Chính sách của Hà Lan

Một phần của tài liệu Chính sách của các nước phương tây đối với thái lan thời cận đại (Trang 74)

B. NỘI DUNG

2.2.1.Chính sách của Hà Lan

Vào thế kỉ XVI- XVII, đất nước Hà Lan trở nên hưng thịnh. C. Mac đã từng gọi “Hà Lan là nước Tư bản kiểu mẫu của thế kỉ XVII”. Hạm đội thương thuyền của Hà Lan có số lượng tương đương với toàn bộ hạm đội thương thuyền của các nước Châu Âu còn lại. Trước khi Anh hoàn thành cách mạng tư sản, Hà Lan chính là kẻ nắm quyền bá chủ trên các đại dương, được mệnh danh là “những người đánh xe ngựa trên biển”, do đó Hà Lan nhanh chóng giành được ưu thế so với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong quá trình cạnh tranh buôn bán với biển Nam và Đông Nam Á, trong đó có Xiêm ở thế kỉ XVII.

Vào thế kỉ XVII, khi việc buôn bán thông thương được mở rộng và phát triển mạnh mẽ thì Xiêm, đặc biệt là thủ đô Ayuthaya đã thu hút các thương nhân Châu Âu bởi sự thuận tiện cho việc buôn bán, nó là trung gian buôn bán giữa các nước phương Đông. Ở đây, sự trao đổi hàng hóa giữa Xiêm và các nước trong khu vực đã được thiết lập, nhất là giữa Xiêm với Nhật Bản. Người Hà Lan sớm nhận ra điều này trước tiên. Họ là người đến Xiêm trước Anh, Pháp và cố gắng chiếm con đường thương mại Xiêm-Nhật. Đối với người Hà Lan, Xiêm còn thu hút họ như một nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho họ.

Hạm đội đầu tiên của Hà Lan xuất hiện ở phương Đông năm 1596. Sau cuộc hành trình dài theo bờ biển châu Phi đến Ấn Độ dương, dừng chân ở In-

đô-nê-xia, hạm thuyền của Hà Lan đi ngược lên phía Bắc hướng đến Xiêm. Một buổi sáng mùa hè năm 1597, chen giữa các đoàn thuyền buôn từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, đậu san sát trên bờ sông Chaophraya, xuất hiện vài ba chiếc tàu với hệ thống buồm đồ sộ và phức tạp, những thủy thủ người Châu Âu đang cập bến kinh thành Ayuthaya. Họ chính la người Hà Lan.

Chính quyền xiêm lúc đó dưới thời quyền của hoàng đế có biệt danh là “vua trắng” đã đón tiếp các đại diện của người phương Tây với “Thái độ trọng thị mà không có bất cứ một sự kì thị nào đối với những người da trắng có nền văn hóa, văn minh và tôn giáo khác hẳn với văn hóa, văn minh và tôn giáo của Xiêm” [65]. Hà Lan nhanh chóng có được chỗ đứng chân tại vùng đất mới.

Năm 1602, công ty Đông Ấn Độ của Hà lan được hình thành thì cũng là năm mà cơ quan thương mại đầu tiên của Hà Lan được thiết lập ở Patani của Xiêm. Năm 1604 đại sứ Hà Lan là Đô Đốc Vac Vek đã tới Autthia. Người đương cục xiêm cho phép người Hà lan được buôn bán ngang hàng với tất cả những người nước ngoài như người Hoa, người Ấn, Mã lai... Năm 1608, hoàng tử M. Oranxky của Hà Lan đã tiếp kiến một cách nồng hậu một sứ đoàn do vua Xiêm gưởi sang từ năm trước đó, đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước giai đoạn này, cũng như mở ra khả năng mới cho Hà Lan trong tham vọng độc chiếm thị trường Xiêm. Công ty Đông Ấn của Hà Lan nắm được nhiều ưu thế ở đây, nắm giữ độc quyền buôn bán với Xiêm, lập nhiều trạm buôn bán rải rác từ bắc xuống Nam, họ thu mua hồ tiêu, gạo, thiếc, chuyên chở về châu Âu thu lợi gấp nhiều lần. Năm 1610 thương điếm của Hà Lan được thiết lập ngay ở thủ đô Autthia; năm 1612 ở Li-go và Patalung và vài năm sau là ở xingo, Kedac và trên đảo Djankơ. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn người Hà Lan đã có được những căn cứ cơ sở không những ở thủ đô mà còn ở nhiều trung tâm thương mại lớn khác của Xiêm.

Tuy nhiên con đường của Hà Lan không phải hoàn toàn rải bằng thảm nhung. Địa vị ưu đãi của Họ gặp phải sự kình địch của người Anh. Năm 1612 sứ thần Anh đến Ayuthaya bất chấp sự phản đối của Hà Lan. Điều quan trọng là người Anh cũng được chính quyền Xiêm đón tiếp một cách bình đẳng và trọng thị, họ nhanh chóng được mở thương điếm ở Panta. Cảm thấy miếng mồi ngon của mình sắp bị kẻ khác xâu xé nên Hà lan đã công khai tuyên chiến với Anh.

Sau khi giành thắng lơi trong cuộc chiến này, Hà Lan đã trở thành người có ích trong việc giúp đỡ Xiêm chống lại ý đồ kiềm chế Xiêm của các nước phương Tây khác, nhất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Những thay đổi của tình hình sau đó rất có lợi cho sự bành trướng của người Hà Lan ở Xiêm và Đông Nam Á. Trước hết, Tây Ban Nha sau khi đoạn tuyệt với người Bồ Đào Nha vào năm 1640 đã mất đi vai trò và sự quan tâm quyền lợi trong việc buôn bán với Xiêm. Còn người Nhật, sau vụ phiến loạn Imada, nhiều người đã bị trục xuất khỏi Xiêm, nhất là sau sự tấn công của Hà Lan năm 1641 Bồ Đào Nha đã mất đi những cơ sở chiến lược ơ Malacca. Hà Lan giành được quyền kiểm soát Malacca kể từ đó đến 1824.

Như vậy, đến thời điểm này, Hà Lan đã tạm thời giành được vai trò chủ đạo trên thị trường Xiêm. Chẳng hạn vào giữa thế kỉ XVII, hàng năm Xiêm xuất sang Nhật 300.000 tấn da hươu và da trâu bò thì phần lớn việc xuất khẩu này thuộc về Hà Lan với lợi nhuận trên 200%. Công ty Đông Ấn của Hà Lan thu được những món lời lớn trong việc buôn bán ở thị trường Xiêm.

Sự lũng đoạn của Hà Lan đã gây nên những phản ứng từ phía Xiêm. Để tỏ rõ ưu thế của mình và gây sức ép cho nhà cầm quyền Xiêm, người Hà Lan đã đi quá giới hạn cho phép. Chiến thuyền của Hà Lan thường xuyên bắn phá cướp bóc thuyền buôn của người Thái. Năm 1636, lãnh sự Hà Lan đã gây nên vụ khiêu khích ở Autthia làm cho mối quan hệ hai nước căng thẳng tưởng như

đang đứng trên bờ vực của chiến tranh. Để giữ độc quyền thương mại ở Xiêm, Hà Lan đã sử dụng hệ thống giấy phép cho tàu thuyền bắt đầu từ những năm 30-40 (được khẳng định vào những năm 50 của thế kỉ XVII) theo đó mỗi tàu thuyền rời khỏi cảng của Xiêm đều phải có giấy phép của công ty Đông Ấn của Hà Lan. Tất cả những tàu thuyền nào không có giấy phép này ở vùng biển tự do hoặc các cảng trung lập đều có thể bị tịch thu.

Hành động của Hà Lan trở nên mạnh mẽ. Năm 1645 Hà Lan còn chiếm các tàu của người Nhât đã “Xiêm hóa”, làm cho những người Nhật sống ở Xiêm hết sức bất bình. Sự lũng đoạn của người Hà Lan đã gây cho Xiêm những khó khăn không nhỏ, những nhà lãnh đạo đất nước này đứng đầu là hoàng đế Praxat, sau đó là Narai đã chủ trương dùng các thế lực bên ngoài khác để khống chế Hà Lan, trong đó có Anh. Hà Lan đã phản ứng lại hành động trên của Xiêm bằn một cuộc chiến tranh công khai không cần tuyên chiến. Tháng 6 năm 1663, tàu chiến Hà Lan bất ngờ tấn công đánh chiếm toàn bộ các tàu của Xiêm đậu ở cửa sông Menam, và truy đuổi các tàu khác của Xiêm đang trên đường trở về từ Đài Loan, Nhật Bản và Ben Gan. Hạm đội của Xiêm vừa được chấn chỉnh xây dựng lại đã bị thiệt hại hết sức nặng nề. Chưa dừng lại ở đó, Hà Lan còn tiến hành một chiến dịch phong tỏa nghiêm ngặt đối với Xiêm, các hải cảng ở In-Đô-nê-xi-a đều bị phong tỏa, ngăn không cho các tàu Xiêm cập bến, vương quốc nào chủ trương ủng hộ Xiêm thì lập tức bị Hà Lan phong tỏa. Hà Lan cũng đạt được sự thỏa thuận và đảm bảo từ phía Anh về việc không cung cấp vũ khí và lương thực cho Xiêm. Xiêm bị cô lập và rơi vào thế bất lợi buộc phải kí kết hòa ước tháng 8/1664. Đây là bản hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên trong lịch sử Xiêm với một nước châu Âu được kí kết.

Theo bản Hòa ước này, công ty Đông Ấn của Hà Lan chỉ bị ràng buôc bởi hai điều: Không đánh phá thuyền buồm của Xiêm nếu những thuyền

buồm này không đi vào các nước thù địch với Hà Lan; không có hành động quân sự chống lại đối thủ của Hà Lan trên vùng lãnh thổ Xiêm. Những điều khoản còn lại đều xác nhận quyền lợi của Hà Lan ở Xiêm là:

- Người Hà Lan được tự do buôn bán với bất cứ hàng hóa gì, với bất cứ ai được hưởng thuế xuất thấp nhất và cố định về xuất nhập cảng.

- Hà Lan được quyền cấp giấy phép cho các tàu của Xiêm đi các cảng Macao, Manila, Quảng Châu và nhiều nơi khác

- Nếu nhân viên của công ty Đông Ấn Độ của Hà Lan phạm tội thì chính quyền Xiêm không được xét xử mà phải giao lại cho công ty Đông Ấn Độ của Hà Lan, tức là được hưởng trên thực tế quyền lãnh sự tài phán.

- Các tàu buôn của Xiêm không được quyền thuê thủy thủ người Hoa, người Nhật và người Việt.

Với những nội dung trên, độc quyền ngoại thương của triều đình Xiêm bị bãi bỏ, quyền tự chủ về thuế quan, pháp luật bị loại trừ, quyền tự do buôn bán của Hà Lan được mở rộng.

Sau hiệp ước 1664, Hà Lan còn tiếp tục gây sức ép đối với Xiêm và đã đạt được một số quyền lợi nhất định như được chính quyền Xiêm miễn thuế quan cho công ty Đông Ấn của mình trên toàn bộ lãnh thổ Xiêm, trong khi đó họ vẫn thu thuế rất cao đối với các tàu của Xiêm cập bến các cảng do Hà Lan kiểm soát.

Vào những năm 60-70 của thế kỉ XVII, mối quan hệ giữa Hà Lan và Xiêm vẫn căng thẳng. Lợi dụng sự nhượng bộ của chính quyền Xiêm, Hà Lan càng lấn tới bằng chính sách “ngoại giao pháo hạm”, thường xuyên gây ra những vụ xung đột vũ trang. Tàu của Hà Lan tấn công Xiêm ở Xây lan (1666), Trung Quốc (1667), hoặc các tàu đang trên đường từ Bom Bay trở về Băng-Cốc (1672). Khi gặp phải sự chống đối kháng cự của chính quyền Na- rai (Xiêm), Hà Lan càng lấn tới. Năm 1863, toàn quyền Hà lan ở Gia-va là

K.Xpen-man đã ra lệnh đóng cửa các thương điếm của Hà Lan ở Autthia và Ligo để cảnh cáo Xiêm. Tình hình căng thẳng đến mức một cuộc chiến tranh giữa Xiêm và Hà Lan tưởng như đã không thể nào tránh khỏi nhưng rồi chiến tranh đã không nổ ra do sự can thiệp của Anh và Pháp vào tiến trình này, làm cho mối quan hệ giữa Xiêm và các nước phương Tây có mặt ở đây trở nên phức tạp.

2.2.2. Chính sách của Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha, Phổ, Nga

Cuối thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI, chủ nghĩa thực dân phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược thuộc địa ở phương Đông nói chung và ở Đông Nam Á nói riêng. Với vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực, Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên mà người phương Tây đã tìm đến ngay từ đầu thế kỉ XVI. Kết quả của những cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV đã giúp cho Bồ Đào Nha trở thành những người phương Tây đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á. Các đoàn thuyền buôn chở thủy thủ và những nhà truyền đạo Thiên chúa của Bồ Đào Nha đã từ Ấn Độ Dương vào Đông Nam Á. Nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng của Malacca, năm 1511, người Bồ Đào Nha đã chiếm vị trí này mở đầu cho quá trình xâm nhập và chinh phục Đông Nam Á của các nước thực dân Tây Âu. Từ thế kỉ XV, Malacca là một thương cảng lớn, là trung tâm thương mại của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Malacca nằm trên bán đảo Malaysia, là một eo biển ở phía Nam Thái Lan. Malacca là cửa ngõ bắt buộc trong khu vực Đông Nam Á, là yết hầu, cầu nối giao lưu kinh tế- văn hóa giữa hai khu vực Đông-Tây. Bởi vì từ khi con đương giao thông huyết mạch trên bộ bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ, giao lưu giữa Trung Quốc, Nhật Bản với thế giới phía Tây bị cắt đứt, Trung Quốc đã chuyển hướng đi bằng đường biển qua khu vực Đông Nam Á và Malacca chính là cửa ngõ đặc biệt thuận lợi và buộc họ phải đi qua nếu muốn sang Ấn Độ Dương. Bồ Đào Nha đã kí kết hiệp ước với Xiêm năm 1859 với nhiều quyền lợi.

Tiếp theo người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha đến Thái Lan khoảng giữa thế kỉ XVI. Năm 1589, hiệp ước hữu nghị và thương mại giữa Thái Lan và Tây Ban Nha được kí kết. Cũng như người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha ở Thái Lan được đối xử thân thiện hợp tác. Cuối thế kỉ XVI-đầu thế kỉ XVII, người Hà Lan bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan và nhanh chóng đạt được nhiều quyền lợi ở đây.

Cũng trong thời gian mà Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ xâm nhập và phát huy ảnh hưởng ở Xiêm thì các cường quốc phương Tây khác cũng nhòm ngó vào vùng đất này và đã đạt được ít nhiều thành quả. Năm 1868, Xiêm buộc phải kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc phương tây: Na Uy, Thụy Điển, Ý, Bỉ. Những hiệp ước trên đều có những nội dung tương tự như các hiệp ước Xiêm kí với Anh, Pháp, Mỹ. Trong quá trình xâm nhập vào Xiêm, Phổ cũng là nước có ảnh hưởng lớn.

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Phổ chỉ mới đang trong quá trình tập hợp lực lượng của quá trình thống nhất nước Đức. Phổ vẫn chưa phải là một đế quốc có thuộc địa ở châu Á. Băng Cốc nuôi hy vọng liên minh với Phổ, sử dụng phổ như một rào chắn ngăn chặn sự bành trướng lũng đoạn của cả Anh, Pháp, Mỹ ở Đông Nam Á.

Năm 1861, khi sứ đoàn của Phổ do Bá tước Ay-len-bua cầm đầu đến Xiêm đã được đón tiếp trọng thị. Trong những cuộc đàm phán với Ây-len- bua, Băng Cốc bày tỏ rằng: Phổ sẽ không có ý đồ thôn tính thuộc địa vì rằng điều đó có thể dẫn tới chiến tranh. Tuy nhiên, Đức đã không chấp một liên minh vững chắc với Xiêm, vì bản chất của Phổ vẫn là chủ nghĩa đế quốc. Hiệp ước Phổ - Xiêm đã kí kết vào năm 1862 với những nội dung tương tự như hiệp ước Anh - Xiêm năm 1855.

Cùng với Phổ, Nga cũng là một nước lớn đạt được vai trò lớn ở đây. Mặc dù về trình độ phát triển kinh tế xã hội, nước Nga những năm 60 của thế

kỉ XIX còn lạc hậu hơn Tây Âu và bắc Mỹ, nhưng trong đời sống chính trị quốc tế khi đó, Nga vẫn là một nhân tố hùng mạnh. Năm 1863, Nga đã có cuộc viếng thăm đầu tiên đến Xiêm, mối quan hệ Nga-Xiêm nhanh chóng được thiết lập. Năm 1865, chính quyền Băng Cốc thông qua lãnh sự Nga ở Xinh-ga-po đã đề nghị chính quyền Nga hoàng kí kết hiệp ước thương mại với Xiêm [56,76] nhưng vào thời điểm này Nga chưa có được ảnh hưởng đáng kể ở Đông Nam Á và những mối quan hệ truyền thống ràng buộc với Anh, Pháp... nên hiệp ước đó không được kí kết. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì cho đến khi Nga chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Xiêm năm 1898. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi Anh và Pháp kí kết thỏa ước Luân Đôn 1896, biến Xiêm thành “nước đệm”, Chu-la-long-kon đã thực hiện chính sách kết thân với các nước phương Tây, nhưng gặp khó khăn đối với Pháp. Nga đã trở thành một lực lượng trung gian trong mối quan hệ Xiêm-Pháp. Quan điểm của Nga về Xiêm, theo các đại diện ngoại giao Nga đã từng tuyên bố là: Nga sẽ rất có lợi trong việc thắt chặt mối quan hệ gần gũi nhất với Xiêm, nhưng lại không để những quan hệ ấy làm tổn thương đến quan hệ Nga - Pháp. Xiêm đang tìm kiếm chúng ta(Nga) sự ủng hộ đối với sự chuẩn nhận quan trọng nền độc lập

Một phần của tài liệu Chính sách của các nước phương tây đối với thái lan thời cận đại (Trang 74)