Thời điểm mở thừa kế

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 71 - 73)

B. NỘI DUNG

2.2.1 Thời điểm mở thừa kế

Theo qui định của bộ luật Dân sự thì có một số trường hợp sẽ tuyên bố chết đối với một cá nhân như cá nhân sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực rằng người đó còn sống; cá nhân biệt tích sau chiến tranh; sau vụ tai nạn… Theo qui định của pháp luật thì thời điểm mở thừa kế đối với

người bị toà án tuyên bố là đã chết bao giờ cũng là ngày chết của cá nhân đó được xác định cụ thể trong tuyên bố chết.

Tác giả cho rằng pháp luật vẫn còn thiếu sót khi không đưa ra các tiêu chí cụ thể để Toà án làm cơ sở xác định về ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Chẳng hạn đối với cá nhân bị chết do thảm họa, thiên tai, thì ngày chết của họ được xác định là ngày nào trong ba ngày sau: ngày xảy ra thảm hoạ, thiên tai, tai nạn; ngày kết thúc tai nạn, thiên tai, thảm hoạ; ngày tròn một năm kể từ ngày kết thúc thiên tai thảm hoạ, tai nạn.

Từ đó có thể xác định ngày chết của người bị tuyên chết theo các tiêu chí tương ứng: Nếu cá nhân bị tuyên bố chết do biệt tích lâu ngày mà không rõ lý do thì cần xác định ngày chết của người đó theo ngày có tin tức cuối cùng về sự sống còn của họ; nếu cá nhân bị tuyên bố chết do biệt tích trong một vụ tai nạn, thiên tai, thảm họa thì cần xác định ngày chết của người đó là ngày tròn một năm kể từ khi vụ tai nạn, thiên tai, thảm hoạ đó kết thúc; nếu cá nhân bị tuyên bố chết do biệt tích trong chiến tranh thì cần xác định ngày chết của người đó là ngày tròn một năm kể từ khi cuộc chiến tranh đó kết thúc.

Ngoài ra tác giả thấy rằng, cùng xác định về mốc thời gian để từ đó di chúc được coi là có hiệu lực pháp luật lại đưa ra hai đơn vị thời gian khác nhau là thời điểm và ngày sẽ không tránh khỏi sự khập khiễng. Hơn nữa việc xác định cái chết theo thời điểm sẽ rất rễ xảy ra sự tranh chấp giữa những người thừa kế và làm cho cơ quan có thẩm quyền khó có thể đánh giá vấn đề một cách chính xác khi tranh chấp xảy ra.

Ví dụ ông A để di chúc cho con B hưởng di sản của mình nhưng hai người cùng chết trong vụ tai nạn giao thông. Khi tranh chấp xảy ra, người thừa kế của B nói rằng ông A chết trước B khoảng 5 phút, một bên là những người thừa kế cùng hàng với B lại cho rằng B chết trước ông A khoảng 5 phút. Nếu xác định A chết trước B thì những người thừa kế của B

sẽ được hưởng số di sản của ông A. Nếu xác định B chết trước A thì họ sẽ không được hưởng di sản mà A định đoạt theo di chúc cho B.

Căn cứ vào điều 641 BLDS Việt Nam thì phải xác định hai người chết cùng thời điểm. Do vậy những người thừa kế của B không được hưởng số di sản mà A để lại cho B vì di chúc không có hiệu lực. Giả sử trong thực tế, A chết trước B thì bản án giải quyết vụ tranh chấp trên sẽ không có sức thuyết phục, thậm chí sẽ gây nên sự hoài nghi, thắc mắc của đương sự với cơ quan xét xử mặc dù việc giải quyết là hoàn toàn đúng pháp luật.

Vì vậy nếu pháp luật qui định thời điểm chết được xác định theo ngày thì sẽ giảm bớt được nhiều tranh chấp trong thực tế. Đặc biệt toà án sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để xác định những người chết cách nhau theo phút, thậm chí hàng giờ nhưng trong cùng một ngày là những người chết cùng thời điểm. Điều đó sẽ tránh được hoài nghi, thắc mắc của nhân dân đối với việc xét xử của toà án trong những trường hợp nêu trên. Vì vậy chúng tôi thấy rằng để phù hợp với thực tế, với phong tục tập quán của dân tộc cũng như hội nhập hơn với luật pháp quốc tế cần phải qui định thời điểm mở thừa kế theo đơn vị thời gian là “ngày”.

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w