Bài học từ chính sách đối nội của Thái Lan

Một phần của tài liệu Chính sách của các nước phương tây đối với thái lan thời cận đại (Trang 114 - 134)

B. NỘI DUNG

3.2.2. Bài học từ chính sách đối nội của Thái Lan

Đối diện với cuộc vũ trang xâm lược của thực dân phương Tây, bài học được rút ra từ thực trạng của các nước Đông Á là bên cạnh chính sách ngoại

giao mềm dẻo, “biết mình biết ta” còn phải thực hiện một đường lối đối nội sáng suốt năng động, kịp thời cải cách duy tân đất nước để bắt kịp với trình độ của kẻ thù.

Thái Lan- một vương quốc thuộc “Thế giới Ấn hóa” ở vùng Đông Nam Á đã khởi xướng phong trào cải cách và nhanh chóng giành thắng lợi. Từ năm 1782 với sự thiết lập của vương triều Chakry, Xiêm dần trở thành một vương quốc hùng mạnh đạt đến độ sung mãn của mô hình nhà nước quân chủ tản quyền giữa thế kỉ XIX. Ngay sau khi những đoàn “ngoại giao pháo thuyền”của phương Tây đến gõ cửa, một nhóm người trong giới quý tộc quy tụ xung quanh Mông Kut khẩn trương, miệt mài học hỏi tìm hiểu văn minh phương Tây. Sau 27 năm chuẩn bị, năm 1851 Mông kut hoàn tục bước lên ngôi vua và bắt tay vào công cuộc cải cách toàn diện đất nước một cách hết sức thận trọng: Vừa từng bước thực thi những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội vừa khôn khéo nhượng bộ các thế lực thực dân đang bao vây vương quốc tứ bề, vừa kiên trì chuẩn bị cho những bước cải cách tiếp theo. Sau khi Mông Kut qua đời, ChuLaLongkron đã trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cải cách. Cuối cùng Xiêm không những đã bảo tồn được sự tồn tại của mình trước làn sóng xâm thực của thực dân phương Tây mà còn từng bước hiện đại hóa.

Thực tế lịch sử cho thấy dù có kinh nghiệm tiếp xúc với văn minh phương Tây hay không thì các nhà cầm quyền ở Đông Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng đều tỏ ra lúng túng, bị động khi phải thực sự đối diện với nguy cơ xâm thực của Tư Bản phương Tây. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ họ không đánh giá đúng bản chất sức mạnh và dã tâm của chủ nghĩa thực dân phương Tây, chìm đắm trong vòng hào quang thần thánh giả tưởng của thế giới Hồi giáo, Phật giáo thần bí hoặc tự mê hoặc mình bằng những quan điểm Nho giáo sai lầm về nền văn minh nhân loại. Lúc đầu các thế giới cai trị ở Đông Á đều tỏ ra khinh rẻ văn minh phương Tây chỉ đến khi những “tường

thành kiên cố” nhất và các đội quân tinh nhuệ nhất của họ bị san phẳng và bị đánh tan tác bởi đại bác, chiến thuyền và những đội quân được trang bị vũ khí hiện đại hơn, được tổ chức và huấn luyện tốt hơn, thì lúc đó họ mới suy nghĩ lại và hoảng hốt tìm cách ứng phó. Công cuộc duy tân cải cách cũng được thực hiện, tuy nhiên nó được tiến hành một cách rời rạc, lẻ tẻ, không thống nhất, lại được thực hiện trong điều kiện vội vã nhằm “vớt vát”, tìm kiếm một sự thắng lợi trong vô vọng nên kết quả không như ý. Thực tế lịch sử các nước Đông Á cuối thế kỉ XIX đã chứng minh điều đó.

Có thể nói xu hướng cải cách duy tân xuất hiện sớm nhất ở Philippin và quần đảo Nam Dương. Các cải cách ở đây diễn ra sau khi các quần đảo này đã bị thực dân Tây ban Nha và Hà Lan xâm chiếm, thống trị. Vì vậy cái gọi là “công cuộc cải cách” ở hai khu vực này trên thực tế là sự biến đổi cấu trúc kinh tế - xã hội thuộc địa dưới tác động có tính chất cưỡng bức của chính quyền thực dân, tuy nhiên cộng đồng và cư dân bản địa ở philippin và Nam Dương không hoàn toàn giữ vai trò thụ động. Tầng lớp thượng lưu cấp tiến bản xứ đã sớm nhận thức được tính chất ưu việt của mô hình phát triển phương Tây đồng thời chủ động khởi xướng phong trào học và làm theo người phương Tây, trong khi vẫn cố gắng gìn giữ nét tinh túy của dân tộc. Tuy nhiên phong trào cải cách ở đây thất bại.

Tiếp theo là sự xuất hiện của xu hướng cải cách ở Trung quốc, là một đế chế rộng lớn, nổi tiếng với những ràng buộc, trì trệ cả về kinh tế, chính trị- xã hội và tư tưởng văn hóa. Công cuộc duy tân ở đây được thực hiện sau khi các nước Đế quốc đã đua nhau xâu xé đất nước. Chủ trương “Trung học vi thể, Tây học vi dụng” sau đó là cuộc “Bách nhật duy tân” vào năm 1898 do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo. Tuy nhiên do phong trào được thực hiện trong điều kiện vội vã nhằm cứu nguy cho dân tộc, giải trừ tai ách bị nô dịch bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây, thiếu những cơ sở vốn có bên trong nên cuối cùng đã thất bại

Ở Việt Nam, phong trào cải cách chỉ thực sự xuất hiện sau khi thực dân Pháp phát động cuộc chiến tranh xâm lược của chúng vào năm 1858 và chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam kì. Người khởi xướng và cũng là nhà cải cách tiêu biểu nhất của Việt Nam là Nguyễn Trường Tộ - một trí thức yêu nước công giáo, chương trình cải cách của ông nhằm đưa Việt Nam nhanh chóng trở nên cường thịnh, đủ sức đương đầu với thực dân phương Tây. Tuy nhiên những đề xuất cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không thuyết phục được Tự Đức và đa số các đại thần triều Nguyễn, những người đã tự giam mình trong vòng tù hãm của những lí thuyết Tống Nho bảo thủ lạc hậu hoặc đang bị lòng yêu nước, căm thù giặc Tây dương che khuất óc suy nghĩ sáng suốt. Điểm nổi bật là các xu hướng cải cách đó nảy sinh trong bối cảnh Việt Nam đã trực tiếp đương đầu với cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, do vậy nó không chỉ xuất hiện với tư cách là đề xuất một con đường, một mô hình mới để phát triển đất nước mà trước hết với tư cách là một giải pháp để cứu nước. Rất tiếc trong giai đoạn đó, nhân tâm người Việt Nam từ vua, quan, các bậc thức giả cho tới cùng dân đang bị li tán nghiêm trọng nên những điều kiện và cơ hội thắng lợi đối với cả công cuộc cải cách và kháng chiến vốn đã rất hạn chế ngày càng bị hao mòn và thu hẹp dần, cuối cùng Việt Nam trở thành thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, phong trào duy tân ở Việt Nam lại phát triển rầm rộ với những gương mặt tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can... Dù sôi nổi song lúc đó dân tộc Việt Nam đã rơi vào cảnh “cá chậu chim lồng”, bộ máy đàn áp của thực dân Pháp đã không ngần ngại đè bẹp mọi nỗ lực cải cách và cứu nước khi nó vừa mới manh nha.

Cùng chung số phận với Việt Nam, cuộc cải cách đầy cố gắng của nhà vua Mindon min tiến hành ở Miến Điện cũng thất bại vì nó được chuẩn bị cuộc cải cách không được chuẩn bị chu đáo, lại được tiến hành trong điều

kiện gấp gáp. Mondon Min đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các thế lực bảo thủ, đồng thời thực dân Anh cũng kiên quyết bóp chết mọi nỗ lực tự cường của Miến Điện. Năm 1878, Mindon min qua đời, công cuộc cải cách bị các cuộc đấu tranh quyền lực tàn khốc trong nội bộ giới quý tộc Miến Điện làm chững lại, mở đường cho cuộc tấn công cuối cùng của thực dân Anh vào năm 1885, đặt toàn bộ vương quốc này dưới ách thống trị của chúng.

C. KẾT LUẬN

Cho đến nửa đầu thế kỉ XIX, Đông Nam Á nói chung và Thái Lan nói riêng đều đang là những nước quân chủ phong kiến, nền kinh tế cơ bản mang tính chất tự cung tự cấp, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện còn khá non nớt bị các thiết chế, quan hệ phong kiến trói buộc và kìm hãm, đặc biệt là chế độ sở hữu đất đai, sự lệ thuộc về thân phận của người nông dân vào lãnh chúa, chế độ nô lệ.

Từ thế kỉ XV những nhân tố mới của nền kinh tế TBCN đã xuất hiện, chín muồi. Trên cơ sở đó, ba cuộc cách mạng lớn từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII là cách mạng công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cách mạng văn hoá tư tưởng (trào lưu triết học ánh sáng) và cách mạng xã hội đã hoàn thành. Đi hết chặng đường của thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản đã vượt qua nền văn minh đầu tiên của loài người là văn minh nông nghiệp và đồng thời khai sinh ra một nền văn minh mới - văn minh công nghiệp trong lịch sử nhân loại.

Nửa đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiếp tục có những bước tiến quan trọng. Không dừng lại ở đó, vào những thập kỉ cuối của thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền - chủ nghĩa đế quốc.

Trước sự phát triển không ngừng của CNTB, thị trường, nguyên vật liệu, sức lao động trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các nước TBCN tìm mọi cách chiếm đoạt bằng được thị trường trên thế giới mà đặc biệt ở Á, Phi, Mỹ Latinh dẫn đến các cuộc chiến tranh xâm lược và xâm lấn thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ngày càng gia tăng. Đất nước Thái Lan cũng nằm chung trong hoàn cảnh lịch sử của những nước bị phương Tây nhòm ngó, đặc biệt là Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ...

Trong cuộc chạy đua tìm kiếm thuộc địa, Anh là một trong những nước quay trở lại Đông Nam Á sớm nhất mà Xiêm là một mục tiêu quan trọng. Để đạt được mục tiêu của mình, Anh đã khôn khéo dùng thủ đoạn ngoại giao, thương thuyết đồng thời gây áp lực vê quân sự, chính sách “ngoại giao pháo hạm”, lần lượt buộc xiêm phải kí kết những điều ước bất bình đẳng.

Người Anh xuất hiện trong lúc quan hệ Hà Lan với Thái Lan đang diễn ra hết sức thuận lợi, vì vậy người Anh vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các thương nhân Hà Lan, Bồ Đào Nha và Nhật Bản trong cuộc chạy đua ở thị trường Xiêm. Người Anh chỉ giành được một số quyền lợi trong việc được quyền khai thác và buôn bán da thú, vàng, ngọc,... Mâu thuẫn Anh - Hà Lan trong cuộc cạnh tranh thị trường Xiêm là không thể tránh khỏi. Hà Lan đã loại Anh ra khỏi cuộc đấu tranh giành thị trường Xiêm trong 40 năm tiếp theo.

Sau gần 4 thập kỉ mất chỗ đứng ở Xiêm, Anh tìm cách giành lại thị trường béo bở này và đã nhận được nhiều ưu đãi từ phía chính quyền Xiêm. Anh chủ trương khống chế và không loại trừ tiến tới công khai xâm lược thôn tính Xiêm. Sau khi gây ảnh hưởng ở lĩnh vực thương mại, người Anh đã tiến hành một loạt động thái can thiệp vào lĩnh vực chính trị của Thái Lan. Với những thủ đoạn đó, Anh đã lần lượt buộc chính quyền Xiêm kí kết những điều ước bất bình đẳng:

- Hiệp ước giữa Anh và Xiêm đã được kí kết ngày 10/6/1822, Anh được phép đi sâu vào sông Mênam nhưng với điều kiện là phải tháo dỡ đại bác cùng các vũ khí khác lên bờ và Xiêm được quyền kiểm tra tàu Anh. Mặt khác cơ quan hải quan của Xiêm phải tạo điều kiện cho người Anh buôn bán và đảm bảo không tăng thuế trong tương lai.

- Hiệp ước hữu nghị và thương mại ngày 20/ 6/1826 về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng trên vùng Malacca.

- Hiệp ước Bâu ring kí kết ngày 18/4/1855 với nội dung cơ bản như Xiêm phải thực hiện tự do thương mại, Anh được lập lãnh sự quán tại Băng Cốc và công dân Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán. Người Anh được quyền sở hữu đất đai trong khu vực có bán kính bằng 24g đi thuyền cách trung tâm Băng Cốc, tức là một trong những vùng lãnh thổ màu mỡ nhất của Xiêm. Tàu chiến của Anh có thể vào cửa sông Mê Nam, đến tận cảng pắc- nam tức là tới Băng Cốc. Các khoản thuế đánh theo chiều dài và chiều rộng của tàu Anh (Theo hiệp ước Anh - Xiêm 1826) giờ đây được hủy bỏ để thay thế bằng thuế nhập khẩu 3% đối với tất cả các loại hàng hóa.

- Bản công ước năm 1897, theo đó phía Xiêm cam kết sẽ không nhượng vùng lãnh thổ nằm ở phía nam vĩ tuyến 11 bắc hoặc trao quyền cho bất cứ một quốc gia nào ở khu vực này mà không có sự đồng ý của Anh. Về phía mình, Anh cam kết ủng hộ Xiêm chống lại bất cứ nước nào có ý đồ xâm nhập, bành trướng ảnh hưởng vào khu vực này

- Hiệp ước Xiêm và Anh 6/1909 được kí kết với nội dung Xiêm từ bỏ ảnh hưởng của mình đối với các Xuntan Hồi giáo Kê đác, Keelanta, Perlis, trennganu; Anh sát nhập các tiểu quốc Hồi giáo này vào lãnh thổ thuộc địa của mình trên bán đảo Malacca. Đổi lại, Anh từ bỏ quyền lãnh sự tài phán ở Xiêm.

So với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan và người Anh thì người Pháp xuất hiện ở Xiêm muộn hơn khá nhiều. Nhờ những ưu đãi của Xiêm, hoạt động truyền giáo cũng như ảnh hưởng của Pháp ngày càng tăng lên ở Xiêm. thỏa ước Tháng 10/1685 về “Đặc quyền của công ty Pháp” đã xác lập vai trò quyền lực của Pháp ở Xiêm.

Ngày 16/10/1687, Ta-Sác đã kí với La-Lu-béc và Xê-brê một bản thỏa ước gồm 16 điều khoản. Theo đó trên thực tế Pháp đã kiểm soát Băng Cốc và Mec-ghi. Các binh sỹ Pháp được hưởng quyền lãnh sự tài phán. Nhiều đại diện Pháp được giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Xiêm, các giáo

sỹ có nhiểu đặc quyền và được tự do truyền đạo... Sau đó, Pháp còn dùng vũ lực buộc Xiêm phải kí kết “Hiệp ước về thương mại và đặc quyền trong lĩnh vực thương mại” theo đó Pháp nhận được rất nhiều đặc quyền đặc lợi trong buôn bán ở Xiêm. Ngày 15/8/1856 hiệp ước Pháp - Xiêm về thương mại và giao thông được kí kết với nội dung tương tự như hiệp ước Anh-Xiêm 1855. Năm 1896 Pháp kí với Anh thỏa ước Luân Đôn phân chia phạm vi ảnh hưởng, biến Xiêm thành “nước đệm”. Quá trình phát huy ảnh hưởng ở Xiêm của Pháp tiếp tục cho đến đầu thế kỉ XX, bằng thủ đoạn truyền thống: Ngoại giao kết hợp quân sự. Hiệp ước 13/2/1904, sau đó là hiệp ước 1907, dường như Pháp cũng cảm thấy hài lòng. Phái “diều hâu” trong vấn đề thuộc địa Pháp lấy làm thỏa mãn khi cho rằng “cuối cùng thì an ninh Đông Dương đã được bảo đảm.

Bên cạnh sự xâm nhập của Anh và Pháp, Xiêm còn là miếng mồi ngon cho các Đế quốc khác xâu xé, đó là Hà Lan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kì, Nga. Thủ đoạn truyền thống của Họ vẫn là kết hợp sức mạnh quân sự với ngoại giao, đẩy Xiêm vào tình thế “không thể khác”. Sự xâm nhập cùng lúc của các nước thực dân phương Tây đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là xuất hiện những mâu thuẫn sâu sắc để tranh giành những quyền lợi về kinh tế, chính trị ở đây, tiêu biểu là mâu thuẫn giữa Anh và Pháp, Anh và Hà Lan, Pháp và Hà Lan...

Từ sự xâm nhập của các Đế quốc phương Tây, Thái Lan đã có một cách đối phó hết sức độc đáo, nhưng đúng đắn và linh hoạt. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lựa chiều, biết phát huy tối đa lợi thế “nước đệm” để kiềm chế các đế quốc, khi thì sử dụng Pháp như một đối trọng không thể thiếu điều hòa mối quan hệ Xiêm, Anh, Hà Lan. Khi lại nhờ đến vai trò của nước Nga trong việc giải quyết mâu thuẫn Anh, Pháp Xiêm... Trong nước, các vị vua của Xiêm đã thực hiện công cuộc canh tân, cải cách toàn diện, học tập khoa học kĩ thuật của phương Tây... Với những chính sách đó, Xiêm không

những không mất độc lập mà còn trở thành một nước vững mạnh, để lại bài học quý báu các dân tộc khác noi theo. Một chính sách ngoại giao mềm dẻo,

Một phần của tài liệu Chính sách của các nước phương tây đối với thái lan thời cận đại (Trang 114 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w