Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cuat tôm sũ (pennaaeus monodon) tại ao nuôi xã hưng hòa thành phố vinh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 33 - 39)

2.2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Tiến hành bố trí thí nghiệm với 4 ao nuôi (ao 1, ao 2, ao 3, ao 4), diện tích mỗi ao là 3.000 m2, các quy trình xử lý ao trước khi nuôi như nhau. Các ao thả với mật độ 20 con/m2 và thức ăn cho tôm giống nhau.

Trong đó:

- Ao 1 có độ sâu 2 m, mức nước 1,5 m, đã nuôi 4 vụ. - Ao 2 có độ sâu 1,7 m, mức nước 1,3 m, đã nuôi 10 vụ. - Ao 3 có độ sâu 1,8 m, mức nước 1,4 m, đã nuôi 4 vụ. - Ao 4 có độ sâu 1,7 m, mức nước 1,2 m, đã nuôi 10 vụ.

2.2.2.2 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của tôm Sú (Penaeus monodon) tại ao nuôi xã Hưng Hòa – T.P Vinh – Nghệ An.

Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4

- Theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường. - Theo dõi tốc độ tăng trưởng.

- Theo dõi tỷ lệ sống.

- Phân tích protein và axít amin thiết yếu.

- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế ao nuôi.

TT Yếu tố

Đơn vị tính

Thời gian đo Thiết bị sử dụng

1 Nhiệt độ oC 7h và 17h hàng ngày Nhiệt kế có độ chính xác đến ± 1 oC. 2 pH 7h và 17h hàng ngày Test so màu có độ chính xác đến ± 0,1 đơn vị. 3 DO mg/l 7h và 17h hàng

ngày Máy đo oxy.

4 NH3 mg/l 8h, 10 ngày/lần Sử dụng test đo NH3. 5 H2S mg/l 8h, 10 ngày/lần

Phương pháp chuẩn độ Iode theo tiêu chuẩn TCVN 6202- 1996.

6 Độ kiềm mg/l 8h, 10 ngày/lần Test so màu có độ chính xác đến ± 1mg/l

7 Độ mặn ‰ 8h, 10 ngày/lần Khúc xạ kế có độ chính xác đến ± 1‰.

8 COD mg/l 8h, 10 ngày/lần

Phương pháp chuẩn độ với dung dịch Kali-

dicromat(K2Cr2O7) tiêu chuẩn. 9 BOD mg/l 8h, 10 ngày/lần Phương pháp Oxy bão hoà

theo TCVN 6202-1996.

2.2.2.3 Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng

Tiến hành xác định tốc độ tăng trưởng của tôm từ ngày thứ 30 trở đi, 15 ngày thu mẫu 1 lần bằng cách sử dụng chài, mỗi lần chài ngẫu nhiên 4 góc ao. Lấy ngẫu nhiên 30 cá thể cân khối lượng và đo chiều dài.

- Khối lượng của tôm được xác định bằng cân Roberval.

- Xác định chiều dài toàn thân sử dụng thước đo Panmer, độ lệch tiêu chuẩn là 0,01 mm.

+ Giá trị trung bình: X =n1 ∑ = n i Xi 1

Trong đó: X là giá trị trung bình.

X i là giá trị thứ i của biến X.

n là số mẫu nghiên cứu.

+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài thân toàn phần của tôm (cm/con/ngày):

Ltb2 – Ltb1 ● Công thức tính: DLG =

T2 – T1

Trong đó: DLG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài thân toàn phần của tôm (cm/con/ngày).

Ltb1 : chiều dài trung bình tôm đo lần trước (cm). Ltb2 : chiều dài trung bình tôm đo lần sau (cm). T2 – T1: khoảng thời gian giữa lần đo (ngày).

+ Tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài thân: ● Công thức tính: LL(%) = 100 1 1 2 − × tb tb tb L L L

+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của tôm (g/con/ngày). ● Công thức tính: DWG = 1 2 1 2 T T W Wtb tb − −

Trong đó: DWG: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của tôm (g/con/ngày).

Wtb1: Khối lượng trung bình tôm cân lần trước (g). Wtb2: Khối lượng trung bình tôm nuôi lần sau (g). T2 – T1: Khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày). + Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng tôm nuôi.

● Công thức tính: WW (%) = 100 1 1 2 x W W W TB tb tb

Trong đó: WW(%): Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng của tôm nuôi

Wtb1: Khối lượng trung bình tôm cân lần trước (g). Wtb2: Khối lượng trung bình tôm nuôi lần sau (g).

2.2.2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ sống

Sau 30 ngày thì bắt đầu xác định 1 lần, sau đó cứ 15 ngày thì xác định 1 lần.

Số tôm đánh được bình quân trong một chài (con) x Diện tích Tỷ lệ sống =

Diện tích chài ( m2) x ao( m2 ) x k

Trong đó : K là hệ số kinh nghiệm nếu :

- Nước sâu 1 m, chiều dài của tôm 6-7 cm, hệ số k = 1,4 - Nước sâu 1 m, chiều dài của tôm 8-9 cm, hệ số k = 1,2 - Nước sâu 1,2 m, chiều dài của tôm 6-7 cm, hệ số k = 1,5 - Nước sâu 1,2 m, chiều dài của tôm 8-9 cm, hệ số k = 1,3

2.2.2.5 Phương pháp xác định protein tổng số và các axit amin của tôm

- Xác định protein tổng số bằng phương pháp Kjeldalh theo tài liệu của Nguyễn văn Mùi [13] trên máy phân tích đạm tự động – UDK 132 Semi automatic Steam distilling Unit tại phòng hóa sinh – Protein Viện Công Nghệ Sinh học Việt Nam.

- Xác định axit amin bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) trên máy phân tích axit amin tự động HP – Aminoquan Series II (Do hãng Hewlett Packard của Đức cung cấp) bao gồm RP – 1090 WIN HPLC với Dio – Arrory Detector với hai hệ bước sóng: 338 nm cho các axit amin bậc 1 và 262 nm cho các axit amin bậc 2. Phần mềm HP – Chemstation để điều khiển và phân tích số liệu tại phòng Hoá sinh – Protein Viện Công Nghệ Sinh học Việt Nam.

- Năng suất (Kg/ha/vụ):

Sản lượng ( Kg ) Năng suất =

Diện tích ( ha ) - Hiệu quả kinh tế :

Tổng số thu – Tổng số chi phí sản xuất HQ =

Tổng diện tích nuôi Lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí.

2.2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng công thức thông thường:

+ Tính giá trị trung bình: X = n1 ∑ = n i Xi 1

Trong đó: X là giá trị trung bình.

Xi là giá trị thứ i của biến X.

n là số mẫu nghiên cứu.

+ Tính độ lệch bình quân: δ =± n X Xi n 2 ) ( 1 ∑ − , ( n≥30) δ =± 1 2 ) ( 1 − − ∑ n X Xi n , ( n< 30) + Tính sai số trung bình: mx = ± δn , ( n ≥ 30) mx = ± −1 n δ , ( n < 30) - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cuat tôm sũ (pennaaeus monodon) tại ao nuôi xã hưng hòa thành phố vinh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w