Những tác động tiêu cực đối với Thái Lan

Một phần của tài liệu Chính sách của các nước phương tây đối với thái lan thời cận đại (Trang 107)

B. NỘI DUNG

3.1.2. Những tác động tiêu cực đối với Thái Lan

- Kinh tế:

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX những yếu tố tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập mạnh mẽ vào nền nông nghiệp Xiêm. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực mà yếu tố đó đem lại thì nó cũng để lại những hậu quả nặng nề. Từ

một nước có nền kinh tế độc lập Xiêm bị lôi cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản một cách ép buộc, biến thành nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho chủ nghĩa tư bản phương Tây. Với lợi thế của khoa học - kĩ thuật công nghệ cao do cuộc cách mạng công nghiệp mang lại các nước tư bản đã bóc lột Xiêm qua trao đổi kinh tế không ngang giá. Tư bản nước ngoài đã bằng những biện pháp khác nhau, dần dần nắm độc quyền những ngành kinh tế quan trọng của Xiêm khi đó. Theo C.Mác: “Mặt phá hoại trong sự xâm nhập và thống trị của chủ nghĩa tư bản là hiển nhiên không còn nghi ngờ gì nữa”.

Sự xâm nhập của tư bản phương Tây đã khiến nhiều ngành kinh tế truyền thống của Xiêm bị phá sản hoặc đình đốn mà tiêu biểu là ngành dệt và sản xuất đường. Cuối thế kỉ XIX, hàng nước ngoài tràn vào Xiêm nhiều nhất là vải, chiếm 33% tổng số giá trị hàng nhập khẩu. Hầu hết người dân Xiêm dùng vải Ấn Độ (tức là của tư bản Anh) đẹp và rẻ hơn khiến cho ngành dệt của Anh bị suy tàn, nhiều gia đình thợ thủ công và nông dân bị phá sản. Thuốc phiện chiếm một vị trí đáng kể trong số hàng nhập (7% không những hút dần bạc trắng của Xiêm ra mà còn làm tăng số người nghiện ngập, hủy hoại tinh thần của một số quan lại và viên chức.

Xiêm biến thành nơi cung cấp nguyên liệu cho tư bản phương Tây nhất là Anh, Pháp. Việc khai thác và xuất khẩu gỗ tếch ở Xiêm chủ yếu do tư bản Anh thực hiện và kiểm soát. Ngoài thu mua gạo và gỗ tếch, các công ty thương nghiệp của Anh còn thu mua gia súc để xuất khẩu và thu mua nhiều mặt hàng khác như đường, hồ tiêu, da thú... Ngành ngoại thương Xiêm hầu như nằm trong tay các công ty thương nghiệp Anh. 80 - 85% hàng hóa xuất nhập cảng đều nằm trong tay các công ty Anh và có liên hệ với Anh hoặc các thuộc địa của Anh. So sánh tổng giá trị xuất khẩu thì giá trị hàng bán ra bao giờ cũng nhiều hơn hàng mua vào.

Năm Giá trị hàng nhập cảng Giá trị hàng xuất cảng

1896 34,5 triệu ti-can 48 triệu ti-can 1900 43 triệu ti-can 52 triệu ti-can

1905 69 triệu ti-can 76 triệu ti-can

1914 91 triệu ti-can 115,5 triệu ti-can

Nguồn: [46, 21]

Trong điều kiện của một nước hoàn toàn độc lập thì xuất siêu là điều hoàn toàn có lợi, còn đối với một nước lệ thuộc, sự mua bán không ngang giá, mức thuế quan rất thấp thì thực chất hiện tượng đó là của cải Xiêm bị bòn rút ra ngoài một cách tàn tệ và tiền lãi thu được đều rơi vào túi tư bản nước ngoài.

Để đảm bảo thu được nhiều lợi nhuận hơn, bọn Đế quốc còn biến Xiêm thành thị trường đầu tư. Các công ty Anh chiếm độc quyền khai thác gỗ tếch thậm chí còn cai quản vùng núi phía Bắc (Xiêng mại) như lãnh thổ riêng của chúng. Người Anh cũng độc quyền khai thác thiếc ở đảo Pu-két, nắm phần lớn các mạch máu giao thông đường sông và đường biển, mở mang nhiều xí nghiệp xay xát gạo, xưởng cưa... Tư bản nước ngoài được quyền mua ruộng đất nhà cửa để lập đồn điền trồng lúa, cao su, hồ tiêu... Các ngân hàng nước ngoài xuất hiện, cho chính phủ Xiêm vay. Các khoản nợ của nhà nước ngày càng nhiều, trong 10 năm (1905-1914) tăng lên gấp 4 lần mà phần lớn là tư bản Anh.

Năm Tổng số tiền vay (triệu phun xtec-linh)

Nước cho vay

Anh Pháp Đức

1905 1,000 0,500 0,500

1907 3,000 1,125 1,125 0,75

1914 4,630 4,630

Nguồn: [48,23]

Với số tiền đó, các công ty Anh, Pháp, Đức nắm lấy việc xây dựng đường sắt và hải cảng, nghĩa là tạo phương tiện để chuyên chở nhanh chóng các tài nguyên của Xiêm ra nước ngoài, thực chất là đẩy nhanh tốc độ và khả năng bóc lột đối với Xiêm. Đồng thời chúng còn lợi dụng để thăm dò và gây ảnh hưởng trên những vùng đường sắt chạy qua. Do tác động lớn lao của Anh đối với nền kinh tế của Xiêm đồng tiền Xiêm mất dần tính độc lập. Cuộc cải cách tiền tệ năm 1902-1908 (do viên cố vấn tài chính Anh của Xiêm chủ trương) đổi đồng ti-can vị bạc sang bản vị vàng đã buộc chặt nó vào vòng ảnh hưởng của đồng xtec-linh, nó cũng còn làm cho giá cả trong nước bị tụt xuống, những người lao động bị tước đi một phần tài sản trong khi khả năng đầu tư của Anh lại được mở rộng.

Nhìn chung, những chuyển biến lớn trên các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công, nông nghiệp như trồng lúa, xay xát gạo, khai thác rừng, làm đường sắt, lập nhà máy cưa v.v... đều nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu gạo và gỗ tếch sang các nước đế quốc, chủ yếu là đế quốc Anh. “Nó không tạo cho nền kinh tế Xiêm một cơ sở vững chắc, một nền công nghiệp tự chủ mà luôn luôn ở vào địa vị phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản nước ngoài” [1, 479].

Xiêm không có một giai cấp tư sản lớn mạnh nên các cuộc cải cách đó đều do triều đình phong kiến tiến hành. Do đó, nó không động chạm đến nền

tảng của chế độ phong kiến là ruộng đất, vẫn bảo vệ mọi quyền lực của giai cấp quý tộc trong xã hội. Cho nên, mặc dù kết quả của những cuộc cải cách đó mang một số nét tiến bộ theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng không tạo cho đất nước những chuyển biến mang tính chất cách mạng để đưa nước Xiêm bước vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

Như vậy mặc dù chính quyền nhà vua vẫn còn tồn tại và cai trị đất nước nhưng từ sau những hiệp ước không bình đẳng giữa thế kỉ XIX, Xiêm trên thực tế không còn giữ được quyền tự chủ hoàn toàn về các mặt luật pháp kinh tế, tài chính, lãnh thổ..Tình trạng của Xiêm lúc này có nhiều nét giống như Trung Quốc bị chia thành nhiều “phạm vi thế lực” và các tô giới, như Ba- Tư bị chia thành “khu vực ảnh hưởng” của đế quốc Nga hoàng ở Miền Bắc và của Anh ở Miền Nam cách nhau bằng một vùng trung lập ở giữa. Những hiện tượng đó nói lên rằng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chính sách thực dân đã “tạo nên cho các nước nhiều hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ”, tức là:

“không chỉ có hai loại chủ yếu những nước có thuộc địa và những nước thuộc địa mà còn nhiều nước phụ thuộc rất khác nhau về hình thức. Những nước này trên danh nghĩa thì hưởng độc lập chính trị nhưng thực tế thì lại mắc vào lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”. Lê nin đã gọi những nước đó là “nửa thuộc địa” [14,34 ]. Và trong nhiều bài viết về phong trào cách mạng châu Á đầu thế kỉ XX, người cũng coi Trung Quốc, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì là các nước thuộc địa.

3.2. Bài học đối phó của Thái Lan với các chính sách của các nước Đế quốc (so sánh với các trường hợp tương tự ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam)

3.2.1. Bài học từ chính sách đối ngoại của Thái Lan

Bài học rút ra là cần khai thác một cách tối đa lợi thế của đất nước trong mối quan hệ với các nước Đế quốc, thực hiện chính sách ngoại giao

mềm dẻo, “hòa để tiến” khi thực lực đất nước chưa cho phép đối đầu một cách trực tiếp với kẻ thù.

Cho đến giữa thế kỉ XIX, Mông Kut đứng trước áp lực của các Đế quốc phương Tây đã kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng có lợi cho họ. Đây là chủ trương ngoại giao có chủ ý, sáng suốt, thức thời của những người lãnh đạo đất nước Xiêm, của nghệ thuật ngoại giao lựa chọn, biết mình, biết người. Vua Mông kut nhận thức được rằng tiềm năng kinh tế quân sự của Xiêm vào thời điểm đó không đủ sức chống chọi với sức mạnh vượt trội, hơn hẳn của phương Tây. Mông kut đã chủ động khai thác tối đa lợi thế của Xiêm với tư cách là khu vực tranh chấp quyền lợi giữa một bên là Pháp ở phía Đông và Anh ở phía Tây để bảo vệ nền độc lập của mình. Mông kut cũng nhận thức rằng họ phải hy sinh một số quyền lợi trước mắt, chịu một số thiệt thòi nhượng bộ để đạt được mục đích tối cao là chủ quyền và độc lập dân tộc. Sự lựa chọn đó là sáng suốt, đúng đắn và hợp thời. Đúng như Mông kut đã viết cho Đại sứ Xiêm ở Pari năm 1867 như sau: “Một nước nhỏ như chúng ta phải làm gì khi nó bị các nước hùng mạnh bao vây từ hai mặt hoặc ba phía? Cứ cho rằng chúng ta sẽ khai mỏ vàng trong nước được nhiều triệu kitti (thỏi) vàng, số thỏi vàng đó đủ để mua hàng trăm tàu chiến. Nhưng ngay cả vốn vàng trong tay chúng ta cũng không thể đấu tranh chống họ vì chúng ta phải mua của chính họ tàu chiến và đạn dược này. Hiện nay chúng ta không có khả năng tự sản xuất thứ này, còn nếu chúng ta có đủ tiền mua thì các nước này này cũng có thể bất cứ lúc nào ngừng bán cho chúng ta khi biết rằng chúng ta đang vũ trang chống họ. Vũ khí duy nhất mà chúng ta có và có thể sử dụng trong tương lai đó là những cái miệng và trái tim của chúng ta chứa đầy những điều tốt lành và sự thông thái”[46,54].

Cùng trong một hoàn cảnh lịch sử như vậy, không phải nước nào cũng có thể làm được điều mà Xiêm đã làm, hoặc là không nhìn nhận thấy mình

phải nhượng bộ trước sức mạnh của các Đế quốc phương Tây, hoặc là nhận thấy, biết rõ nhưng không chấp nhận hy sinh những quyền lợi trước mắt, đặt chủ quyền dân tộc lên hàng đầu.

Nhìn lại lịch sử xâm thực của thực dân phương Tây và chống xâm thực của các dân tộc Đông Á cho đến thế kỉ XIX, có thể thấy các phương thức ứng phó như sau:

Phương thức thứ nhất là dễ dàng chấp nhận ách chiếm đóng của thực dân phương Tây. Các thủ lĩnh của một số đảo thuộc quần đảo Indonesia và Philippin ngày nay, quốc vương Campuchia và một số suntan ở các sultanate miền trung bán đảo Mã lai lựa chọn. Các tiểu quốc mà họ đang cai trị lúc đó thường nằm ở khu vực tranh chấp giữa các cường quốc láng giềng. Trường hợp Campuchia là một ví dụ điển hình, từ giữa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, vương quốc này nằm trong địa bàn tranh chấp quyền lực giữa Xiêm và Việt Nam. Các vua Campuchia thường phải thần phục, tìm kiếm sự che chở của các Tôn chủ mạnh hơn ở phía Đông và phía Tây, kết quả dù cho họ ngả về phía nào thì cũng bị chèn ép cả hai phía. Vì vậy năm 1863 khi Pháp cho chiến thuyền ngược dòng sông Mê công đến Phnom Pênh thì nhà vua Norodom tự nguyện xin thần phục, hy vọng bằng cách đó sẽ thoát khỏi sức ép của hai nước láng giềng. Khi nhận ra chủ quyền của vương quốc vì vậy đã rơi vào tay một thế lực ngoại bang mới xa lạ hơn, Nororodom mới tìm cách chống trả thì đã quá muộn.

Phương thức thứ hai là: Kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng biện pháp kháng chiến. Đây là phương thức ứng phó được nhiều dân tộc Đông Á lựa chọn nhất, tiêu biểu là cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp. Miến Điện chống thực dân Anh và cuộc kháng chiến của nhà Mãn Thanh chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa thực dân phương Tây trong hai cuộc “chiến tranh thuốc phiện”.

Tuy mỗi cuộc kháng chiến có những diễn biến cụ thể khác nhau nhưng đều có chung một số đặc điểm như:

- Các vương quốc chọn phương thức đối đầu với chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây đều là những cường quốc quân sự ở khu vực. Ngoài Trung Quốc là một đế chế lớn với một quân đội khổng lồ thì Việt Nam, Miến Điện cũng là hai nước có truyền thống thiện chiến, từng lập được chiến công hiển hách trong lịch sử và ngay trong thế kỉ XVIII và XIX cũng đã từng đánh bại quân đội của một số nước láng giềng. Tuy nhiên bối cảnh “Đế quốc quân sự” trên đây chỉ đúng với bối cảnh quân sự khu vực, còn so sánh với quân đội thực dân nhà nghề phương tây thì sự chênh lệch về vũ khí, tổ chức và huấn luyện quân đội là rất lớn, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong cuộc kháng chiến của các dân tộc này.

- Phương thức bảo vệ chủ quyền và sự tồn vong của dân tộc bằng kháng chiến của các nhà cai trị tại các vương quốc trên được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo dân chúng, bởi lẽ cuộc kháng chiến đó đã khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng dân tộc rất mạnh mẽ. Chính nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng mà lực lượng kháng chiến ở một số nước đã có thể gây cho quân xâm lược phương Tây một số tổn thất quan trọng, buộc chúng không thể áp dụng được chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”

- Dù kháng chiến quyết liệt đến đâu thì cuối cùng các dân tộc Đông Á cũng phải chịu khuất phục trước các đội quân nhà nghề của thực dân phương Tây. Sự thất bại phổ biến của các cuộc kháng chiến chứng tỏ hiển nhiên rằng: Chỉ với phương thức kháng chiến truyền thống của các dân tộc Đông Á thì không thể bảo vệ chủ quyền dân tộc và do đó trong bối cảnh của thế kỉ XIX, đây không phải một sự lựa chọn phù hợp.

3.2.2. Bài học từ chính sách đối nội của Thái Lan

Đối diện với cuộc vũ trang xâm lược của thực dân phương Tây, bài học được rút ra từ thực trạng của các nước Đông Á là bên cạnh chính sách ngoại

giao mềm dẻo, “biết mình biết ta” còn phải thực hiện một đường lối đối nội sáng suốt năng động, kịp thời cải cách duy tân đất nước để bắt kịp với trình độ của kẻ thù.

Thái Lan- một vương quốc thuộc “Thế giới Ấn hóa” ở vùng Đông Nam Á đã khởi xướng phong trào cải cách và nhanh chóng giành thắng lợi. Từ năm 1782 với sự thiết lập của vương triều Chakry, Xiêm dần trở thành một vương quốc hùng mạnh đạt đến độ sung mãn của mô hình nhà nước quân chủ tản quyền giữa thế kỉ XIX. Ngay sau khi những đoàn “ngoại giao pháo thuyền”của phương Tây đến gõ cửa, một nhóm người trong giới quý tộc quy tụ xung quanh Mông Kut khẩn trương, miệt mài học hỏi tìm hiểu văn minh phương Tây. Sau 27 năm chuẩn bị, năm 1851 Mông kut hoàn tục bước lên ngôi vua và bắt tay vào công cuộc cải cách toàn diện đất nước một cách hết sức thận trọng: Vừa từng bước thực thi những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội vừa khôn khéo nhượng bộ các thế lực thực dân đang bao vây vương quốc tứ bề, vừa kiên trì chuẩn bị cho những bước cải cách tiếp theo. Sau khi Mông Kut qua đời, ChuLaLongkron đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cải cách. Cuối cùng Xiêm không những đã bảo tồn được sự tồn tại của mình trước làn sóng xâm thực của thực dân phương Tây mà còn từng bước hiện đại hóa.

Thực tế lịch sử cho thấy dù có kinh nghiệm tiếp xúc với văn minh phương Tây hay không thì các nhà cầm quyền ở Đông Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng đều tỏ ra lúng túng, bị động khi phải thực sự đối diện với nguy cơ xâm thực của Tư Bản phương Tây. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ họ không đánh giá đúng bản chất sức mạnh và dã tâm của chủ nghĩa thực dân

Một phần của tài liệu Chính sách của các nước phương tây đối với thái lan thời cận đại (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w