Những giá trị văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt nghiệp “Tìm hiểu văn hóa thưởng trà của người Hà Nội” ppsx (Trang 60 - 62)

8. Bố cục của khóa luận

3.2 Những giá trị văn hóa tinh thần

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật chất còn bảo lưu và phát triển được đến ngày hôm nay thì những giá trị văn hóa tinh thần từ nghệ thuật thưởng trà của người Hà Nội rất đáng được nâng niu và trân trọng.

“Trà không chỉ đem cái thanh cao, cái thoát tục cho con người, mà còn

giúp con người xóa bỏ hết mọi ưu tư trần tục để thanh thản sống và làm việc cho mục đích cao cả của mình”. Người ta không sử dụng từ uống trà trong

văn hóa thưởng trà của người Hà Nội, mà người ta sử dụng từ “thưởng trà” nó mang đến một cảm giác trân trọng chén trà và trân trọng chính những người thưởng trà.

Nói đến giá trị văn hóa tinh thần chúng ta không thể bỏ qua yếu tố tâm linh vì yếu tố này cũng xây đắp lên hệ giá trị vô cùng to lớn.

Trên ban thờ tổ tiên chúng ta, trong các giỗ kỵ ông cha ta thời còn rất gần đây, các tuần rượu, tuần trà (tam trà, nhị tửu) không bao giờ thiếu được. Phải chăng đó là một biểu hiện của lòng biết ơn nguồn cội và là sức thẩm thấu của nền văn hóa trà tự bao đời nay.

Hình ảnh những chén trà được thờ ở ban Tam Bảo tại một số ngôi chùa ở Hà Nội như chùa Vân Trì Và chùa Đình Quán (Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội). Đây là một hình thức thờ cúng thể hiện sự nhớ ơn tổ tiên. Bởi theo tục truyền đức Bồ Đề Lạt Ma, người Ấn Độ đã du nhập Phật Giáo dyana vào Trung Hoa khoảng 520 qua trường phái chan (đầu tiên được gọi là chan na), sau này trở nên seon bên Hàn Quốc, zen bên Nhật Bản, thiền ở Việt Nam, một hôm ngủ gật nhân lúc ngồi định tâm. Thức giấc, hổ thẹn, ngài cắt hai mí mắt vứt xuống đất. Hai mí này mọc rễ, đâm chồi lớn lên thành một loại cây có lá hình mí mắt mà người đời hái về dùng để giữ trí óc luôn được tỉnh táo. Chính vì vậy mà đến hiện nay, khi đến một số ngôi chùa chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có những ngôi chùa tu thiền thì mới có ấm trà được đặt thờ ở ban Tam Bảo.

Ngoài ra cách thưởng trà liên quan chặt chẽ với nếp sống của các vị thiền sư, phù hợp nguyên tắc luôn tỉnh thức và quan sát của môn phái Thiền được gọi là Thiền Trà. Hiện nay, tại Hà Nội chỉ còn tồn tại hai ngôi chùa có tổ chức Thiền Trà; đó là chùa Đình Quán (Phú Diễn – Từ Liêm), tổ chức không

định kỳ; chùa Vân Trì (Phú Diễn – Từ Liêm), ở đây những buổi Thiền Trà được tổ chức một cách định kỳ.

Bằng cách ngắm hoa họ hoặc thanh tịnh nơi trà thất, họ thanh tịnh nhãn căn; lắng nghe tiếng nước sôi trong ấm đồng, họ thanh tịnh nhĩ căn; khi nhấm nháp từng ngụm trà nhỏ từ chén trà thơm ngon, họ thanh tịnh khẩu vị và thiệt căn; khi tiếp xúc với những trà cụ trong sự tĩnh giác, họ thanh tịnh được xúc giác và thân căn; khi thâm tâm và lục văn thanh tịnh, họ thoát khỏi mọi ràng buộc của phiền muộn vì vậy mà họ trở nên thanh thản. Có lẽ đó chính là nghệ thuật thưởng thức trà quý giá nhất mà con người có thể có được.

Thời đại ngày nay cho dù vui hay buồn khách cũng không thể từ chối được một chén trà do chủ nhân dâng mời bằng hai tay. Dâng trà là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Thưởng trà cũng là một ứng xử văn hóa, uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận hết cái thơm ngọt của trà, cái hơi ấm thoát ra từ hai bàn tay nâng chén trà ủ nóng bàn tay trong mùa đông lạnh giá. Động thái thưởng trà khiến cho người ta tĩnh tâm, như ăn có nhai làm có nghĩ.

Những giá trị tinh thần được rút ra từ văn hóa thưởng trà của người Hà Nội

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt nghiệp “Tìm hiểu văn hóa thưởng trà của người Hà Nội” ppsx (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w