KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cuat tôm sũ (pennaaeus monodon) tại ao nuôi xã hưng hòa thành phố vinh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 39 - 51)

3.1 Các yếu tố môi trường

3.1.1 Nhiệt độ

Bảng 3.1 Sự biến động nhiệt độ trong các ao nuôi (0C)

Thơi gian Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 Tháng 1 S 25,0 ± 1,2 26,2 ± 1,3 25,5 ± 1,8 26,9 ± 1,4 C 31,0 ± 2,5 31,5 ± 2,0 31,4 ± 2,2 31,7 ± 2,8 Tháng 2 S 27,5 ± 1,6 28,3 ± 1,4 27,0 ± 1,5 28,7 ± 1,7 C 32,5 ± 2,3 33,0 ± 2,8 32,2 ± 2,6 33,5 ± 3,0 Tháng 3 S 26,4 ± 1,5 27,5 ± 1,0 26,3 ± 1,4 27,0 ± 1,6 C 31,7 ± 2,7 32,3 ± 2,5 31,6 ± 2,3 32,5 ± 2,6 Tháng 4 S 27,6 ± 1,4 28,0 ± 1,7 26,8 ± 2,6 27,5 ± 1,3 C 32,6 ± 2,0 32,8 ± 2,6 32,7 ± 2,4 33,0 ± 2,5

Biểu đồ 3.1b: Sự biến động nhiệt độ trong các ao nuôi vào buổi chiều (0C).

Qua bảng 3.1, biểu đồ 3.1a và 3.1b cho thấy: Nhiệt độ vào buổi sáng thấp hơn buổi chiều.

Nhiệt độ trung bình trong suốt quá trình nuôi dao động từ 23,7-33,80C, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày nằm trong khoảng 0,5-6 0C.

Ao 2 và 4 nhiệt độ trung bình cao hơn so với ao 1 và 3 ở cùng thời điểm. Nhiệt độ trong các ao cao lên vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4, tháng thứ nhất và tháng thứ 3 nhiệt độ thấp hơn hai tháng còn lại.

Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của tôm. Yang (1980) cho rằng nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của tôm Sú, nhất là trong giai đoạn ấu trùng [6]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên tôm Sú, Chakraboti cho biết nhiệt độ trong khoảng 21-31 0C mức độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của tôm Sú không rõ nét [23].

Maguire và Alles cho rằng trong điều kiện thí nghiệm nhiệt độ từ 18-33 0C tôm cỡ 1-5 g/con, tốc độ sinh trưởng cao nhất ở 27-33 0C [27]. Mặt khác

nhiệt độ là yếu tố liên quan đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước, độc tính của NH3. Khi nhiệt độ tăng sẽ hoạt động tích cực làm tăng sinh trưởng nhưng đồng thời làm giảm hàm lượng NH3. Nhiệt độ còn làm phân tầng các lớp nước khác nhau trong ao nuôi. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm, nếu nhiệt độ cao hơn 32-33 0C hay thấp hơn 25 0C thì mức độ bắt mồi có thể giảm 30-50 % [37]. Nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm hơn là thay đổi từ từ.

Tôm Sú có khả năng chịu đựng được khoảng nhiệt độ từ 12-37 0C, trong đó khoảng sống tốt nhất là 28-30 0C. Theo Cook, HL Rabanal (1978), Trần Minh Anh (1989) thì khoảng nhiệt độ tối ưu cho tôm là 25-30 0C [26]. Vũ Thế Trụ (1993), nhiệt độ thích hợp cho loài tôm penaeus ssp trong các ao nuôi nhiệt đới khoảng 28-300C. Trên 30 0C tôm lớn nhanh nhưng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là MBV (monodonBaculovius), còn ở 28 0C tôm tăng trưởng tương đối chậm [34].

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm nuôi. Theo Bùi Quang Tề, nhiệt độ trong nước ao là 35 0C thì tỷ lệ sống của tôm Sú (penaeus monodon) là 100 %, nhiệt độ 37,5 0C tôm còn sống 60 % và tỷ lệ này chỉ còn 40 % khi nhiệt độ nước là 40 0C [24].

Ở Việt Nam, một số tác giả cho biết thêm tôm Sú thích hợp ở nhiệt độ 25-30 0C. Nhiệt độ dưới 18 0C và trên 36 0C tôm Sú sinh trưởng kém và có thể ngưng sinh trưởng [32].

Nhiệt độ trong ao nuôi chịu ảnh hưởng rất lớn của điệu kiện thời tiết của khu vực và mực nước trong ao nuôi. Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.

Kết quả theo dõi cho thấy nhiệt độ trong các ao có sự biến động rõ rệt theo thời gian. Ở tháng đầu của vụ nuôi nhiệt độ biến động (dao động trong khoảng (24-32 oC), sau đó tăng lên và đạt cực đại ở tháng thứ 2 (có ngày lên đến 36 0C) các tháng tiếp theo giảm xuống. Do năm nay thời tiết thuận lợi nên nhiệt độ cũng không quá cao nên rất thuận lợi cho việc nuôi tôm.

Nhiệt độ giữa các ao có sự biến động tương tự nhau. Trong quá trình theo dõi nhiệt độ dao động trong khoảng 24-35,5 oC, nhiệt độ dao động trong ngày không lớn. Tuy nhiên, có những ngày nhiệt độ buổi chiều lên tới 36 oC, khoảng dao động trong ngày lên tới 6 oC đã ảnh hưởng tới sự bắt mồi, tôm kém ăn, dẫn tới tôm chậm lớn và qua theo dõi thấy tôm bị một số bệnh do Vibrio sp. Như cụt râu, ăn mòn đuôi… Điều này phù hợp với nhận xét của Vũ Thế Trụ [32].

Theo Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Anh Tuấn và Tạ Khắc Thường thì nhiệt độ thích hợp cho tôm Sú vùng nhiệt đới phát triển là 28-30 oC. Như vậy nhiệt độ ở các ao là cao hơn khoảng thích hợp cho tôm Sú phát triển. Trong 4 ao nuôi thì ao 2 và 4 có nhiệt độ cao hơn so với ao 1 và 3, điều đó do ao 2 và 4 có mực nước thấp hơn ao 1 và 3.

Để ổn định nhiệt độ và hạn chế nhiệt độ cao, độ sâu của ao nuôi cần đạt ở khoảng 1,2-1,5 m, gây màu, giữ ổn định màu nước nhằm hạn chế ánh sáng chiếu xuống ao.

3.1.2 Độ pH

Bảng 3.2. Sự biến động pH trong các ao nuôi

Thơi gian Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 Tháng 1 S 7,10 ± 0,30 7,23 ± 0,41 7,19 ± 0,35 7,35 ± 0,34 C 7,81 ± 0,25 8,1 ± 0,35 8,05 ± 0,41 8,1 ± 0,4 Tháng 2 S 7,31 ± 0,3 7,45 ± 0,42 7,3 ± 0,4 7,51 ± 0,38 C 8,05 ± 0,32 8,35 ± 0,3 8,25 ± 0,31 8,3 ± 0,37 Tháng 3 S 7,43 ± 0,31 7,65 ± 0,32 7,5 ± 0,28 7,73 ± 0,39 C 8,25 ± 0,38 8,45 ± 0,26 8,4 ± 0,27 8,46 ± 0,25 Tháng 4 S 7,68 ± 0,3 7,8 ± 0,3 7,74 ± 0,38 7,92 ± 0,4 C 8,4 ± 0,35 8,65 ± 0,4 8,56 ± 0,3 8,6 ± 0,39

Biểu đồ 3.2a Sự biến động pH trong các ao vào buổi sáng.

Biểu đồ 3.2b Sự biến động pH trong các ao vào buổi chiều.

Qua bảng 3.2, biểu đồ 3.2a và 3.2b cho thấy: pH vào buổi chiều cao hơn buổi sáng.

Giá trị pH trong thời gian nuôi tôm dao động trong khoảng 6,8-9,05. Vào giai đoạn đầu khi nuôi thì pH trong ao trên thấp, nhưng càng về giai đoạn cuối thì pH tăng đáng kể, đến gần thu hoạch thì pH tăng mạnh nhất.

Ao 2 và ao 4 có độ pH cao hơn ao 1 và ao 3.

Trong ao nuôi pH thường biến đổi theo chu kỳ ngày đêm và theo chu kỳ nuôi. Giá trị pH trong ao nuôi phụ thuộc rất nhiều vào tính đệm của nước, mức độ xì phèn đáy, sự nở hoa của tảo và sự tích tụ mùn bã hữu cơ của đáy ao [10].

Độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. pH thấp thường làm tổn thương phụ bộ và mang cứng như gây trở ngại cho việc lột xác và làm tôm mềm vỏ. Mặt khác pH còn ảnh hưởng gián tiếp đến tôm nuôi. Khi pH thấp làm tăng tính độc của khí H2S gây ngộ độc cho tôm. Khi pH cao làm tăng tính độc của khí NH3. Chiu (1992), nhận thấy pH nước ao nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn 10,0 sẽ làm tôm chết, pH từ 4,5-7,0 và từ 8,0-10,0 tôm sinh trưởng chậm, khả năng hấp thụ thức ăn kém, nếu môi trường có pH như vậy kéo dài thì tôm có thể chết [34].

Khả năng thích nghi với pH của tôm có liên quan trực tiếp đến nồng độ hợp chất cacbon vô cơ. Nồng độ này không thành vấn đề trong nước biển nhưng trong ao nuôi nếu pH giảm cùng lúc với việc giảm hàm lượng cacbon vô cơ sẽ gây nguy hiểm cho tôm [8].

Độ pH thích hợp cho ao nuôi tôm Sú từ 7,5-8,5 và ở mức pH này thì NH3 và H2S ở dạng độc là thấp nhất [34].

Yếu tố môi trường pH là một trong những yếu tố môi trường rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi.

Kết quả theo dõi cho thấy chỉ số pH dao động theo chiều hướng tăng dần về cuối vụ nuôi tương tự ở các ao. Sự biến động pH gặp nhiều khi trời nắng to và khi mật độ tảo trong ao nuôi phát triển dày đặc. Tuy nhiên dao động pH lớn còn gặp cả những hôm thời tiết âm u. Theo Nguyễn Anh Tuấn (2002) [34] mật độ tảo ảnh hưởng rất lớn tới biên độ pH dao động trong ngày:

Tảo phù du phát triển quá mức và nhanh chóng tàn lụi là nguyên nhân làm cho pH biến động lớn.

Theo Bùi Quang Tề (2002) giá trị thích hợp cho tôm Sú phát triển nằm trong khoảng 7,2-8,8. Như vậy giá trị pH trung bình trong quá trình nuôi ở các ao nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi tôm Sú. Giá trị pH trong ao không những ảnh hưởng tới hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi mà còn ảnh hưởng tới vi khuẩn và cả động vật đơn bào, pH còn ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của tảo [24]. Chính vì thế việc điều chỉnh pH phù hợp cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển là điều cần thiết.

3.1.3 Hàm lượng Oxy hòa tan (DO)

Bảng 3.3a. Hàm lượng Oxy buổi sáng trong các ao nuôi (mg/l)

Ngày nuôi Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 (TB ± SD) (TB ± SD) (TB ± SD) (TB ± SD) 1→10 5,43 ± 0,17 5,08 ± 0,35 5,26 ± 0,17 5,02 ± 0,30 11→20 5,27 ± 0,15 5,30 ± 0,19 4,98 ± 0,16 5,15 ± 0,20 21→30 5,29 ± 0,13 4,93 ± 0,15 5,14 ± 0,13 4,94 ± 0,25 31→40 5,21 ± 0,17 5,16 ± 0,25 5,10 ± 0,10 5,16 ± 0,15 41→50 5,16 ± 0,08 5,13 ± 0,18 5,20 ± 0,16 5,10 ± 0,35 51→60 5,24 ± 0,16 5,05 ± 0,18 5,16 ± 0,16 4,95 ± 0,12 61→70 5,16 ± 0,16 4,97 ± 0,38 5,21 ± 0,18 5,05 ± 0,18 71→80 5,19 ± 0,20 5,17 ± 0,22 5,14 ± 0,17 4,86 ± 0,30 81→90 5,15 ± 0,06 4,98 ± 0,19 5,19 ± 0,13 4,92 ± 0,25 91→100 5,35 ± 0,15 5,26 ± 0,15 5,43 ± 0,12 4,81 ± 0,16 101→11 0 5,22 ± 0,15 5,03 ± 0,17 5,40 ± 0,16 4,78 ± 0,21 111→12 0 5,29 ± 0,19 4,98 ± 0,22 5,02 ± 0,11 4,90 ± 0,22 121→132 5,22 ± 0,18 4,71 ± 0,21 5,15 ± 0,17 4,70 ± 0,19

Biểu đồ 3.3a Sự biến động hàm lượng Oxy vào buổi sáng trong quá trình nuôi

Bảng 3.3b Hàm lượng Oxy buổi chiều trong các ao nuôi (mg/l) Ngày nuôi Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 TB ± SD TB ± SD TB ± SD TB ± SD 1→10 7,69 ± 0,15 7,47 ± 0,45 7,56 ± 0,35 7,40 ± 0,35 11→20 7,45 ± 0,25 6,80 ± 0,43 7,82 ± 0,16 7,10 ± 0,45 21→30 7,72 ± 0,17 6,83 ± 0,26 7,78 ± 0,27 6,85 ± 0,40 31→40 7,18 ± 0,13 7,03 ± 0,54 7,09 ± 0,31 7,00 ± 0,30 41→50 7,32 ± 0,17 7,02 ± 0,29 7,56 ± 0,23 6,78 ± 0,28 51→60 7,41 ± 0,34 6,55 ± 0,37 7,63 ± 0,22 6,69 ± 0,31 61→70 7,73 ± 0,09 6,86 ± 0,18 7,51 ± 0,47 6,53 ± 0,22 71→80 7,42 ± 0,04 6,76 ± 0,47 7,44 ± 0,17 6,82 ± 0,38 81→90 7,49 ± 0,17 7,08 ± 0,22 7,08 ± 0,19 7,00 ± 0,23 91→100 7,10 ± 0,24 6,76 ± 0,31 7,62 ± 0,30 6,81 ± 0,16 101→11 0 7,14 ± 0,23 6,46 ± 0,36 7,16 ± 0,11 6,54 ± 0,24 111→12 0 7,46 ± 0,17 6,77 ± 0,31 7,03 ± 0,19 6,37 ± 0,29 121→132 7,35 ± 0,17 6,63 ± 0,24 7,47 ± 0,22 6,40 ± 0,18

Biểu đồ 3.3b Sự biến động hàm lượng Oxy buổi chiều trong quá trình nuôi

Qua bảng số liêụ 3.3.a và biểu đồ 3.3a cho thấy:

Qua theo dõi hàm lượng Oxy buổi sáng trong ao nuôi dao động từ 4,5-5,6 mg/l. Ở ao 2 và 4 đặc biệt là ao 4 vào những ngày nuôi cuối vụ đã xảy ra tình trạng tôm nuôi thiếu Oxy, qua kiểm tra thì hàm lượng Oxy có ngày chỉ đạt 4,36 mg/l. Giữa các ao nuôi thì ao 1 có sự dao động ít nhất (5,04-5,6 mg/l), tiếp theo ao 3 (4,82-5,55 mg/l), ao 3 và 4 có sự giao động lớn hơn, đặc biệt ao 4 có sự dao động lớn nhất (4,36-5,50 mg/l).

Qua bảng 3.3b và biểu đồ 3.3b cho thấy:

Hàm lượng Oxy buổi chiều ở các ao nuôi đều cao hơn nhiều so với buổi sáng (6,22-7,98 mg/l).

Hàm lượng Oxy đạt cao nhất ở ao 1, tiếp theo là ao 3, tiếp theo là ao 2 và thấp nhất đạt được tại ao 4.

Như vậy hàm lượng oxy hòa tan giảm dần từ đầu vụ đến cuối vụ.

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi là một yếu tố rất quan trọng cho cả hai hệ thống nuôi năng suất thấp và cao. Tác hại của hàm lượng oxy thấp là làm cho tôm chậm lớn và có thể gây chết hàng loạt. Chanratchakool (1995) cho rằng ở nồng độ oxy < 4 mg/l thì tôm vẫn bắt mồi nhưng chúng tiêu hóa

thức ăn không hiệu quả. Nếu hàm lượng oxy trong khoảng 2-3 mg/l thì tôm ngừng bắt mồi, hàm lượng oxy < 2mg/l có thể làm cho tôm chết ngạt [40]. Hàm lượng oxy thấp làm giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tăng khả năng cảm nhiễm bệnh.

Khi nghiên cứu các ao nuôi tôm ở miền Trung Việt Nam, Nguyễn Trọng Nho cho rằng: “khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước nhỏ hơn 2 mg/l tôm nổi đầu thành từng đàn và chết hàng loạt khi hàm lượng oxy chỉ còn 0,8- 0,9 mg/l trong 1-2h” [19].

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó thực vật phù du, thực vật bậc cao trong nước do hoạt động quang hợp của chúng. Do hoạt động quang hợp này làm cho hàm lượng oxy trong ao cao nhất vào lúc xế chiều, sau đó giảm dần và thấp nhất vào sáng sớm. Ngoài ra oxy hòa tan trong nước còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ mặn của nước ao nuôi. Khi nhiệt độ và độ mặn tăng nồng độ oxy hòa tan giảm.

Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho tôm Sú phát triển là trên 5 mg/l [19]. Để tôm tăng trưởng tốt, hàm lượng oxy trong nước phải duy trì trên 5mg/l, mặc dù tôm có thể sống ở mức gần 2,5 mg/l. Nước dưới 2 mg/l có thể làm cho tôm giảm hoạt động bơi lội ở tầng mặt, nhảy lên mặt nước và chết [14].

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng DO buổi sáng trong ao nuôi dao động từ 4,5-5,6 mg/l, buổi chiều từ 6,22-7,98 mg/l, trung bình là 5,36-7,1 mg/l. Nhìn chung DO trong ao khá cao ở đầu vụ và có xu hướng giảm dần về cuối vụ nuôi điều này là do về cuối chu kỳ nuôi lượng tôm trong ao nhiều, ao nuôi tích đọng nhiều chất hữu cơ. Ao 2 và ao 4 DO có những ngày nuôi đã xảy ra tình trạng tôm nuôi thiếu Oxy, qua kiểm tra thì hàm lượng Oxy chỉ đạt 4,36 mg/l. Dấu hiệu xuất hiện là tôm cập bờ và bơi yếu ớt ở khu vực gần bờ. Để khắc phục tình trạng này thì dùng Oxy đóng viên rải xung quanh bờ ao, kết hợp dùng Yucca tạt đều xung quanh bờ và tăng cường chạy quạt nước. Nhìn chung oxy ở ao 1 và 3 cao hơn ao 2 và 4 điều này là do: Nguồn cung cấp oxy chính cho ao là tảo quang hợp và ôxy hoà tan từ không khí vào nước.

Càng về cuối vụ thì DO trong ao càng ít đi vì ô nhiểm hữu cơ và tảo mọc nhiều. Mặt khác ao 1 và ao 3 là những ao mới nuôi, công tác cải tạo vệ sinh ao tốt, còn ao 2 và 4 là những ao đã nuôi lâu năm, công tác cải tạo chưa được tốt. Nếu DO nhỏ hơn 3,5mg/l có thể làm tôm chết. Để tăng nồng độ DO trong ao nuôi thì tăng cường dùng máy quạt nước, sục khí hoặc thay nước cho ao.

3.1.4 Hàm lượng NH3

Bảng 3.4 Hàm lượng NH3 trong các ao nuôi (mg/l)

Lần đo Ao 1 (TB ± SD) Ao 2 (TB ± SD) Ao 3 (TB ± SD) Ao 4

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cuat tôm sũ (pennaaeus monodon) tại ao nuôi xã hưng hòa thành phố vinh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 39 - 51)