Hoạt động buôn bán trao đổi

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống vật chất,tinh thần của dân tộc mường ở huyện lang chánh(tỉnh thanh hoá) từ năm 1945 đến năm 2009 (Trang 33 - 34)

B. Nội dung

1.2.3. Hoạt động buôn bán trao đổi

Lang Chánh là một huyện vùng cao, nền kinh tế hàng hoá phát triển chậm và cha đồng đều, nhiều địa phơng sản xuất còn lạc hậu, điểm xuất phát của nền kinh tế còn tháp, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, trình đọ dân trí cha cao....

Từ năm 1945 trở về trớc , nền kinh tế Lang Chánh về cơ bản là nền kinh tế tiểu nông, mang tính tự cung tự cấp trong đó kinh tế nông nghiệp (trớc hết là trồng trọt và canh tác nơng rẩy) kết hợp với hoạt động săn bắn hái lợm là chủ đạo, còn hoạt động buôn bán chợ búa cũng chỉ là thứ yếu có tính chất bổ trợ trong thời gian nông nhàn. Tuy nhiên do nhu cầu thực tiễn, hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hoá dới nhiều hình thức ở tất cã các bản làng trên địa bàn Lang Chánh vẫn diễn ra thờng nhật.

Địa bàn Lanh Chánh có vị trí địa lý, địa hình rất khó khăn và phúc tạp, vì vậy dẫn đến những hạn chế về giao lu, giao thơng nội vùng cũng nh ngoại vùng. Khi đó đờng bộ cha phát triển thì sự liên hệ giữa các bản làng trong huyện với nhau là những con đờng mòn men đồi và men khe suối. Ngoài những con đờng mòm truyền thống, dòng sông Âm cũng góp phần quan trọng, trở thành một tuyến đờng thuỷ nối liền một dải dọc huyện Lang Chánh và cũng đồng thời là con đờng thuỷ duy nhất để nhân dân một số bản làng ven sông có thể đi lại giao lu, giao thơng với một số huyện nh Ngọc Lặc, Thọ Xuân.

ở các bản làng bên cạnh việc trao đổi truyền thống vật đổi vật ngang giá. Sản phẩm chủ yếu dùng để trao đổi và buôn bán chủ yếu là những sản phẩm l- ơng thực họ tự làm ra nh lúa, ngô, sắn... và những hàng lâm sản khai thác đợc ngay trong địa bàn sinh sống nh : măng, mộc nhĩ, nấm hơng, mật ong.... Trớc khi ngời kinh ở dới đồng bằng lên đây tiến hành giao lu, trao đổi buôn bán thì những sản phẩm này ngời ta chủ yếu dùng để trao đổi giữa các gia đình với nhau, hay giữa bản nay với bản khá, mờng này với mờng khác. Kể từ khi ngời Kinh lên đây, chủ yếu là vào đầu thế kỷ XX thì những sản phẩm này thì ngời Kinh rất u chuộng. Họ đi lẽ, hoặc đi thành tốp đi theo đờng bộ hoặc đờng sông đến các bản làng đổi dầu, đèn, mắn, muối, cá khô...để lấy các sản phẩm của địa phơng mang về.

Nhìn chung hoạt đọng giao thơng của ngời Mờng ở huyện Lang Chánh nói riêng và của đồng bào trên toàn huyện Lang Chánh nói chung, chủ yếu là giao lu buôn bán mang tính chất nội địa, với hình thức hàng đổi hàng và chủ yếu cũng chỉ diễn ra ở những thôn , bản có điều kiện địa lý gần kề nhau. dù rằng cũng đã có sự xuất hiện của ngời Kinh đến đây để giao lu trao đổi, buôn bán nhng không đáng kể và cũng chỉ trong phạm vi những nơi có điều kiện đi lại thuận lợi.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống vật chất,tinh thần của dân tộc mường ở huyện lang chánh(tỉnh thanh hoá) từ năm 1945 đến năm 2009 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w