Thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 71)

B. NỘI DUNG

2.1.3Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được hiểu một cách đơn giản là quá trình dịch chuyển di sản của những người chết sang những người còn sống theo qui định của pháp luật về thừa kế. Mặt khác theo qui định của pháp luật thì không có căn cứ để dịch chuyển di sản của người chết theo ý chí của họ thì di sản đó phải chuyển theo qui định của pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế. Nghĩa là theo trình tự này thì ai được hưởng di sản của người chết để lại, hưởng bao nhiêu, hưởng như thế nào hoàn toàn do luật xác định.

Tuy nhiên khi xác định phạm vi những người được hưởng di sản của những người chết để lại, pháp luật thừa kế của bất cứ quốc gia nào cũng

phải dựa trên ý chí mang tính truyền thống của người để lại di sản là nếu họ chết tài sản còn lại của họ (di sản thừa kế) phải được dịch chuyển cho những người thân thích của họ. Mặt khác pháp luật về thừa kế còn phụ thuộc vào chế độ sở hữu, điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia theo từng thời kỳ lịch sử nhất định. Vì thế có thể nói rằng thừa kế theo pháp luật là pháp luật phỏng đoán ý chí của người để lại di sản để theo đó xác định việc dịch chuyển di sản của người đó cho những ai trên cơ sở dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kì nhất định.

Trong luật La Mã hình thức thừa kế theo pháp luật được xây dựng hoàn thiện nhất trong luật của Hoàng đế Justinian. Theo luật của Hoàn đế Justinian thì diện những người thừa kế đầu tiên là các con, các cháu, các chắt của người chết. Trước hết những người được hưởng thừa kế phải là các con, đây là những người có quan hệ gần gũi nhất với người để lại thừa kế.

Trường hợp bố mẹ chết trước ông bà thì cháu thay thế vị trí của bố mẹ hưởng di sản của ông bà (thừa kế thế vị). Trường hợp này các cháu không phải là người nhận thừa kế thay cho bố mẹ mà cháu là người thừa kế nhận di sản của ông bà. Nếu các cháu chết trước ông bà thì các chắt thay thế vị trí đó để nhận di sản của các cụ. Thừa kế thế vị còn được coi là thừa kế đại diện. Trường hợp bố hoặc mẹ chết trước ông bà thì các cháu thay thế vị trí của bố mẹ sẽ nhận một suất thừa kế mà lẽ ra bố mẹ chúng còn sống sẽ được hưởng thừa kế.

Những người thừa kế thế vị không phải thừa kế di sản của bố mẹ mình chưa nhận của ông bà mà họ là người nhận thừa kế của ông bà. Cần phân biệt trường hợp thừa kế thế vị với thừa kế chuyển tiếp của bố mẹ chết mà chưa kịp nhận di sản của ông bà. Nếu bố mẹ chết sau ông bà nhưng chưa kịp nhận di sản của ông bà thì khi mở thừa kế phải xác định khối di

sản của bố mẹ bao gồm tài sản riêng và tài sản thừa kế của ông bà. Phần di sản này có thể được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Về qui định này pháp luật Việt Nam qui định các điều kiện cần thoả mãn khi áp dụng thừa kế thế vị: thứ nhất, những người thừa kế thế vị nhau phải là những người thuộc mối quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ giữa cha mẹ và con), trong đó người thế vị phải là người đời sau (con thế vị cha mẹ nhưng cha mẹ không được thế vị con).

Như vậy, việc thế vị là mối liên hệ giữa hai bên, một bên được coi là người thừa kế thế vị (gồm cha hoặc mẹ đẻ), một bên được coi là thừa kế thế vị (gồm các con đẻ); thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha mẹ đẻ); thứ ba, người thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thừa kế thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà hoặc các cụ); thứ tư, trong mối liên hệ giữa người để lại di sản với người được thừa kế thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người đời sau; thứ năm, người thế vị phải là người còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.

Như vậy có thể thấy cùng một nội dung tuy nhiên luật Dân sự Việt Nam ra đời sau đã qui định rất cụ thể, chi tiết về điều kiện để có thể nhận di sản thừa kế theo thế vị. Từ đó có thể thấy sự tiến bộ hơn so với luật La Mã thời cổ đại

Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của người để lại di sản được chia theo pháp luật. So với luật Dân sự Việt Nam, luật La Mã có sự khác biệt về phân chia hàng thừa kế mà cụ thể là qui định theo hàng, bậc như sau:

Hàng thứ nhất: các con (các cháu nếu các con chết), khi mở thừa kế các con của người thừa kế (con đẻ, con nuôi) được nhận di sản của bố mẹ và mỗi người được hưởng một kỉ phần ngang nhau. Trường hợp con chết trước bố mẹ thì các cháu sẽ nhận được kỷ phần mà đáng ra bố mẹ được hưởng nếu còn sống. Còn ở luật Dân sự Việt Nam gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau:

Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, đây là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là thừa kế đối nhau, thừa kế của nhau, nghĩa là trong đó khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ở hàng thứ nhất; quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con, đây cũng là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều, quan hệ này được xác định theo hai căn cứ: nếu căn cứ vào quan hệ huyết thống thì đó là những người có cùng một dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau; nếu căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng thì đó là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng lẫn nhau theo cha – con, mẹ - con hoặc theo cha mẹ - con.

Như vậy có thể thấy ở hàng thừa kế thứ nhất thì hai luật có những qui định khác nhau, ở luật La Mã chỉ chú trọng đến quan hệ huyết thống mà không đề cập đến quan hệ vợ chồng, người vợ không thuộc hàng thừa kế thứ nhất dẫn đến việc họ không được bảo đảm quyền của mình trong việc hưởng di sản của chồng để lại. Ta rất dễ nhận thấy trong xã hội này thì người phụ nữ không có vai trò cũng như không có quyền công dân thì việc họ được bảo đảm quyền hưởng thừa kế của chồng là điều không thể. Chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ trong đó người phụ nữ không có vai trò gì trong xã hội đã dẫn đến điểm khác biệt trong qui định này so với pháp luật dân sự Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hàng thứ hai: bố mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị, em ruột (con của anh chị em ruột), nếu hàng thừa kế thứ hai chỉ có những người trực hệ bố mẹ và nếu bố mẹ đã chết thì chia cho ông bà theo nguyên tắc sau: nếu ông nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống thì di sản được chia cho ông nội 50% còn lại chia cho ông bà ngoại; nếu còn tất cả những người trực hệ (bố mẹ) và anh chị em ruột thì tất cả họ được hưởng phần bằng nhau. Còn ở luật Dân sự Việt Nam hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.

Ở hàng thừa kế thứ hai có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản với nhau: quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu, căn cứ để xác định quan hệ này hoàn toàn dựa vào quan hệ huyết thống mà không dựa vào quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ thừa kế này là quan hệ hai chiều vì cháu đã được xếp vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà. Do vậy ông bà sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ hai của cháu nếu vào thời điểm cháu chết mà còn sống; ngược lại khi ông bà chết cháu sẽ là người thừa kế thứ hai theo pháp luật; quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột, đây là quan hệ thừa kế được hình thành trên cơ sở huyết thống, bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời.

Như phân tích trên thì ở hàng thừa kế thứ hai ở hai luật cũng có sự khác nhau, luật La Mã đề cập đến 3 mối quan hệ là cha mẹ - con, ông bà – cháu, anh chị - em trong khi đó thì luật dân sự Việt Nam đề cập đến 2 mối quan hệ giữa ông bà – cháu, giữa anh chị - em. Ngoài ra, trong luật La Mã không đề cập tới bà nội, và việc chia di sản khi chỉ còn ông bà ở hàng thừa kế thứ hai lại có sự phân biệt giữ ông nội với ông bà ngoại. Có thể thấy lý do dẫn đến qui định khác nhau như trên của luật La Mã do ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ chú trọng việc chia di sản cho con, từ việc không tôn trọng

người phụ nữ nên cha mẹ của người mẹ người chết cũng không được hưởng di sản công bằng so với ông nội của người chết.

Ngoài ra ta còn thấy được pháp luật Việt Nam đã hướng đến truyền thống, con cái phải có trách nhiệm với cha mẹ cả lúc sống lẫn khi đã chết, trách nhiệm đó ngang bằng với trách nhiệm dành cho các con và vợ chồng của mình, nên pháp luật đã đặt cha, mẹ, vợ, chồng, con vào hàng thừa kế thứ nhất để đảm bảo họ được hưởng di sản ngang bằng nhau nếu người để lại di sản chết đi mà không để lại di chúc. Luật La Mã chưa thể hiện được trách nhiệm với cha mẹ, con cái chết đi nếu không để lại di chúc chia di sản cho cha mẹ thì di sản sẽ được chia theo pháp luật lúc đó đương nhiên cha mẹ người chết sẽ không nhận được di sản khi những người ở hàng thừa kế thứ nhất còn.

Hàng thứ ba: Anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, các cháu nếu cha mẹ các cháu đã chết. Còn ở luật Dân sự Việt Nam hàng thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là là cụ nội, cụ ngoại. Ở hàng thừa kế thứ ba này bao gồm hai mối quan hệ sau đây: quan hệ thừa kế giữa cụ với chắt; mối quan hệ giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột. Luật Dân sự Việt Nam chỉ qui định ba hàng thừa kế.

Hàng thừa kế thứ tư: họ hàng nội ngoại theo nhánh ngang tính từ gần đến xa, từ nội đến ngoại trong phạm vi sáu đời. Đối với người vợ goá, chồng goá theo nguyên tắc không thuộc hàng thừa kế của người quá cố. Tuy nhiên, họ sẽ được hưởng thừa kế nếu không có những người thừa kế thuộc bốn hàng thừa kế hoặc có nhưng họ không nhận thừa kế thì người vợ goá, chồng goá sẽ được hưởng thừa kế của người chết.

Trường hợp người vợ không có tài sản riêng hoặc không có của hồi môn để sống thì người vợ là người thừa kế bắt buộc của người chồng và được hưởng 1/4 di sản thừa kế. Nếu người chết có từ 3 người con trở lên thì người vợ được hưởng một suất bằng với người thừa kế. Người chồng không có quyền tước kỉ phần bắt buộc trên của người vợ. Như vậy có thể thấy người thừa kế là vợ chồng bị hạn chế về quyền nhận di sản của người quá cố, những điều kiện này khó có thể đảm bảo cho người vợ, chồng còn sống được hưởng di sản.

Với việc qui định của luật La Mã ở hàng thừa kế thứ nhất thì người cháu luôn được hưởng di sản của ông nếu bố mẹ chúng chết. Còn theo luật Dân sự Việt Nam thì cháu sẽ không được nhận thừa kế của ông trừ một số trường hợp thừa kế thế vị hoặc hàng thừa kế thứ nhất không còn ai. Hàng thừa kế thứ hai thì bố mẹ ở bậc một, ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột ở bậc hai. Có nghĩa là mặc dù một hàng thừa kế nhưng nếu có những người ở bậc một (bố, mẹ) thì những người ở bậc hai (ông bà nội ngoại, anh chị em ruột) sẽ không được hưởng thừa kế. Mặt khác ông bà nội, anh chị em ruột được hưởng mỗi người một suất thì ông bà ngoại chỉ được hưởng 1/2 một suất thừa kế.

Ví dụ: A chết để lại di sản là 400 axơ, A không có con , không còn bố mẹ mà chỉ còn ông bà nội, ngoại và anh ruột. Vậy di sản của A sẽ được chia như sau: ông nội 100 axơ, bà nội 100 axơ, anh ruột 100 axơ, ông ngoại 50 axơ, bà ngoại 50 axơ.

Trải qua mấy nghìn năm, luật La Mã nói chung và chế định quyền thừa kế nói riêng vẫn là minh chứng hùng hồn cho quan điểm của những ai cho rằng luật La Mã là một phần không thể thiếu được của văn minh nhân loại. Tất nhiên cho đến ngày nay một số qui phạm của luật La Mã không còn phù hợp nữa. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của xã hội La Mã khoảng 2000 năm về trước khác xa so với bây giờ. Dẫu

sao một số qui định của luật La Mã thiết nghĩ rằng có thể thừa kế vào luật

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 71)