn thuần túy nh đã trình bày ở mục 3.2., trong thực tế, còn có vô số câu tục ngữ phải đợc hiểu theo nghĩa hàm ngôn. Tuy nhiên, để biểu thị nghĩa hàm ngôn, trớc hết câu tục ngữ phải tồn tại lớp nghĩa thữ nhất, nghĩa bề mặt câu chữ (nghĩa hiển ngôn). Điều này hoàn toàn phù hợp với lí thuyết về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn trong ngữ dụng học. Chẳng hạn xét câu tục ngữ Cày sâu tốt lúa, thoạt tiên ta phải hiểu câu tục ngữ này nêu lên một kinh nghiệm: trong công việc trồng lúa, ruộng đất càng đợc cày xới kĩ lỡng, lúa càng tốt. Không dừng lại ở lớp nghĩa bề mặt này, câu tục ngữ còn là một lời khuyên: khi thực hiện bất cứ công việc gì cũng phải chu đáo, kĩ lỡng. Nh vậy, trong nhiều ngữ cảnh giao tiếp, “lúa”
không còn mang nghĩa từ điển nữa mà mang nghĩa bóng chỉ thành quả của công việc. Vì vậy, ta phải đặt từ “lúa” trong mối quan hệ với toàn bộ phát ngôn để hiểu đợc ý nghĩa của phát ngôn đó trong một hoàn cảnh cụ thể.
Cũng vậy, câu: Cần xuống, muống lên không thuần túy truyền đạt kinh nghiệm về thời vụ của hai loại rau (kết thúc vụ rau muống cũng là lúc bắt đầu vụ rau cần). Trong một số ngữ cảnh giao tiếp, câu này còn đợc hiểu: khi kẻ này thất bại thì kẻ kia đắc thế. ở những trờng hợp ấy, “cần” và
muống
“ ” không còn đợc hiểu theo nghĩa từ điển nữa vì nó đã hàm chỉ con ng- ời.
Điều đặc biệt, những từ chỉ thực vật đợc dùng trong câu tục ngữ với nghĩa hàm ngôn thì chúng đều có quan hệ với con ngời, nó đợc dùng để so sánh với một vấn đề, sự việc có liên quan ... Mà bản thân thực vật đó có sự ảnh hởng lẫn nhau, liên quan hoặc có sự tơng đồng. Ví dụ: “Lòng vả cũng nh lòng sung”. Từ “ ”vả và từ “sung” ở đây chỉ quả vải và quả sung, sản phẩm của hai loại cây cùng một họ. hai loại quả này có nét giống nhau: có màu xanh, khi chín có màu đỏ, quả tròn, nhám, ruột rỗng. Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh này để nói lên sự giống nhau của lòng ngời, thói đời: trớc một mối lợi nào đó thì ai cũng nh ai. Câu tục ngữ đợc dùng với ngụ ý phê phán.
Một ví dụ khác: Có khế ế chanh. Câu tục ngữ này rõ ràng có hai lớp nghĩa. ở lớp nghĩa thứ nhất, khế và chanh đều là những quả chua, đã dùng thứ này thì thôi dùng thứ khác. ở lớp nghĩa thứ hai, câu tục ngữ nhằm ám chỉ tính nết con ngời: có mới nới cũ.
Đọc câu tục ngữ Mía có đốt sâu đốt lành, ta hiểu, phát ngôn đó trớc hết nói về một hiện tợng rất bình thờng của cây mía. Song không dừng lại ở đó. Đi vào ngữ cảnh giao tiếp, câu tục ngữ muốn nói lên một điều: ở đời, không có gì là toàn vẹn hoàn hảo cả.
Nh vậy, bên cạnh nghĩa hiển ngôn, bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật còn đợc dùng theo nghĩa hàm ngôn. Nhng hai nghĩa này không hoàn toàn
tách rời nhau. Một câu tục ngữ muốn có đợc nghĩa hàm ngôn thì trớc hết phải biểu thị nghĩa hiển ngôn. Đây là vấn đề có tính qui luật.