Các yếu tố bên ngoài tổ chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức

Các yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Chúng có thể tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và có khả năng tạo ra cơ hội nếu doanh nghiệp có những điều kiện thuận lợi, hoặc mang đến những nguy cơ nếu doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng những tác động của các yếu tố bên ngoài tác động đến tổ chức của mình.

1.3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô

Các yếu tố của môi trƣờng vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp không chỉ đối với các hoạt động kinh doanh mà còn đối với cả các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu của môi trƣờng vĩ mô bao gồm môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động, khoa học công nghệ, các yếu tố văn hóa xã hội và dân số của quốc gia và môi trƣờng tự nhiên.

- Yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chính sách phát triển kinh tế, lạm phát… có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lƣợng và số lƣợng; tác động đến thu nhập, đời sống của ngƣời lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

- Yếu tố chính trị, pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động.

- Yếu tố khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Do đó,

quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết trong hoạt động kinh tế ngày nay.

- Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội, dân số của quốc gia có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của ngƣời lao động. Từ đó, nó ảnh hƣởng đến cách tƣ duy, các chính sách quản trị nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

- Môi trƣờng tự nhiên: thiên nhiên ảnh hƣởng sâu sắc tới cuộc sống con ngƣời, về nếp sống sinh hoạt và nhu cầu hàng hoá, điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên

1.3.2.2. Các yếu tố môi trƣờng vi mô

Một số nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô có tác động đến quản trị nguồn nhân lực bao gồm đối thủ cạnh tranh, khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo và trung tâm giới thiệu việc làm.

- Đối thủ cạnh tranh: Là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực. Doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lƣợng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ. Cạnh tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp trong cùng ngành tác động mạnh đến số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

- Khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo và trung tâm giới thiệu việc làm là một trong những nguồn cung cấp lao động đóng quan trọng cho doanh nghiệp. Khả năng này cao hay thấp có khả năng ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ dƣ thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau của chính phủ nói chung hay doanh nghiệp nói riêng.

Hai nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô này tác động đến yếu tố cung nguồn nhân lực trong thị trƣờng lao động, làm gia tăng mức độ cạnh tranh về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến định hƣớng, mục tiêu quản trị nguồn nhân lực của từng doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tóm tắt chương 1.

Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con ngƣời của một tổ chức nhằm đạt đƣợc kết quả tốt cho cả tổ chức lẫn ngƣời lao động.

Quản trị nguồn nhân lực là quản lý một nguồn lực lớn nhất của doanh nghiệp, đó là con ngƣời.

Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc phát huy tối đa các năng lực cá nhân, đƣợc kích thích, động viên tại nơi làm việc và xây dựng sự trung thành, tận tâm với doanh nghiệp của nhân viên.

Hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực theo ba nhóm chức năng chủ yếu là: Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực, nhóm chức năng đào tạo và phát triển, nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.

Dựa trên cơ sở lý luận nêu trên, đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai ở trong chƣơng II và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực ở chƣơng III của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)