Ảnh hởng trên phơng diện đề tài, chủ đề triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sáng tác dân gian trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 39 - 47)

đạo lý.

Những câu ca dao đợc Nguyễn Trãi vận dụng vào thơ Nôm tuy hình thức là ca dao làm theo thể thơ lục bát nhng nội dung gần nh là tục ngữ nói về triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý.

Cách vận dụng ca dao vào thơ Nôm của Nguyễn Trãi là rất linh hoạt, đầy sáng tạo. Có khi nhà thơ đã đối chiếu hiện tợng tự nhiên với hiện tợng xã hội từ đó rút ra qui luật xử thế phù hợp. Nguyễn Trãi đã hơn một lần dùng hình ảnh so sánh cây có trải qua gió bão mới biết cây cứng hay vàng có chịu đợc lửa mới là vàng thật. Từ hiện tợng tự nhiên của cây cỏ, sự vật nhà thơ đã liên tởng đến con ngời. Cũng giống nh cây cỏ con ngời có qua khó khăn thử thách, qua gian nan vất vả mới chắc là ngời có phẩm chất tốt, có bản lĩnh cao. Trong kho tàng ca dao của nhân dân ta những câu có nội dung nh vậy rất nhiều.

"Thi ra mới biết béo gầy. Đến khi cả gió biết cây cứng mềm".

(Ca dao )

"Lửa thử vàng gian nan thử sức".

(Ca dao )

"Thật vàng chẳng phải thau đâu. Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng".

(Ca dao )

"Có gió lung mới biết tùng bách cứng. Có ngọn lửa lừng mới biết thức vàng cao".

(Ca dao)

Nguyễn Trãi đã học tập, lấy những ý chính từ những câu ca dao trên để viết nên những câu thơ nh thế này:

"Khi bão mới hay là cỏ cứng".

"Cây cứng, cây mềm gió hay".

(Mãn thuật Bài 4)

"Vàng thật âu chi lửa thiêu".

(Tự thuật Bài 5)

Những câu thơ trên hết sức ngắn gọn và cô đúc nhng nó lại có sức khái quát rất lớn. Đọc những câu thơ này của Nguyễn Trãi ngời đọc không những cảm nhận đợc tầng ý nghĩa hiện trên câu chữ mà điều quan trọng hơn là độc giả nhận thức đợc mạch ngầm của nó, tức là nói đến bản lĩnh cứng cỏi, phi thờng của chủ thể trữ tình.

Điều này không có gì là khó hiểu khi Nguyễn Trãi coi sự khó khăn, gian khổ, thử thách là trờng học tốt nhất để tự rèn luyện tâm trí và trí tuệ. Ông quan niệm “Trải biến nhiều thì mu kế sâu” vì thế nên ông thờng dạy:

"Khó khăn thì mặc có màng bao Càng khó bao nhiêu chí mới hào".

(Thuật hứng Bài 21)

Hay là:

"Khó bền mới phải ngời quân tử Mạnh gắng thì nên kẻ trợng phu".

(Trần tình Bài 7)

Hoặc:

"Quân tử hãy lăm bền chí cũ Chẳng âu ngặt chẳng âu già".

(Ngôn chí Bài 17)

Hành động nuôi dỡng ý chí của nhà thơ thật lớn lao. Ta tìm thấy ý tởng này của Nguyễn Trãi trong qua niệm tu thân luyện chí của nhân dân ta qua câu ca dao:

"Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hớng đổi nền mặc ai".

(Ca dao)

Sống trong xã hội phong kiến nhiều bon chen, lòng dạ con ngời đổi trắng thay đen là sự thờng. Chứng kiến sự thật ấy Nguyễn Trãi đã chua chát thốt lên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn. Lòng ngời quanh nữa nớc non quanh".

(Bảo kính cảnh giới Bài 9)

Đối với sự vật có khi còn dễ qui từ hiện tợng ra bản chất nhng đối với con ngời thì có khi miệng khác dạ khác, vì: “Lỡi không xơng nhiều đờng lắt léo” nên khó tìm ra bản chất. Do đó, quần chúng nhân dân đã đúc kết nên những câu ca dao nh:

"Sông sâu còn có kẻ dò.

Lòng ngời nham hiểm ai đo cho cùng".

(Ca dao)

Hay là:

"Mai ma tra tạnh chiều nồm.

Trời còn luân chuyển huống mồm thế gian ?"

(Ca dao)

Dựa vào những đúc rút kinh nghiệm quý báu của dân gian, Nguyễn Trãi đã viết lên những vần thơ về nhân tình thế thái. Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, vấn đề nhân tình thế thái nh là một ám ảnh, nó cứ trở đi trở lại nh một day dứt không nguôi trong tâm trạng nhà thơ.

Ông viết:

"Miệng ngời nh mật mùi qua ngọt".

(Tự thán Bài 21)

"ở thế tin gì miệng đãi bôi".

(Tự thán Bài 36)

"Ngoài chng mọi chốn đều thông hết. Bui một lòng ngời cực hiểm thay".

(Mạn thuật Bài 4)

Nguyễn Trãi đã tự nghiệm thấy “biển nhân gian” hiểm hơn rất nhiều so với biển thật, đến “biển triều quan” ngày xa lại càng hiểm gấp bội cho nên ông mới nói:

"Thấy biển triều quan đà ngại vợt. Trong dòng phẳng có phong ba".

(Bảo kính cảnh giới Bài 41)

Nguyễn Trãi là ngời từng có công đầu trong sự nghiệp giải phóng đất n- ớc, lay trời chuyển đất. Ông là một vị “khai quốc công thần” nhng lại bị sóng gió phong ba của triều quan xô quật, lâm vào bi kịch. ở trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Trãi đã nhận chân đợc cuộc đời và lòng ngời. Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi ta nhận thấy đợc tâm trạng của nhà thơ đợc bộc lộ một cách cụ thể. Ông buồn vì cả bạn bè bà con cũng trở nên lãnh nhạt không ai tìm đến với nhà nhà thơ và nhà thơ có muốn tìm đến với mọi ngời cũng không dễ chút nào:

"Một phen bạn đến còn đằm thắm. Hai bữa mừng nhau một mặt không".

(Bảo kính cảnh giới Bài 51)

Anh em trong nhà thì phải yêu thơng đùm bọc lẫn nhau nh câu ca dao đã từng nói:

"Anh em nh thể tay chân

Rách lành đùm bọc đói no đỡ đần".

Nhng đối với trờng hợp Nguyễn Trãi lại thật đắng cay, chua chát: "Lều không con cai hằng tình phụ.

Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han".

(Bảo kính cảnh giới Bài 12)– (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nỗi niềm đau xót nào bằng!

Ngay cả những ngời hàng xóm, láng giềng cũng tỏ thái độ lạnh nhạt đối với tác giả:

"Đắc thời thân thích chen chân đến. Thất sở láng giềng ngoảnh mặt đi".

(Tự thuật Bài 12)

Trong ca dao nhân dân ta cũng đã nói đến lối sống, cách đối nhân xử thế đầy den bạc của con ngời:

"Khi vui thì vỗ tay vào.

Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai".

(Ca dao)

Hay là:

"Khó khăn ở quán ở lều

Bà cô ông cậu ít điều hỏi han".

Thế gian những ai trải qua cảnh đoạn trờng này chắc đều hiểu đợc cái tủi cực của Nguyễn Trãi trong hoàn cảnh đó. Nhng Nguyễn Trãi là ngời có nghị lực và bản lĩnh cứng cỏi rất đáng nể phục. Trong bài “Tùng” ông đã viết:

“Cội rễ bền dời chẳng động”

nên Nguyễn Trãi có cách xử sự riêng, rất khách quan và bình tĩnh: Mựa trách thế gian lòng đạm bạc.

Thế gian đạm bạc đấy lòng thờng.

(Tự sự Bài 3)

Cái mà Nguyễn Trãi “cao hơn” ở mọi ngời ấy là tuy biến thói trờng nh thế ông vẫn tự nhắc mình chớ đi theo thói trờng đen bạc đó:

"Lòng thế bạc đen dầu có biến. Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan".

(Bảo kính cảnh giới Bài 12)

Những lời nhắn nhủ khuyên dạy của Nguyễn Trãi hết sức ân cần, thấu đáo, nó không phải là những lời nói ngoài miệng mà đó là những lời tâm huyết thốt ra trong những cảnh “đoạn trờng” của tác giả. Cho nên những vần thơ ấy có sức lay động lòng ngời. Có đợc sức truyền cảm này trong thơ Nôm của Nguyễn

Trãi là một phần nhờ tác giả đã học tập, đã hút nhuỵ tinh hoa trong lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân, chịu ảnh hởng sâu sắc tâm t, tình cảm của nhân dân đợc gửi gắm trong ca dao. Sự biến đổi, cách tân của Nguyễn Trãi khi học tập văn học dân gian đã làm cho thơ Nôm của Nguyễn Trãi dễ đi vào lòng ngời – và đặc biệt càng đọc, càng ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm mới thấy Nguyễn Trãi quả thật tài tình, sắc sảo.

Từ lâu trong nhân dân vẫn truyền tụng câu ca dao: "Lên non mới biết non cao. Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy".

Nguyễn Trãi đã rút gọn câu ca dao đó và đa vào thơ Nôm của mình: "Nuôi con mới biết lòng cha mẹ".

(Bảo kính cảnh giới Bài 8)

Tuy chỉ có một câu thơ nhng ý nghĩa giáo dục đạo lý “uống nớc nhớ nguồn” vẫn không hề ít đi, hay giảm nhẹ đi. Cũng từ ý nghĩa giáo dục đó, Nguyễn Trãi viết tiếp:

"Có con mới biết ơn cha nặng".

(Bảo kính cảnh giới Bài 37)

Sự vận dụng văn học dân gian của Nguyễn Trãi nhiều biến hoá, đầy bất ngờ. Có khi một câu tục ngữ:

Xẩy đàn tan nghé. Lại đợc ghép với một câu ca dao:

"Đất bụt mà ném chim trời Chim thì bay mất đất rơi xuống chùa". để tạo thành một cặp câu thực bằng thất ngông trong bài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Chúa đàn nẻo khỏi tan con nghé. Hòn đất hầu làm mất cái chim".

Trong dân gian còn lu truyền nhiều câu ca dao đề cao tình nghĩa, đặt tình nghĩa lên trên bất cứ ngọc vàng châu báu nào, ví nh các câu sau:

"Tham vàng bỏ nghĩa ai ôi Vàng thì ăn hết gạch xây nên thành".

(Ca dao )

Và việc đề cao tình nghĩa đợc gắn với việc tiếng thơm lu truyền nh câu ca dao:

"Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ".

(Ca dao)

Nguyễn Trãi đã khéo kết hợp những ý chính trong các câu ca dao trên vào hai câu sau đây:

"Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc. Bia đá hay mòn nghĩa chẳng mòn".

(Tự thán Bài 17)

Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy của mình, nhà thơ Nguyễn Trãi tuy thoát hẳn thể thơ lục bát của ca dao nhng lại nói đợc đầy đủ ý nghĩa của nó và vẫn giữ lại đợc những từ ngữ nh: Vàng, nghĩa, danh, bia.

Cũng chỉ là lấy ý của những câu ca dao trong dân gian, Nguyễn Trãi đã viết nên những câu thơ Nôm rất đậm đà phong vị dân tộc:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng là xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

(Ca dao)

thì trong thơ Nôm Nguyễn Trãi viết:

"Thế sự dầu ai hay buộc bện Sen nào có bén trong lầm".

(Thuật hứng Bài 25)

Con ngời có bản lĩnh, cốt cách nh Nguyễn Trãi dù cuộc đời có ô hợp, đầy gian xảo đi chăng nữa: “hay buộc bện ” thì tâm hồn, cốt cách của nhà thơ vẫn thơm ngát nh bông sen giữa đầm.

Nhân dân ta hết sức đề cao tình nghĩa vợ chồng, bè bạn. Hai mối quan hệ này không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con ngời. Vì thế ca dao có câu:

"ở sao cho vẹn cho toàn.

Giao ngôn chớ phụ nghĩa vàng chớ vong".

Nguyễn Trãi đã nói đến quan hệ đó một cách cụ thể hơn trong thơ Nôm của mình:

"Kết bạn mựa quên ngời cố cựu. Yên nhà nỡ phụ vợ tao khang".

(Bảo kính cảnh giới Bài 2)

Hay:

"Bầu bạn cùng nhau nghĩa chớ vong. Ngời kia phú quí nỡ quên lòng".

(Bảo kính cảnh giới Bài 51)

Sự ảnh hởng của ca dao trong thơ Nôm Nguyễn Trãi tuy không nhiều , không đậm đặc nh thành ngữ, tục ngữ nhng nó lại tạo ra đợc giá trị thẩm mỹ

riêng. Nó làm cho thơ Nôm Nguyễn Trãi vừa mềm mại, uyển chuyển vừa gần gũi, thân thuộc với độc giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sáng tác dân gian trong thơ nôm nguyễn trãi (Trang 39 - 47)