Vai trò, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ trong việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của thi nhân.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sáng tác dân gian trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 31 - 36)

tâm trạng của thi nhân.

Nguyễn Trãi là ngời mở đờng trong việc khi làm thơ vận dụng cho hết cái hay cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, trong đó có việc vận dụng cách nói của thành ngữ, tục ngữ. Ông coi thơ Nôm là phơng tiện để mình giãi bày những điều thầm kín, hấp thụ, nghiền ngẫm của mình về cuộc sống. Ông đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ nh một phơng tiện đắc lực cho việc giáo dục đạo đức, răn dạy đạo lý. Đó chính là đạo làm ngời, về cách đối nhân xử thế, tác giả thầm nhủ phải giữ sao cho vẹn nguyên phẩm chất cao đẹp của con ngời. Ông thơng yêu nhân dân, yêu nớc, chỉn chu với tất cả mọi ngời. Mỗi bài thơ của ông là một lời gửi gắm, một nỗi giãi bày. Thơ Nôm của Nguyễn Trãi là cả một thế giới nội tâm phong phú của nhà thơ.

Có thể nói những vần thơ Nôm của ức Trai khi vận dụng là những suy nghiệm của một con ngời luôn luôn băn khoăn trớc tạo vât, phát hiện những hiện tợng biến đổi khôn lờng và tìm kiếm những chân lý cha mấy ai tìm ra trong

cuộc sống. Nguyễn Trãi cơ hồ nh đã phải dằn vặt đau khổ nhiều trong quá trình cả một thời tìm tòi suy nghiệm ấy.

Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới ” số 21 của Nguyễn Trãi, với việc vận dụng sáng tạo linh hoạt thành ngữ, tục ngữ thì tâm trạng, cảm xúc của thi nhân cũng phần nào đợc biểu hiện. Tác giả viêt:

"ở bầu thì dáng ắt nên tròn. Xấu tốt đều thì rắp khuôn. Lân cận nhà giàu no bữa cốm. Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn. Chơi cùng đứa dại nên bầy dại. Kết mấy ngời khôn học nết khôn.

ở đấng thấp thì nên đấng thấp. Đen gần mực đỏ gần son".

(Bảo kính cảnh giới Bài 21)

ở bài thơ này ta thấy xuất hiện các câu tục ngữ với một tần số dày đặc. Cả bài thơ có tám câu mà đã xuất hiện bốn câu liên tục là tục ngữ:

- "ở bầu thì tròn ở ống thì dài". - "Xấu tốt rập khuôn".

- "ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm

ở gần kẻ trộm ốm lng chịu đòn". - "Gần mực thì đen gần đèn thì rạng".

Và những câu còn lại của bài thơ cũng mang âm hởng và có tính chất triết lý nh tục ngữ:

"Chơi cùng đứa dại nên bầy dại. Kết mấy ngời khôn học nết khôn".

Đọc hai câu thơ nàylàm ta liên tởng đến lời căn dặn của cha ông ta đối với con cháu: “Chọn bạn mà chơi chọn nơi mà ở”. Cả bài thơ này của Nguyễn

Trãi ý nói đến việc ảnh hởng của môi trờng sống đối với con ngời. Đi sâu vào phân tích câu chữ trong bài thơ ta mới thấy đợc tâm trạng của nhà thơ ẩn đằng sau đó. Điều này thể hiện qua câu thơ:

“Lân cận nhà giàu no bữa cốm Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.”

Theo chú giải ở cuốn "Nguyễn Trãi toàn tập" các soạn giả cho là "ăn cám" mới đúng. Họ viết: "Hai câu này là do câu tục ngữ "ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm; ở gần kẻ trộm ốm lng chịu đòn" ở gần nhà giàu mà đợc ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng là ăn cám nói chệch đi cho hợp với vần "trộm" ở câu dới mà thành cốm".

Nh vậy ăn cốm hay “ăn cốm” hay “ăn cám” trớc hết nó thuộc về văn bản chữ Nôm. Trên thực tế chữ “cám” và chữ “cốm” là viết khác nhau. Hơn nữa, theo chúng tôi “ăn cốm” thì nó có nghĩa chính xác hơn. Tức là ở gần nhà giàu mọi ngời vẫn tởng nhầm là sẽ đợc hởng phần lợi lộc: “đau răng ăn cốm” nhng thực chất đó chỉ là “có tiếng mà không có miếng”. Điều mọi ngời nghĩ ấy cũng giống nh nỗi oan ở gần kẻ trộm thì sẽ có ngày bị vạ lây “ốm lng chịu đòn”.

Nguyễn Trãi viết bài thơ này đã về sống ở quê nhà. Lời thơ chứa đựng một nỗi buồn sâu lắng, một tâm sự u uẩn của Nguyễn Trãi.

Chúng ta thấy rằng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi việc vận dụng các thành ngữ, tục ngữ đã góp phần bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ một cách kín đáo nhng lại hết sức sâu sắc. ở bài thơ "Mạn thuật" (Số 5) Nguyễn Trãi viết:

"Sơn thuỷ nhàn chơi phận khó khăn. Cửa quyền hiểm hóc ngại chon chăn"

Con ngời thi nhân trong thơ Nguyễn Trãi một mặt có tầm nhìn của một triết gia hiểu thấu đợc mọi xu thế tiến triển của sự vật, biết hớng về những nhân tố mới đang nảy sinh. Nhng rồi mặt khác, cũng con ngời thi nhân ấy lại có cái thái độ thở dài ngao ngán khi thấy thế thái nhân tình đảo lộn, thấy những thế lực tối tăm đang ngự trị trong xã hội. Nhng ở Nguyễn Trãi ta thấy con ngời hành

động trong thơ Nôm của ông rất mạnh mẽ. Thấy những cái xấu xa của cuộc đời Nguyễn Trãi không qui phục, không bị cuốn vào vòng xoáy ấy của cuộc đời. Ông luôn tìm hớng đi và đấu tranh không mỏi:

"Quân tử hãy lăm bền chí cũ. Chẳng âu ngặt, chẳng âu già".

(Ngôn chí Bài 17)

Cách xử trí này của Nguyễn Trãi cũng chính là điều mà ta gặp đợc trong cách xử trí của dân gian:

"Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hớng đổi nền mặc ai".

Sống giữa bọn quyền thần gian ác, giữ vững lòng son có nghĩa là đừng để cho khí tiết cứng cỏi bị lung lay:

"Chớ cậy sang mà ép nề.

Lời chẳng phải vỡn không nghe"

(Trần tình Bài 8)

Nguyễn Trãi còn tự khuyên:

"Lòng thế bạc đen dầu nó biến Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan".

(Bảo kính cảnh giới Bài 12)

Và khi nắm đợc qui luật của đời sống ông bỗng trở nên ung dung, thanh thản, ông cất lên một tiếng cời:

"Phúc nhiều xa bởi nơi ta tích. Xuân đến tự nhiên mọi vật tơi".

(Bảo kính cảnh giới Bài 11)

Những câu thành ngữ, tục ngữ dạng: “tích đức cho con”, “sống có phúc ắt có phần”, “sông có khúc ngời có lúc”. Trong dân gian đã góp phần bồi dỡng niềm lạc quan, thái độ sống ung dung cho nhà thơ.

Con ngời Nguyễn Trãi là nh vậy đấy! Trong khi đang phải gánh chịu một nỗi cô đơn bất hạnh, con ngời ấy vẫn biết vợt qua đau khổ để hớng về cái cao cả tốt lành. Trong muôn nghìn khó khăn chồng chất lên mình, con ngời ấy vẫn biết chờ đợi và tin vào cái tốt lành sẽ xảy đến. Con ngời đó quả là một con ngời Việt Nam trọn vẹn.

Nói tóm lại, khi vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào tho Nôm của mình cũng là một cách Nguyễn Trãi bày tỏ tấm lòng, tình cảm, tâm trạng, cảm xúc của mình trớc cuộc đời, trớc thời cuộc và trớc con ngời.

Ch

ơng 3: ảnh hởng của ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Trãi . Nguyên nhân của sự ảnh hởng.

Cùng với thành ngữ, tục ngữ, ca dao là một chất liệu quan trong trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Trớc khi đi vào tìm hiểu ảnh hởng của ca dao đối với thơ Nôm Nguyễn Trãi chúng ta cần nắm đợc khái niệm ca dao.

"Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm đựơc nh các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca"[11, 36]. Nói tới sự ảnh hởng của ca dao đối với thơ Nôm của Nguyễn Trãi là nói tới sự tác động của ca dao đối với thơ Nôm trên cả hai phơng diện: Nội dung và hình thức. Trong “Quốc âm thi tập” với 254 bài thơ chúng ta thấy chủ đề, đề tài và âm hởng của ca dao mợt mà, đằm thắm vẫn hiện lên ngời sáng trong một số câu chữ, một số bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Xét toàn bộ 1848 câu thơ trong “Quốc âm thi tập” có khoảng 20 câu thơ ảnh hởng ca dao, nếu tính phần trăm thì ca dao chiếm khoảng 1,1%.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sáng tác dân gian trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w