Người thừa kế

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 74 - 76)

B. NỘI DUNG

2.2.3 Người thừa kế

Theo qui định pháp luật nước ta thì người thừa kế phải thoả mãn các điều kiện như: phải là người còn sống và thời điểm mở thừa kế; phải thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên điều kiện “phải thành thai trước khi người để lại di sản chết” chưa được văn bản hướng dẫn giải thích cụ thể nên hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, điều kiện này chỉ áp dụng đối với cá nhân là người thừa kế theo pháp luật hay đòi hỏi đối với cả cá nhân là người thừa kế theo di chúc.

Theo quan điểm của tác giả điều kiện “phải thành thai trước khi người để lại di sản chết” chỉ đòi hỏi riêng đối với cá nhân là người thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là, cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở

thừa kế sẽ luôn luôn được hưởng di sản theo di chúc, nếu đã được người để lại di sản xác định mà không bắt buộc phải thành thai trước khi người để lại di sản chết. Bởi vì, pháp luật nước ta xác định khi chia di sản thừa kế theo pháp luật thì cần xác định yếu tố huyết thống của người thừa kế vì vậy chỉ khi chia di sản theo pháp luật thì mới cần thoả mãn điều kiện thành thai trước khi người để lại di sản chết. Còn đối với việc chia di sản theo di chúc thì để đảm bảo ý chí của người để lại di sản, cũng như quyền định đoạt di sản thì người thừa kế có thể chưa thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Cách hiểu và giải thích như trên hoàn toàn phù hợp với mục đích của điều luật, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Bởi trong thực tế, như chúng ta đã thấy, có rất nhiều bản di chúc mà trong đó, cá nhân hưởng di sản hoàn toàn chưa thành thai khi người để lại di sản chết nhưng di chúc đó vẫn được coi là di chúc có hiệu lực.

Chẳng hạn, chúng ta đều biết bản di chúc của Alfred Nobel được ông thảo ra vào ngày 27 tháng 01 năm 1895 trong đó, ông giao cho một tổ chức chịu trách nhiệm dùng lợi tức từ số di sản mà ông để lại (khoảng 31,5 triệu curon Thuỵ Điển) trao cho những người có công trình vĩ đại nhất. Alfred Nobel đã chết cách đây hơn một trăm năm. Ngoài phương diện khoa học và danh dự, người được giải thưởng Nobel còn có thể được coi là người thừa kế theo di chúc có điều kiện đối với di sản mà Nobel để lại.

Mặt khác, tác giả thấy rằng theo xu thế phát triển của y học, người ta có thể dùng tinh trùng mà người chồng trước khi chết đã gửi vào ngân hàng tinh trùng để thụ thai cho vợ của người đó nhằm duy trì nòi giống của dòng họ. Trong trường hợp này đứa trẻ sinh rõ ràng là thành thai sau khi người để lại di sản chết nhưng thực sự là con của người đó. Vì vậy việc qui định trên đối với người thừa kế sẽ đến lúc không phù hợp với thực tế, cần được sửa đổi bổ sung.

Một phần của tài liệu Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vương mắc và đề xuất luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 74 - 76)