kinh tế của các ao nuôi
3.5.1.Hệ số chuyển hoá thức ăn của tôm thẻ chân trắng tại các ao nuôi
85,98%
84,63%
82,17%
Bảng 3.23. Chuyển hoá thức ăn của các ao nuôi
Ao nuôi Hệ số chuyển hoá (FCR)
A1 1,103
A2 1,213
A3 1,247
A4 1,302
Hình 3.15. So sánh tỷ lệ hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của các ao nuôi
Qua bảng 3.20 và biểu đồ trên cho ta thấy, tại cơ sở nuôi, việc quản lý và hệ số chuyển đổi thức ăn được tiến hành đúng theo quy trình rất chặt chẽ, do vậy việc lãng phí thức ăn được xem là không đáng kể.
Một điều đáng tiếc trong quá trình nghiên cứu dề tài này là chúng tôi chỉ tính được lượngthức ăn công nghiệp được sử dụng để cho ăn còn thắc ăn tự nhiện và các loại thức ăn tươi sống chưa thực hiện tính toán được. Do đó hệ số chuyển đổi thức ăn ở đây chỉ có ý nghĩa với thức ăn công nghiệp.
Kết quả thu được cho thấy hệ số FCR thay đổi theo từng giai đoạn nuôi. Tháng thứ hai hệ số FCR nhỏ nhất do thời điểm này tôm tăng trưởng nhanh nhất. Trong đó môi trường ao nuôi năm đầu có hệ số thấp hơn 2 ao nuôi nhiều năm (FCR là 1,103 ở ao nuôi A1, 1,213 ở ao nuôi A2; Môi trường ao nuôi nhiều năm ở ao nuôi A3 là 1,247; ở ao A4 có hệ số chuyển đổi là 1,302).
Từ kết quả so sánh hệ số FCR của 4 ao nuôi có thể kết luận rằng hệ số FCR phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi, lượng thức ăn sử dụng cũng chỉ mang tính chất tương đối do việc xác định lượng thức ăn thừa trong ao nuôi gặp nhiều khó khăn. Như vậy việc lựa chọn loại thức ăn có chất lượng tốt, giúp tôm tăng trưởng nhanh là rất quan trọng nhằm giảm hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), từ đó nâng cao lợi nhuận nuôi tôm.
Như vậy, sự tiêu tốn thức ăn được xếp thứ tự là A1< A2<A3< A4, giao động từ 1,103 đến 1,302. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Văn Trí (2005) là 1,0 - 1,35[28] và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 1,62 và tại Tiền Giang 1,82 [8], [9].