Thực trạng nuôi tôm Sú ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cuat tôm sũ (pennaaeus monodon) tại ao nuôi xã hưng hòa thành phố vinh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 30 - 32)

Nghệ An là một tỉnh nằm giữa Bắc Trung Bộ với diện tích 16487,29 km2

trải dài từ 180 35’B đến 200 00’ B. Phía bắc tiếp giáp với Thanh Hóa, phía Nam giáp với Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông. Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc, có bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi và là thế mạnh trong việc nuôi trồng thủy sản.

- Khí hậu – Thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 0C, lượng mưa trung bình năm là 17000 mm, độ ẩm trung bình 86,5 %.

Đến năm 2011 Nghệ An có 1770 ha nuôi tôm, trong đó có khoảng 15 % diện tích nuôi Tôm Sú phân bố ở các địa phương như huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, xã Hưng Hòa – Thành Phố Vinh.

Hiệu quả từ nghề nuôi tôm không phải bàn cãi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nghề này thực sự phát triển bền vững, hạn chế thấp nhất những rủi ro do dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Việc quản lý tôm giống, quy hoạch khoanh vùng nuôi, giám sát môi trường dịch bệnh để phát hiện để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời gặp rất nhiều khó khăn. Ngay khâu xử lý môi trường, tránh việc ô nhiễm nguồn nước đến các vùng nuôi thì ở mỗi vùng nuôi cũng gặp phải khó khăn vướng mắc riêng.

Khu nuôi tôm công nghiệp Hưng Hòa được đầu tư về cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Cơ bản đã có ao chứa, ao lắng, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh cấp, kênh thải riêng biệt. Nhưng việc xây dựng ao đầm lại phân về cho các hộ xã viên tự làm nên không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong việc đào ao đắp bờ, xây cống, thiết kế cao trình đáy. Do đó khi đưa vào sản xuất đã nảy sinh các vấn đề như nước trong ao luôn bị thẩm lậu từ ao này sang ao khác, ngấm ra kênh thải. Mặc dầu khu nuôi được đầu tư tương đối hoàn chỉnh và phù hợp cho ao nuôi thâm canh nhưng do đầu tư của các hộ còn thấp nên hệ thống kênh cấp, kênh thải, ao chứa ao lắng, ao xử lý nước thải không phát huy tác dụng.

Trong suốt quá trình nuôi, nguồn nước cung cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ nước tự nhiên, chưa qua xử lý. Hơn nữa do cùng một hệ thống cấp thoát nước nên một số ao bị nhiễm bệnh đã không xử lý nước trước khi thải ra bên ngoài môi trường, nước chưa ra khỏi khu vực thì đã hòa vào nguồn nước cấp. Chính vì thế chất lượng nước ao nuôi bị ô nhiễm nên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng cho khu vực nuôi. Bên cạnh đó việc quản lý chăm sóc môi trường trong quá trình nuôi còn rất hạn chế, trong suốt vụ nuôi đa số các hộ thực hiện chưa tốt quy trình kỹ thuật. Chưa có đầu tư về các trang thiết bị chuyên dụng như: máy đo oxy, dụng cụ đo độ trong,

độ sâu, NH4+,PO43-, H2S, để kiểm tra môi trường nước và các loại vật tư khác như thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học (CPSH).

Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên tôm tại vùng này là rất cần thiết, từ đó đưa ra những khuyến cáo để người dân giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cuat tôm sũ (pennaaeus monodon) tại ao nuôi xã hưng hòa thành phố vinh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 30 - 32)