II Trường hợp các thông tin TC dùng để chấm điểm đã được kiểm toán
i. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với Quy chế nay và điều kiện hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín dụng và đặc điểm
với Quy chế nay và điều kiện hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng.
Điều kiện cho vay
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:
• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
• Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dich vụ khả thi. Có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
• Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ của ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Mức cho vay:
Trong chính sách cho vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không quy định cố định mức cho vay, mà giao quyền cho các giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng; khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương và quy định của pháp luật.
Thời hạn cho vay:
Không quy định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng…
Lãi suất cho vay:
Ngân hàng Ngoại thương thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Hội sở chính không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chi nhánh, mà thông qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn không mang tính bắt buộc.
Bảo đảm tiền vay:
Ngân hàng Ngoại thương tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.[6]
2.3.3.2, Quy trình tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Đồng Nai chi nhánh Đồng Nai
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng
SƠĐỒ 2.2: QUY TRÌNH CHO VAY Ở NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI NHÁNH ĐỒNG NAI
(Nguồn : Vietcombank Đồng Nai) [6]
Giai đoạn 1: Nhân viên tín dụng hướng dẫn thủ tục vay cho khách hàng [6]
Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, giai đoạn này được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Tuỳ theo mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng mà cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng thu thập từ khách hàng gồm những thông tin sau:
• Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
• Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn vay của khách hàng.
• Thông tin về bảo đảm tín dụng
Nhân viên tín dụng hướng dẫn thủ tục
Khách hàng nộp hồ sơ vay Phân tích tín dụng Ban tín dụng xem xét hồsơ Hoàn tất thủ tục và Đăng ký GD đảm Giải ngân Giám sát và thanh lý tín dụng
Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho Ngân hàng các loại giấy tờ sau:
• Giấy đề nghị vay vốn
• Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, như: giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.
• Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ (đối với vay ngắn hạn) hoặc dự án đầu tư (đối với vay trung và dài hạn)
• Báo cáo tài chính của các năm gần nhất
• Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
• Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
Giai đoạn 2: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng [6]
Khách hàng dựa trên sự hướng dẫn của nhân viên tín dụng để hoàn tất bộ hồ sơ vay vốn
Giai đoạn 3: Phân tích tín dụng [6]
Đây là khâu quan trọng trong quá trình cấp tín dụng, kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Sau khi nhận đủ hồ sơ vay của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay, đánh giá tài sản đảm bảo, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Trong giai đoạn này nhân viên tín dụng cần chú trọng đến việc đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng trên các mặt sau:
• Hiệu quả kinh tế
• Khả năng sinh lời
• Cơ cấu vốn đầu tư
• Tính các tỉ số tài chính: tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ, tỷ số chi phí tài chính, tỷ số hoạt động, tỷ số tăng trưởng, tỷ số khả năng sinh lợi dựa vào các báo cáo tài chính.
Đối với tài sản thế chấp là bất động sản, nhân viên tín dụng cần thẩm định khi đã đi xem xét thực tế về vị trí cũng như hiện trạng nhà để tên cơ sở đó tiến hành định giá tài sản đảm bảo chính xác.
Nhân viên thẩm định xác minh tính hợp pháp, hợp lệ về giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Sau khi đã nghiên cứu, thẩm định tỉ mỉ và toàn diện về khách hàng và hồ sơ vay cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định theo mẫu.
Giai đoạn 4: Ban tín dụng xem xét hồ sơ [6]
Tuỳ theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ quyền phán quyết thường được trao cho một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thường phán quyết những hồ sơ vay vốn có quy mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ sơ có quy mô nhỏ thường được trao cho cá nhân phụ trách.
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tuỳ vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ.
Trưởng, phó phòng tín dụng nhận được tờ trình và hồ sơ vay từ nhân viên tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra và đánh giá lại việc thẩm định này rồi tiến hành các thủ tục trình ban tín dụng chi nhánh xem xét và quyết định cho vay. Nếu món vay vượt quá hạn mức phán quyết, ban tín dụng lập tờ trình gởi lên Hội sở thẩm định lại.
Sau đó ban tín dụng chi nhánh thông báo kết quả xét duyệt cho vay, cụ thể là: số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay.
Giai đoạn 5: Hoàn tất thủ tục và đăng ký giao dịch đảm bảo:[6]
Sau khi ban tín dụng có quyết định cho vay, nhân viên tín dụng thực hiện các công việc sau:
• Nhân viên tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng về hạn mức tín dụng được duyệt
• Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố ( 4 bản),bảo lãnh ( 5 bản) và tiến hành thủ tục đi công chứng.
• Sau khi nhân viên tín dụng đã cùng khách hàng đi công chứng sẽ sử dụng hợp đồng thế chấp, cầm cố để tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo.
Giai đoạn 6: Giải ngân [5]
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Giai đoạn 7: Giám sát và thanh lý tín dụng [6]
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. Trong giai đoạn này nhân viên tín dụng phải thực hiện các bước sau: