Về di chúc hợp pháp

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 80 - 81)

B. NỘI DUNG

2.2.6 Về di chúc hợp pháp

Khoản 5 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005 qui định “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

So với Bộ luật Dân sự năm 1995, điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng đã được bổ sung thêm một điều kiện về hình thức; phải chứng thực hoặc chứng nhận trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình.

Điều đó có thể hiểu: nếu không được chứng nhận, chứng thực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì

di chúc miệng sẽ mất hiệu lực. Điều luật không qui định cụ thể nghĩa vụ thực hiện chứng nhận, chứng thực. Tuy nhiên có thể thấy việc tiến hành công chứng hoặc chứng thực này chỉ có thể do người làm chứng thực hiện (người thừa kế có thể đi cùng người làm chứng hoặc không).

Vấn đề đặt ra là: khi di chúc vô hiệu, quyền lợi ích của những người thừa kế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy những người làm chứng nhưng không thực hiện nghĩa vụ đi công chứng hoặc chứng thực có phải chịu trách nhiệm cho người bị thiệt hại – người đáng lẽ được hưởng phần di sản lớn hơn những người thừa kế khác nếu chia theo di chúc hay không?

Có thể nói rằng với điều kiện được bổ sung trên, di chúc miệng sẽ dễ dàng lâm vào tình trạng vô hiệu do lỗi của người làm chứng mà pháp luật chưa có qui định về trách nhiệm của họ.

Để tháo gỡ vướng mắc này trong đề tài của mình tác giả đưa ra ý kiến chủ quan nên bổ sung thêm một số qui định về trách nhiệm của người làm chứng có thể là sửa đổi khoản 5 Điều 652 như sau: “...Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng phải có trách nhiệm công chứng, chứng thực di chúc”.

Và một qui định nữa là: “Những người làm chứng không thực hiện trách nhiệm công chứng, chứng thực di chúc phải có trách nhiệm trước người bị thiệt hại”. Đi cùng qui định này là hàng loạt qui định cụ thể trách nhiệm của người làm chứng gây thiệt hại trong từng trường hợp và mức độ thiệt hại. Bên cạnh đó cũng cần qui định cho người làm chứng được hưởng lợi nhuận từ việc làm chứng và công chứng di chúc. Chẳng hạn như cho người làm chứng và có trách nhiệm đi công chứng di chúc đó được hưởng 0,5 đến 1% di sản mà người chết để lại hoặc phần chi phí do những người thừa kế trả để có thể ràng buộc trách nhiệm của người làm chứng và có trách nhiệm đi công chứng đó.

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 80 - 81)