Bảng 3.5 Hàm lượng H2S trong các ao nuôi (mg/l)
Lần đo Ao 1 (TB ± SD) Ao 2 (TB ± SD) Ao 3 (TB ± SD) Ao 4 (TB ± SD) 1 0,01 ± 0,01 0,01 ± 0,025 0,01 ± 0,15 0,01 ± 0,03 2 0,015 ± 0,012 0,02 ± 0,02 0,016 ± 0,01 0,024 ± 0,02 3 0,02 ± 0,015 0,024 ± 0,023 0,021 ± 0,02 0,03 ± 0,023 4 0,03 ± 0,02 0,03 ± 0,03 0,032 ± 0,025 0,035 ± 0,03 5 0,05 ± 0,01 0,05 ± 0,024 0,04 ± 0,03 0,06 ± 0,031 6 0,04 ± 002 0,08 ± 0,02 0,05 ± 0,023 0,08 ± 0,04 7 0,06 ± 0,025 0,07 ± 0,026 0,06 ± 0,03 0,09 ± 0,03 8 0,07 ± 0,015 0,08 ± 0,03 0,07 ± 0,021 0,10 ± 0,024 9 0,08 ± 0,02 0,10 ± 0,01 0,08 ± 0,01 0,12 ± 0,03 10 0,05 ± 0,03 0,11 ± 0,032 0,06 ± 0,02 0,10 ± 0,04 11 0,07 ± 0,01 0,12 ± 0,028 0,07 ± 0,03 0,13 ± 0,035 12 0,08 ± 0,023 0,10 ± 0,034 0,09 ± 0,025 0,14 ± 0,02 13 0,10 ± 0,025 0,13 ± 0,04 0,11 ± 0,01 0,15 ± 0,025
Biểu đồ 3.5 Sự biến động hàm lượng H2S trong các ao nuôi.
Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 cho thấy:
Hàm lượng H2S biến động tăng dần theo thời gian nuôi. Tại các ao nuôi hàm lượng H2S tăng đột biến ở tháng nuôi cuối cùng, đặc biệt là ao 4 có lúc đạt tới 0,175 mg/l.
Hàm lượng H2S trong quá trình theo dõi dao động trong khoảng 0,01- 0,175 mg/l.
Hàm lượng H2S ở ao 2 và ao 4 cao hơn so với ao 1 và ao 3. Ở ao 4 hàm lượng H2S cao nhất, sau đó đến ao 2, tiếp theo là ao 3 và cuối cùng ao 1 có hàm lượng thấp nhất.
Khí H2S là một loại khí độc, được hình thành trong ao nuôi thủy sản chủ yếu do quá trình phân hủy các chất hữu cơ chứa lưu huỳnh hoặc quá trình sunphat hóa có tham gia của các vi khuẩn yếm khí.
H2S rất độc và hòa tan trong nước, khi H2S vào cơ thể nó chiếm đoạt oxy trong máu làm con vật chết ngạt. H2S làm tê liệt hệ thần kinh đồng thời gây chết tôm nếu nước trong ao nuôi có hàm lượng H2S cao quá . Khi hàm lượng H2S là 0,1-0,2 mg/l sẽ làm tôm có hiện tượng mất thăng bằng và chết khi H2S là 0,4 mg/l [24].
Hàm lượng H2S cho phép trong ao nuôi tôm là nhỏ hơn 0,03 mg/l và độc hơn khi pH xuống thấp [39]. Hàm lượng H2S biến động theo thời gian nuôi. Tại các ao nuôi hàm lượng H2S tăng cao ở tháng nuôi cuối cùng, đã ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm nuôi. song hàm lượng vẫn trong ngưỡng giới hạn cho phép (<0,2 mg/l). Nguyên nhân chủ yếu làm tăng hàm lượng H2S là do quá trình phân huỷ yếm khí của các chất hữu cơ thừa trong lớp bùn (thức ăn thừa, chất thải tôm, sinh vật chết…), ảnh hưởng của thời tiết, môi trường nước.
3.1.6 Độ kiềm
Bảng 3.6 Sự biến động độ kiềm trong ao (mg/l)
Lần đo Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 1 75,5 ± 4,2 82,3 ± 3,5 78,3± 4,4 84,1 ± 3,3 2 82,4 ± 3,6 88,5 ± 2,8 84,2 ± 4,1 89,2 ± 3,9 3 90,8 ± 4.0 93,4 ± 3,8 90,0 ± 3,4 94,0 ± 3,1 4 86,5 ± 3,7 90,7 ± 3,5 87,1 ± 4,7 91,3 ± 2,4 5 91,7 ± 3,2 95,2 ± 4,0 91,3± 2,6 95,0 ± 3,0 6 98,2 ± 2.9 102 ± 2,9 98,5 ± 3,0 103 ± 3,4 7 104,6 ± 3,1 108,8 ± 3,3 104,3 ± 3,2 110 ± 2,6 8 109,3 ± 3,4 113 ± 3,0 109,8 ± 2,9 114,7 ± 3,3 9 114 ± 4,1 119,4 ± 3,2 115 ± 3,4 119,2 ± 2,8 10 118,1 ± 3,2 123,7 ± 3,1 118,6± 3,6 124,5 ± 3,7 11 122 ± 3,3 128,6 ± 2,7 123,7 ± 4,0 130,2 ± 2,9 12 125,3 ± 2,8 132,2 ± 2,9 127,5 ± 3,1 134,9 ± 3,1 13 128,5 ±3,0 136,1 ± 3,4 132,3 ± 2,5 138,2 ± 2,2
Biểu đồ 3.6 Sự biến động độ kiềm trong ao.
Qua bảng số liệu 3.6 và biểu đồ 3.6 cho thấy:
Nhìn chung trong suốt vụ nuôi độ kiềm ở các ao nuôi có sự biến động khá lớn, dao động từ 67,3-135,9 mg CaCO3/l.
Độ kiềm các ao nuôi tăng dần theo thời gian nuôi từ đầu vụ đến cuối vụ. Độ kiềm có sự sai khác giữa ao nuôi, ở ao 1 và ao 3 cao hơn ở ao 2 và 4, ao 1 có độ kiềm cao nhất, ao 4 có độ kiềm thấp nhất.
Độ kiềm của nước là số đo tổng của cacbonat và bicacbonat chúng có tác dụng quan trọng trong nước thông qua khả năng làm giảm sự biến động của pH. Độ kiềm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi cho tôm.
Độ kiềm có vai trò rất quan trọng trong ao nuôi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lột xác, tạo vỏ của tôm và ổn định pH. Theo Nguyễn Trọng Nho (2000) độ kiềm thích hợp nhất đối với ao nuôi tôm Sú là 80-150 mg/l. Trong quá trình nuôi khi độ kiềm thấp < 80 mg/l, nên bón vôi Dolomit với liều lượng 150-200 kg hoặc sử dụng CaCO3 với liều lượng giảm một nửa [19].
Độ kiềm giảm ở thời điểm bổ sung nước hoặc lúc trời mưa to, độ kiềm đạt mức cao khi các ao thường xuyên sử dụng các loại hóa chất như vôi, Dolomite. 3.1.7 Độ mặn Bảng 3.7 Sự biến động độ mặn trong ao (‰) Lần đo Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 1 23,2 ± 1,2 21,5 ± 1,6 22,3 ± 1,4 21,0 ± 2,3 2 22,4 ± 1,9 18,7 ± 1,7 20,9 ± 1,5 18,5 ± 2,1 3 23,4 ± 1,8 20,3 ± 1,8 21,5 ± 2,0 20,4 ± 1,6 4 21,6 ± 2,2 18,1 ± 2,5 19,5 ± 2,7 18,3 ± 2,4 5 20,2 ± 1,3 17,5 ± 2,1 18,4 ± 2,3 17,3 ± 2,3 6 22,0 ± 2,1 19,0 ± 1,4 19,8 ± 1,6 18,0 ± 1,5 7 19,6 ± 1,8 17,1 ± 2,0 18,0 ± 2,0 16,9 ± 2,1 8 17,8 ± 2,5 15,4 ± 1,9 17,2 ± 1,6 15,0 ± 1,8 9 18,3 ± 1,7 16,0 ± 1,5 17,7 ± 2,1 16,3 ± 1,6 10 16,5 ± 1,5 14,5 ± 1,3 16,0 ± 1,5 14,8 ± 1,5 11 15,0 ± 1,3 13,0 ± 1,6 14,5± 1,4 13,5 ± 1,7 12 13,7 ± 1,2 12,6 ± 1,4 13,3 ± 1,7 12,3 ± 1,3 13 12,3 ± 1,4 11,4 ± 1,2 12,1 ± 1,3 11,0 ± 1,2
Biểu đồ 3.7 Sự biến động độ mặn trong các ao nuôi
Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.7 cho thấy:
Độ mặn giảm dần từ đầu vụ nuôi đến cuối vụ nuôi nhưng phần lớn giao động trong khoảng từ 9,8-24,4 ‰ .
Riêng vào tháng nuôi thứ 4 độ mặn ở ao 4 hạ thấp xuống, có những ngày chỉ đạt 9,3 ‰.
Độ mặn trong các ao nuôi 1 và 3 cao hơn ao 2 và 4.
Độ mặn là yếu tố sinh thái có quan hệ mật thiết với đời sống thủy sinh vật. Mỗi loài thủy sinh vật đều sống ở những giới hạn độ mặn thích hợp. Mỗi giai đoạn phát triển của tôm đều có khoảng thích hợp độ mặn khác nhau.
Valencia (1977) cho rằng nhiệt độ và độ mặn tạo nên sự ảnh hưởng kết hợp tới tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của tôm [32]. Cũng theo Valencia, các loài tôm như p.monodon, p.japonicus có tỷ lệ sống cao ở nhiệt độ trung bình cao và độ mặn thấp. Nhưng sinh trưởng nhanh hơn ở nhiệt độ trung bình cao và độ mặn thấp [34].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới chu kỳ lột xác của tôm Sú giống. Manick (1979) nhận thấy tôm Sú nuôi trong ao có độ mặn 30-40 ‰ có chu kỳ lột xác dài hơn trong ao có độ mặn 15-20 ‰ [34].
Theo Tạ Khắc Thường trong quy trình nuôi tôm Sú Chen Kong Jung và G.William đề nghị nuôi tăng dần theo độ mặn [26].
- Độ mặn 15 ‰ trong 95 ngày đầu
- Độ mặn 15 ‰ -20 ‰ từ ngày nuôi 95-105 - Độ mặn 20 ‰-25‰ từ ngày nuôi 105-120 - Độ mặn 25 ‰-30 ‰ từ ngày nuôi 120-140
Khi độ mặn cao ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm do phải kéo dài chu kỳ lột xác, từ đó làm giảm năng suất nuôi. Mặt khác, độ mặn càng cao càng làm tăng khả năng nhiễm bệnh do các vi khuẩn gây bệnh cho tôm phát triển thuận lợi ở độ mặn cao. Vì vậy trong ao nuôi độ mặn thích hợp cho tôm Sú là 18-20 ‰ và độ mặn biến thiên tốt nhất nhỏ hơn tỷ lệ 5 ‰ /ngày.
Độ mặn giảm dần từ đầu vụ nuôi đến cuối vụ nuôi nhưng phần lớn giao động trong khoảng từ 11-23 ‰. Sự giảm độ mặn này do đặc điểm chế độ thuỷ triều ở vùng này độ mặn cao vào các tháng 3-4 dương lịch và sau đó giảm dần qua các tháng tiếp theo. Sự khác nhau về độ mặn ở các ao được giải thích là do chế độ trao đổi nước là khác nhau. Ở ao 2 và 4 được trao đổi nước nhiều hơn và như vậy độ mặn phụ thuộc vào nguồn nước.
Theo tiêu chuẩn ngành của Bộ thuỷ sản: Độ mặn thích hợp cho tôm Sú phát triển nằm trong khoảng 10-25 ‰. Độ mặn lý tưởng cho tôm Sú phát triển là 18-20 ‰ [1]. Như vậy độ mặn trong thời gian nghiên cứu nằm trong khoảng thích hợp của tôm nuôi.