Từ chỉ thực vật đợc dùng theo nghĩa biểu trng

Một phần của tài liệu Cấu trúc và ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 43 - 45)

C V Lá tre / tròi lộc, mùa rét / xộc đến.

3.4.Từ chỉ thực vật đợc dùng theo nghĩa biểu trng

Cũng nh thành ngữ, tục ngữ cũng mang nghĩa biểu trng. Nghĩa biểu tr- ng của tục ngữ có thể chỉ phẩm chất tốt đẹp hay xấu kèm theo quy ớc của cộng đồng. Ví dụ:

- Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò. - Con vua thì lại làm vua.

- Trứng rồng lại nở ra rồng.

Nghĩa biểu trng của tục ngữ gắn với nghĩa biểu trng của từ. Ví dụ:

quỷ, ma, kẻ cắp, sâu bọ, đĩ ... có nghĩa xấu; tiên, rồng, phợng, vua chúa, ông bà... có nghĩa tốt. Hiểu đợc nghĩa biểu trng mới hiểu đợc tục ngữ. Nh ở ví dụ trên, quỷ ma mang ý nghĩa biểu trng, thể hiện cái xấu, cái ngỗ ngợc, nghịch ngợm. Ngời ta thờng ví “nghịch nh quỷ, xấu nh ma”. Hiểu đợc nghĩa biểu trng của hai từ này ta mới hiểu đợc câu tục ngữ Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò. Nghĩa biểu trng của từ cũng nh của cả câu đã đợc cộng đồng thừa nhận.

Đi vào bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật, ta bắt gặp rất nhiều câu mang nghĩa biểu trng. Và những từ chỉ thực vật này ngoài nghĩa từ điển vốn có khi đi vào tục ngữ đặt trong mối quan hệ với các từ khác và trong ngữ cảnh giao tiếp thì nó mang nghĩa biêu trng. Nghĩa biểu trng này đợc mọi ngời chấp nhận và xem đó nh một quy ớc. Ví nh nói đến “trầu, cau” ngời ta liên t- ởng đến chuyện tình yêu, lứa đôi. Nó cũng biểu trng cho nét văn hóa, tập tục của nhân dân ta. Củi, rơm, bèo, rác, khoai, cà, rễ, chanh, ớt th… ờng mang nét nghĩa tiêu cực, tùy từng trờng hợp mà hiểu theo nghĩa tiêu cực khác nhau: có thể là sự nghèo nàn, sự khinh rẻ, sự coi thờng, hoặc chua ngoa ghê gớm... Còn nh: thóc, lúa, gạo, cây, tre, măng, bầu, bí, trầm hơng,... đợc hiểu theo nghĩa tích cực. Hiểu đợc nghĩa biểu trng của từ chúng ta mới hiểu đợc tục

ngữ. Có thể kể ra đây rất nhiều câu tục ngữ đợc dùng theo nghĩa biểu trng. Ví dụ:

Gai ngọn nhọn hơn gai gốc.

Ngoài nghĩa bề mặt câu chữ, câu tục ngữ muốn biểu đạt một ý nghĩa hàm ẩn: ngời trẻ thờng sắc sảo hơn ngời già. Gai là bộ phận của cây, nó hình nhọn, sắc. Từ đặc điểm tự nhiên này, từ “gai” dùng trong câu tục ngữ biểu tr- ng cho sự sắc sảo, thông minh.

Câu tục ngữ Tre non dễ uốn đúc rút một kinh nghiệm: tre còn non thì dễ uốn theo ý muốn của con ngời. Nhng câu này thờng đợc dùng với ý nghĩa giáo dục: dạy con từ nhỏ dễ có kết quả hơn.

Nói đến hoa sen, ta thờng nghĩ về một loài hoa có vẻ đẹp trong trắng, thanh khiết dù phải sống giữa bùn lầy. Đi vào tục ngữ: Hoa sen mọc bãi cát lầm, tuy rằng lấm láp cũng mầm hoa sen, hình ảnh hoa biểu trng cho tâm tâm hồn cao đẹp. Câu tục ngữ ca tụng những con ngời giữ đợc phẩm giá cao quí của mình dẫu phải sống trong môi trờng xấu xa, dơ bẩn.

Một ví dụ nữa: Bầu ơi thơng lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhng chung một giàn.bầu” và “ ” là loại cây dây leo, có khi ngời trồng để cho hai loại cây cùng leo chung một giàn. Nhng trong câu tục ngữ này, từ “bầu

và từ “ ” không phải dùng theo nghĩa hiển ngôn. Ai cũng có thể hiểu, câu này dùng để nói về tình cảm giữa con ngời với nhau. Nếu dùng trong một ngữ cảnh hẹp thì bầu và bí tợng trng cho tình anh em ruột thịt. Rộng hơn thì nó biểu trng cho sự gắn bó, tình cảm yêu thơng của con ngời với nhau trong cộng đồng, dân tộc.

Điều này chứng tỏ nhân dân ta có lối suy nghĩ t duy rất độc đáo, vận dụng những hình ảnh, hiện tợng của tự nhiên để so sánh, khát quát lên những vấn đề mang tính xã hội.

Không phải ngẫu nhiên mà ngời Việt lại có lối vận dụng vốn từ chỉ thực vật vào tục ngữ để biểu đạt nghĩa bóng, nghĩa biểu trng. Những loài thực vật này phải có nét gì đó gần gũi với con ngời ở một phơng diện nào đó mới có khả năng tạo cho ngời đọc những liên tởng hợp lí, tất yếu để không hiểu

sai mục đích của ngời phát ngôn. Đây thực chất là kiểu t duy lôcgic - một kiểu lôgic kinh nghiệm của ngời dân lao động.

Một phần của tài liệu Cấu trúc và ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 43 - 45)