Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết nói chung, văn học trung đại Việt Nam nói riêng là mối quan hệ có tính chất qui luật. Mối quan hệ này luôn luôn có sự tác động tơng hỗ với nhau, xuyên thấm lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Giáo s Đinh Gia Khánh viết: “ ở nớc ta khi nói đến văn học ngày xa thì trớc hết phải nói đến văn học dân gian, rất hay, rất đẹp về chất và giàu về số lợng. Nhng dòng văn học dân gian Việt Nam có vị trí lớn trong văn học dân tộc không phải chỉ vì bản thân nó có giá trị cao. Vị trí ấy lại còn quan trọng ở chỗ dòng văn học ấy có ảnh hởng lớn đối với dòng văn học viết. Văn học dân gian xét cho kỹ đã có vai trò hàng đầu trong toàn bộ quá trình văn học dân tộc ” [7, 15]
Quả đúng vậy, nhìn lại văn học viết của dân tộc, ta thấy rõ sự kế thừa những tinh hoa của nền văn học trớc.
Những tác giả lớn nh Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu trong sáng tác của mình cũng đã vận dụng…
rất nhiều yếu tố của văn học dân gian để tạo nên các giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt Nguyễn Trãi là ngời có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tiếp thu văn học dân gian vào sáng tác thơ Nôm của mình.
Ông chính là nhịp cầu nối giữa hai thời kỳ trong quá trình ảnh hởng giữa văn học dân gian và văn học viết. Chính nhờ công lao của ông làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau và làm cho nhau ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.
Thơ Nôm Nguyễn Trãi chịu ảnh hởng của văn học dân gian mà cụ thể ở đây là thành ngữ tục ngữ và ca dao. Các yếu tố của sáng tác dân gian đợc biểu hiện rất phong phú trong thơ Nôm Nguyễn Trãi trên cả hai phơng diện : Nội dung và nghệ thuật. Về nội dung ảnh hởng của nguồn chất liệu, đề tài vô cùng phong phú của văn học dân gian viết về thiên nhiên, quê hơng, đất nớc và đặc biệt
trong thơ nôm Nguyễn Trãi ảnh hởng rõ nhất, tập trung nhất là về chủ đề triết lý xã hội, răn dạy đạo đức. ở trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi có hẳn cả chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” gồm 61 bài nói về việc giáo dục đạo lý, răn dạy đạo đức đối với con ngời .
Chủ đề răn dạy đạo đức triết lý, xã hội là một mặt mạnh của văn học dân gian đặc biệt ở bộ phận thành ngữ, tục ngữ. ở đó chứa đựng những kinh nghiệm quý báu, những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đúc kết qua bao thế hệ và kho tàng chất liệu sinh động thành ngữ, tục ngữ ấy đã đợc Nguyễn Trãi vận dụng một cách linh hoạt, đầy sáng tạo làm cho nó không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung mà còn mang lại một giá trị thẩm mĩ về mặt nghệ thuật.
Những lời giáo huấn đạo đức trong thơ Nôm Nguyễn Trãi không khô cứng, cao đạo mà nó có sức hấp dẫn riêng. Bởi chính tác giả của những lời giáo huấn ấy chính là một bằng chứng sống động của sự trải nghiệm. Nên những gì ông nói ra, rút ra là những lời tâm huyết từ gan ruột, từ máu và nớc mắt của cả cuộc đời ông.
Còn ở phơng diện diện hình thức chúng ta thấy thể loại thơ thất ngôn xen lục ngôn trong “ Quốc âm thi tập ” mà cụ thể là câu thơ sáu chữ có dấu ấn từ câu lục trong ca dao của văn học dân gian.
Ca dao cổ truyền của dân tộc vốn có cách ngắt nhịp còn đơn giản. Nguyễn Trãi khi tiết thu vận dụng ca dao vào trong sáng tác thơ Nôm của mình thì đã có những cải biến quan trọng: nhịp thơ của ca dao vốn là nhịp chẵn (2/2/2) nhng đi vào thơ Nguyễn Trãi lại đợc ngắt nhịp lẻ (3/3) rất cân xứng. Cách ngắt nhịp thơ này đã tạo nên âm hởng trang trọng của văn học viết (văn học bác học) mà sau này Nguyễn Du là ngời hoàn thiện nó với thể lục bát trong tác phẩm “Truyện Kiều” bất hủ.
Ta thấy rằng Nguyễn Trãi khi tiếp thu văn học dân gian vào sáng tác thơ Nôm của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Đó là tục ngữ, thành ngữ có câu dài câu ngắn, còn ca dao thông thờng là lục bát, mà câu thơ quốc âm của
Nguyễn Trãi thông thờng là câu thơ thất ngôn hoặc có chỗ lục ngôn, hoặc ngũ ngôn. Hơn nữa trong thơ dới dạng cách luật hai cặp thực và luận phải đối xứng về ý nghĩa cũng nh về từ. Với những ràng buộc khắt khe của thể loại nh vậy nh- ng Nguyễn Trãi đã không để ngòi bút của mình bị trói buộc, gợng ép mà dờng nh các sáng tác dân gian ùa vào thơ Nôm Nguyễn Trãi một cách tự nhiên chân thành và mang vẻ đẹp riêng vừa thắm thiết vừa sâu lắng.
Trở về với văn học dân gian là Nguyễn Trãi tự giác trở về với kho tàng văn học vô cùng quý giá của dân tộc.
Với tài năng và trí tuệ mẫn tiệp, Nguyễn Trãi đã đa thành ngữ, tục ngữ, ca dao trở thành chất liệu sáng tác của các thi nhân. Ngợc lại cũng chính nhờ sử dụng các sáng tác của văn học dân gian mà thơ nôm của Nguyễn Trãi trở nên gần gủi, thân thuộc với quần chúng lao động.
Với đề tài này chúng ta có dịp trở lại với một tác giả văn học, cũng là ng- ời tiêu biểu, có vị trí trong việc mở đầu cho nền thơ cổ Việt Nam. Tác giả Nguyễn Trãi đã đợc nghiên cứu rất nhiều, rất kĩ, đây cũng là một công trình nghiên cứu nhỏ mong rằng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sau này tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Trãi trong chơng trình dạy học đợc dễ dàng hơn, thấu đáo hơn.
Tài liệu tham khảo.
1. Đào Duy Anh - Văn Tân "Nguyễn Trãi toàn tập", Nxb khoa học xã hội, H. 1976.
2. Lê Chí Dũng "Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đờng", Nxb Văn học, H. 2001.
3. Cao Huy Đỉnh "Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam", Nxb khoa học xã hội, H. 1976
4. Lê Văn Hu "Đại Việt sử ký toàn th", Viện văn học, H. 1962.
5. Đinh Gia Khánh "Văn học Việt Nam từ thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII", Nxb giáo dục, H. 1998.
6. Lê Kinh Khiên "Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ giữa văn học dân gian - văn học viết ", Tạp chí văn học số 1 - 1980
7. Vơng Lực "Hán ngữ thi luật học", Nxb giáo dục Thợng Hải.
8. Bùi Văn Nguyên "Âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi", Tạp chí ngôn ngữ số 3 - 1980.
9. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức "Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại", Nxb khoa học xã hội, H. 1971.
10. Nhiều tác giả "Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa dân tộc", Nxb khoa học xã hội, H. 1980.
11. Vũ Ngọc Phan "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam", Nxb Văn học, H. 2000. 12. Hoàng Phê (Chủ biên) "Từ điển tiếng Việt 2002", Nxb Đà Nẵng.
13. Trần Đình Sử "Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam trung đại", Nxb giáo dục, H. 1999.
14. Nguyễn Hữu Sơn "Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm", Nxb giáo dục, H. 2000.