Sự ảnh hởng trên phơng diện hình thức: Về thể thơ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sáng tác dân gian trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 47 - 52)

Nguyễn Trãi làm thơ bằng tiếng Việt khi tiếng đó cha trở thành ngôn ngữ chính trong văn học dân gian thời trung đại. Khi văn học chữ Nôm cha hình thành đợc lối thơ riêng, Nguyễn Trãi vẫn phải dùng thể luật Đờng để sáng tác.

Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cũng nh nhiều nhà thơ đơng thời vẫn muốn đi tìm thể thơ dân tộc, một thể thơ có khả năng diễn đạt những đối tợng đợc miêu tả bằng tiếng nói nớc nhà, theo nếp nghĩ, nếp cảm của ngời Việt. Đúng trớc sự lựa chọn đó, thể thơ lục bát của dân tộc – một thể thơ tinh tuý, đậm đà hồn quê đất Việt đã là nguồn gợi ý cho một thể loại thơ độc đáo trong “Quốc âm thi tập”. Đó là thể thơ lục ngôn là một “ lối thơ thất ngôn xen vào vài câu chỉ có sáu chữ”[5,852].

Trong “Quốc âm thi tập ” của Nguyễn Trãi để thể thơ này đợc vận dụng rất nhiều. Nó tạo nên âm hởng rất riêng – một âm hởng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ lạ thờng.

Trong số 254 bài thơ của cả tập thơ có tới 184 bài thơ có sử dụng câu thơ sáu chữ, trong đó loại tám câu có 159 bài, loại bốn có có 25 bài.

Sự xuất hiện của thể thơ sáu chữ xen với bảy chữ không phải là một hiện tợng ngẫu nhiên mà nó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Về hình thức , ở những bài thơ thất ngôn chen lục ngôn có hai quan niệm. Quan niệm thứ nhất cho rằng: Đây là thể thơ truyền thống.

Quan niệm thứ hai cho rằng đây là sự biến thể của thể thơ đờng luật. Đi từ quan niệm thú hai chúng ta thấy rằng:

Trong Việt Nam văn học sử yếu, cụ Dơng Quảng Hàm xếp nó vào loại “ bắt chớc của Tàu ”. Soạn giả sách "Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại" còn nói rõ hơn đó là “ một trong các thể đặc biệt ”[10,307] của thơ luật Đờng. Đúng là giữa thể thơ viết theo thể tạm gọi là “ thế 6 – 7 ” với bài thơ luật Đờng, về

thi pháp có nhiều nét tơng đồng: Tơng đồng về số câu trong một bài thơ (8 câu hoặc 4 câu), tơng đồng về số vần và lối hiệp vần (trừ bài 126 và bài 200, câu thứ nhất không “ nhập vần ”), tơng đồng về lối đối ngẫu. Nhng giữa hai thể thơ có sự khác nhau rất căn bản, ở thể luật Đờng do yêu cầu niêm, luật chặt chẽ nên số chữ trong các câu của một bài thơ nhất loạt phải bằng nhau. Hoặc đều là năm chữ hoặc đều là bảy chữ, còn ở “ Quốc âm thi tập ” các câu có số chữ chênh nhau lại tồn tại trong một bài thơ. Đã xem “thể 6 – 7 ” là thể đặc biệt của thể luật Đờng thì không thể không biện giải về “ niệm ”đối với câu 6 chữ. Theo soạn giả sách nói trên thì những câu 6 chữ xen vào thì cũng phải theo đúng niêm luật và vần trong toàn bài. Trong một bài thơ “ thể 6 –7 ” chẳng hạn câu thứ t bảy chữ, câu thứ năm chỉ có 6 chữ. Vậy phải “ quan niệm ” thế nào để câu 6 chữ này vẫn “ niêm ” đợc với câu 7 chữ ở trên nó ?

Nhà làm sách về hình thức và thể loại thơ đã dẫn cho rằng chữ thứ ba của câu thứ sáu sẽ “ làm nhiệm vụ ” chữ thứ t trong câu để “ niêm ” với chữ thứ t của câu bảy và chữ thứ năm trong câu sáu phải “ làm nhiệm vụ ” của chữ thứ sáu để “ niêm ” đợc với chữ thứ sáu trong câu bảy.

Tóm tại, theo cách biện giải này, câu dù chỉ có sáu chữ nhng nó vẫn phải “ làm nhiệm vụ ” của câu bảy chữ.

Thật ra, trong một bài đã đem câu sáu chữ dù chỉ là một câu, dù xen với câu thất ngôn, thì điều không tránh khỏi là: Nếu không “ thất niêm ” thì cũng “thất luật ”. Dĩ nhiên “ niêm ”, “ luật ” nói đây là “ niêm ”, “ luật ” nói theo thi pháp thơ Đờng.

Cũng có thể nghĩ “thể 6 –7 ” là một thể đặc biệt của lối thơ cổ phong mà ngời Trung Quốc gọi là thể “ tạp ngôn ”. Nhng giữa “thể 6 –7 ” trong “Quốc âm thi tập " với thể “ tạp ngôn ” của Trung Quốc có những điểm khác nhau rất căn bản.

Một là thể “ tạp ngôn” không hạn định số câu của một bài thơ, có bài chỉ có năm câu (nh bài “ Bạch đà minh” của Trơng Tịnh), có bài 13 câu (nh bài “

Trờng tơng t ” của Lý Bạch), dài hơn nữa, có thể tới ba mơi câu (nh bài thơ chữ hán “ Côn sơn ca ” của Nguyễn Trãi). Trong khi đó thơ viết theo thể “thể 6 –7 ” của Nguyễn Trãi chỉ gồm hai loại, loại tám câu và loại bốn câu. Hai là, ở thể “ tạp ngôn ” ngời ta cũng dùng xen những câu có số chữ xen nhau thờng là loại câu có số chữ lẻ. Câu ba chữ, câu năm chữ, câu bảy chữ ít thấy số câu có số chữ chẵn đợc dùng xen với câu có số chữ lẻ, câu sáu chữ xen với câu bảy chữ nh tình hình phổ biến trong tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Về đặc điểm này của thể “tạp ngôn” theo nhà thơ nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc Vơng Lực, có thể giải thích nh sau: Sau khi thể thơ ngũ ngôn xuất hiện từ khoảng đời đông Hán (thế kỷ I - II) trở đi, câu có số chữ lẻ thờng đợc xem là thích hợp với tiết tấu thơ Trung Quốc, vì thế xen vào câu bảy chữ thờng là câu năm chữ, câu ba chữ, ít thấy câu bốn chữ hoặc sáu chữ [6, 310] . Vậy phải xem thiếu căn cứ khi nói “thể 6 –7 ” là do “ bắt chớc của Tàu ” hoặc khẳng định nó là một thể đặc biệt của thể thơ Trung Quốc, cổ phong hay luật Đờng.

Trở lại với quan niệm thứ nhất cho rằng thể thơ thất ngôn chen lục ngôn là thể thơ truyền thống thì sao ?

Khi nói thể thơ thất ngôn chen lục ngôn là thể thơ truyền thống tức là đây là một thể thơ đã định hình và đợc các nhà thơ sử dụng. Nhng thực tế chúng ta thấy trớc “Quốc âm thi tập ” cha có tập thơ nào ghi lại đợc thể thơ sáu lời xen bảy lời. Theo sử sách, thời Trần, Hàn Thuyên có làm văn tế Nôm đuổi cá sấu, nhng bài văn của ông cũng không đợc giữ lại.

Vậy theo ý của chúng tôi thì câu sáu chữ trong “ Quốc âm thi tập ” phải chăng là dấu ấn của câu lục trong thơ lục bát của dân gian. Nguyễn Trãi là một tài năng thơ bậc thầy, đầy tài hoa khi tiếp thu ảnh hởng của văn học dân gian ông đã dần cải biến và nâng cao nghệ thuật dân gian ấy lên tầm cao mới, xứng đáng với văn chơng bác học. Điều đó đợc thể hiện ở chỗ:

Nếu nh câu lục trong ca dao bao giờ cũng là câu thơ mở đầu thì câu lục trong thơ Nôm Nguyễn Trãi có vị trí không cố định. Dùng nó vào dòng thứ mấy

dờng nh tuỳ thuộc vào nội dung ý tứ, cảm xúc của từng bài thơ. Nó có thể ở vị trí mở đầu, có khi lại ở giữa, có khi lại ở cuối bài thơ. Chẳng hạn nh bài thơ “ Thủ vĩ ngâm ” của Nguyễn Trãi câu thơ sáu chữ có mặt ở ba vị trí: ở đầu bài thơ, ở giữa bài thơ và ở cuối bài thơ:

"Góc thành Nam, lều một gian. No nớc uống, thiếu cơm ăn. Con đòi trốn, dờng ai quyến. Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn. Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá. Nhà quen xú xứa ngại nuôi vằn. Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải. Góc thành Nam, lều một gian".

(Thủ vĩ ngâm)

Theo thống kê thì sự phân lợng câu sáu tiếng ở các dòng nh sau: Trong 159 bài bát cú có 391 câu sáu tiếng thì:

Dòng 1 có 50 câu Dòng 2 có 43 câu Dòng 3 có 56 câu Dòng 4 có 56 câu Dòng 5 có 54 câu Dòng 6 có 54 câu Dòng 7 có 37 câu Dòng 8 có 41 câu

Trong 25 bài tứ tuyệt có 35 câu 6 tiếng: Dòng 1 có 8 câu

Dòng 2 có 9 câu Dòng 3 có 8 câu Dòng 4 có 10 câu

Khi vận dụng câu lục của ca dao vào thơ Nôm, Nguyễn Trãi không chỉ sáng tạo về vị trí của nó mà ông còn tạo ra nhịp điệu thơ cân xứng 3/3. Nh vậy, ta thấy từ câu lục của ca dao nhịp điệu còn đợc ngắt một cách đơn giản 2/2/2 sang đến thơ Nôm của Nguyễn Trãi nó đã đợc mài giũa, trau chuốt. Hình thức ngắt nhịp cân đối 3/3 vừa giữ đợc tính mộc mạc của ca dao nhng lại tạo nên vẻ nhịp nhàng trang trọng của văn chơng bác học:

Chẳng hạn nh trong bài "Mạn thuật" (số 5) Nguyễn Trãi viết: "Sơn thuỷ nhàn chơi phận khó khăn.

Cửa quyền hiểm học ngại chon chen. Say minh nguyệt, chè ba chén.

Thú thanh phong, lều một gian. Ngỏ cửa ngo, chờ khách đến. Trồng cây đức, để con ăn.

Đợc thua phú quí dầu thiên mệnh. Chen chóc làm chi cho nhọc nhằn".

(Mạn thuật Bài 5)

Cách ngắt nhịp cân xứng của câu thơ sáu chữ làm toát lên từ bài thơ tâm trạng thanh thản, ung dung của tác giả trong cuộc sống xô bồ nhiều bon chen lúc bấy giờ.

"Bẻ cái trúc, hòng phân suối. Quét con am, để chứa mây".

(Mạn thuật Bài 6)

Nhịp thơ cũng làm bật nổi đợc tâm trạng yêu quí thiên nhiên, sống hoà mình gắn bó với thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Ông nâng niu từng nhành cây, từng ánh trăng, từng vầng mây. Bởi với ông chúng là những ngời bạn tri âm tri kỷ. Hoặc nhịp thơ cân xứng 3/3 cũng còn tạo ra đợc bản lĩnh, con ngời cá nhân Nguyễn Trãi sừng sững:

"Chớ cậy sang mà ép nề.

Lời chẳng phải, vỡn không nghe".

(Trần tình Bài 8)

Hiện lên trong bài thơ là một tấm lòng ngay thẳng, rắn rỏi của ức Trai tiên sinh.

Tóm lại, từ chỗ học tập câu thơ 6 chữ trong văn học dân gian (ca dao) để biểu hiện tâm t tình cảm, để diễn đạt tâm trạng của bản thân mình thì Nguyễn Trãi đã làm đợc một điều kỳ diệu nh giáo s Đặng Thai Mai nhận xét: “ Đây là một điểm đáng chú ý.Trong kỷ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ ràng có một sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với câu 7 tiếng, khác hẳn với quy cách niêm luật thơ Đờng"[15, 929]

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sáng tác dân gian trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w