Bài học kinhnghi ệm của ngân hàng Công Thương cụ thể là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Ngô Quyền [14]

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH hồi QUY BINARY LOGISTIC để PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHO VAY của NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 26 - 29)

Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ngô Quyền. [14]

Khoản nợ tồn đọng từ năm 2000 Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ngô Quyền khá cao, chiếm 36,5% tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, trong đó nợ tồn đọng khó có khả năng thu hồi là 71 tỷ đồng. Các khoản được coi là chưa đến hạn của khối phòng giao dịch cũng tiềm ẩn rủi ro rất cao, khó có khả năng thu hồi. Lãi đọng lớn, lỗ luỹ kế tiếp tục tăng, lương thấp, nợ quá hạn ngày càng cao nhất là khối các đơn vị quốc doanh. Một số cán bộ bị kỷ luật và buộc thôi việc ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ nhân viên (CBNV), nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD) luôn sợ trách nhiệm, không dám mạnh dạn tìm kiếm khách hàng để cho vay.

Đứng trước thực trạng đó, toàn thể CBCNV Chi nhánh Ngô Quyền đã đoàn kết, đồng lòng dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban giám đốc đã và đang nỗ lực, chủ động và kiên quyết bằng mọi biện pháp giải quyết những tồn tại, mặt khác đẩy mạnh công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, tiếp tục tăng trưởng dư nợ, mở rộng cho vay với sự chọn lọc khách hàng, các phương án, dự án sản xuất kinh doanh (SXKD) tốt, đủ điều kiện cho vay và bảo đảm chất lượng về tín dụng. Chi nhánh Ngô Quyền đã từng bước vượt ra khỏi khó khăn, tăng trưởng dư nợ một cách vững chắc, phù hợp với khả năng nguồn vốn huy động. Hoạt động kinh doanh có lãi, năm sau cao hơn năm trước. Trong hai năm liền 2005, 2006 đã được Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) xếp loại ngân hàng tiên tiến trong hoạt động kinh doanh. Riêng năm 2007, tổng dư nợ của chi nhánh là 820 tỷ đồng, nợ quá hạn chỉ chiếm 1%. Các khoản nợ khó đòi phát sinh từ năm 2000 trở về trước cơ bản đã được giải quyết. Trong quá trình thực hiện công tác thu hồi nợ tồn đọng và nợ đã được xử lý rủi

ro (XLRR), Chi nhánh Ngô Quyền đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xử lý nợ tồn đọng như sau:

- Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của VietinBank, đồng thời tranh thủ kịp thời sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cũng như sự ủng hộ, tư vấn về mặt pháp lý của các phòng chuyên môn nghiệp vụ Trụ sở chính để áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo tính khách quan và công khai.

- Hàng tháng gửi thông báo nợ đến các cơ quan chính quyền địa phương. Tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó đòi, tồn đọng kéo dài.

- Đảng uỷ, Ban giám đốc Chi nhánh Ngô Quyền thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt và kịp thời trong việc xử lý, giải quyết nợ tồn đọng khó đòi. Có kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu theo tháng, quý, năm cho từng CBTD có nợ tồn đọng khó đòi và các bộ phận liên quan, có kiểm tra giám sát và sơ kết, tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời có chế tài khen thưởng và phê bình kịp thời để tạo động lực thúc đẩy công tác thu hồi nợ tồn đọng tiến triển nhanh chóng.

- Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm giao cho từng cán bộ và có biện pháp xử lý cụ thể thu hồi nợ đối với từng đối tượng khách hàng, đối với từng loại tài sản bảo đảm về tính pháp lý của hồ sơ và của tài sản bảo đảm.

- Phân loại từng đối tượng khách hàng nợ tồn đọng, trên cơ sở đó có lộ trình xử lý thu hồi nợ hợp lý với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao.

Năm 2008, năm bản lề của VietinBank hội nhập WTO cùng các ngành kinh tế khác của Việt Nam và năm VietinBank tiến hành cổ phần hoá, cùng với việc thực hiện tốt công tác kinh doanh như: tìm kiếm, tăng trưởng nguồn tiền gửi cao, phát triển dư nợ lành mạnh và hiệu quả, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ của ngành ngân hàng, công tác thu hồi nợ tồn đọng và nợ đã được XLRR đã được Đảng bộ và Ban Giám đốc Chi nhánh Ngô Quyền rất chú trọng và coi là công tác trọng tâm đảm bảo kết quả kinh doanh đạt mục tiêu được VietinBank giao.

Trong thời gian tới, phương hướng giải quyết thu hồi nợ tồn đọng sau xử lý rủi ro của Chi nhánh Ngô quyền tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Động viên các khách hàng có khó khăn về tài chính mà trước đây chưa có nguồn trả nợ cho ngân hàng tìm mọi nguồn để trả nợ; có chế tài áp dụng cho trả nợ gốc và một

phần lãi, miễn giảm lãi quá hạn theo đúng quy định trong văn bản hướng dẫn của VietinBank.

- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, kiên quyết chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật như Toà án, Viện Kiểm sát khởi tố khách hàng cố tình trây ì, trốn tránh, không thiện chí trả nợ mặc dù có nguồn thu.

- Những hồ sơ về tài sản không đủ tính pháp lý để phát mại, tiếp tục hoàn thiện và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng để hồ sơ được hoàn thiện đầy đủ tính pháp lý trong thời gian nhanh nhất để nhanh chóng thu hồi nợ cho nhà nước.

- Các khoản nợ đã được xử lý rủi ro trên 5 năm tính từ ngày khoản nợ được hạch toán XLRR, mà đã xử lý bán phát mại tài sản thế chấp trước và sau khi được XLRR hiện còn dư nợ và không có nguồn thu, sẽ báo cáo VietinBank xin ý kiến chỉ đạo theo Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 09/06/2005 và quyết định 296/QĐ- HĐQT- NHCT37 ngày 01/08/2007.

- Các khoản nợ do CBTD lạm dụng vay ké, lập hồ sơ giả để vay tiền chi tiêu cá nhân hiện đã bị đi tù, bỏ trốn không có nguồn để thu, sẽ phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan của Trụ sở chính để giải quyết. [14]

Như vậy: Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc tìm kiếm được khách hàng

để cho vay đã khó, công tác thu hồi nợ tồn đọng lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Do đó,việc đánh giá khách hàng một cách chính xác là hết sức quan trọng để có thể đảm bảo khách hàng có thể trả nợ vay khi đến hạn cho ngân hàng. Hiện nay, hầu như tại các ngân hàng đều sử dụng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cũng vậy. Việc đánh giá chấm điểm xếp hạng khách hàng tại Vietcombank Đồng Nai được đưa ra dựa trên cơ sở là chấm điểm các yếu tố tài chính, phi tài chính, trong đó từng yếu tố sẽ được chia nhỏ và đưa ra từng tiêu chuẩn nhất định để chấm điểm doanh nghiệp. Doanh nghiệp có số điểm cao xuống thấp sẽ được xếp hạng là AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, và thấp nhất là D. Thông thường Doanh nghiệp được xếp loại từ BB trở lên sẽ được cho vay.

Bảng 1.2 : Chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Vietcombank Đồng Nai DNNN DNVVN & DN khác DNĐTNN Các yếu tố phi tài chính Tỷ trọng Điểm đạt được Điểm theo trọng số Tỷ trọng Điểm đạt được Điểm theo trọng số Tỷ trọng Điểm đạt được Điểm theo trọng số

I Trường hợp các thông tin TC dùng để chấm điểm chưa

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH hồi QUY BINARY LOGISTIC để PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHO VAY của NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 26 - 29)