Hoạt động săn bắt

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống vật chất,tinh thần của dân tộc mường ở huyện lang chánh(tỉnh thanh hoá) từ năm 1945 đến năm 2009 (Trang 62 - 63)

B. Nội dung

2.2.4. Hoạt động săn bắt

Cho đến trớc công cuộc đổi mới, cộng đồng ngời Mờng ở Lang Chánh vẫn duy trì các phờng săn trong làng bản. Thành viên của các phờng săn là những ngời đàn ông trong bản. Mỗi phờng săn có từ 10 - 15 con chó săn. Mỗi phờng săn thờng có 5 - 7 tay súng nếu nhiều thì 9 - 11 tay súng, ngời Mờng kiêng không dùng số chẵn mà chỉ dùng số lẽ. Dụng cụ để săn bắn của ngời Mờng gồm: Lới, cung tên, gậy gộc, súng tự chế (súng kíp, súng hoả mai). Đây là hình thức sắn tập thể thờng đợc tiến hành vào dịp nông nhàn, trăng sáng. Mặc dù không mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhng hoạt động săn bắn của cộng đồng ng- ời Mờng ở Lang Chánh góp phần không nhỏ trong việc củng cố tinh thần đoàn kết, chống lại sự phá hoại của thú rừng đối với nơng rẫy…

Trớc khi đi săn ông trởng phờng bắn một phát súng chỉ thiên báo hiệu để tập trung ngời và chó săn, sau khi tập trung đông đủ, ông trởng phờng săn đặt một đĩa trầu, một long rợu lên bàn thờ nỏ (bàn thờ ông tổ nghề săn) và khấn, sau khi khấn song thì đánh ba tiếng cồng rồi xuất phát.

Trong cuộc săn tập thể, theo luật tục ngời trực tiếp hạ gục con thú, đợc h- ởng riêng cái thủ gọi là lấy đầu may, số thịt mang về cúng báo với tổ tiên, sau đó đem chia đều cho các thành viên trong đoàn đi săn

Ngoài săn bắn tập thể, còn có săn cá nhân, hay còn gọi là săn rình, ngời M- ờng gọi là “ti pành trem” thờng đợc tiến hành vào ban đêm. Ngoài ra đồng bào còn dùng bẫy với các loại chủ yếu nh bẫy gà, bẫy nai, bẫy hổ. So với hoạt động săn bắn trớc1945 thì cơ bản ngời Mờng vẫn sử dụng các loại bẫy nh: bẫy sập,

bẫy phóng, bẫy thòng lọng để bắt thú song về cách thức và chất liệu thì hiện… đại hơn nhiều chẳng hạn nh trớc đây bẫy sập, bẫy phóng thờng đợc làm bằng gỗ thì nay chủ yếu làm bằng sắt thép, nhạy hơn hiệu qủa hơn. Hoặc nh bẫy thòng lọng trớc đây chủ yếu bằng các loại dây có sẵn trong rừng thì nay đợc sử dụng bằng dây thép dây cớc bền chắc hơn. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 70 đầu 80 nguồn rừng tự nhiên ở Lang Chánh bị cạn kiệt nghề săn bắn của đồng bào cũng giảm dần, không còn phát triển nh trớc.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống vật chất,tinh thần của dân tộc mường ở huyện lang chánh(tỉnh thanh hoá) từ năm 1945 đến năm 2009 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w