trong ao nuôi nhiều năm.
3.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của tôm thẻ chân trắng ao nuôi A3
Kết quả theo dõi khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối ở ao nuôi A3 được trình bày qua bảng 3.13 và hình 3.4.
Bảng 3.13. Khối lượng trung bình của tôm ở các nghiệm thức (g/con) Ngày nuôi Khối lượng (g/con)(m ± δ) Tốc độ tăng trưởng (%)
30 2,17 ± 0,02 40 4,31 ± 0,03 9,862 50 6,51 ± 0,05 5,104 60 8,86 ± 0,24 3,610 70 10,88 ± 0,07 2,280 80 12,45 ± 0,03 1,443 90 13,44 ± 0,04 0,795
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối
về khối lượng tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi A3. Khối lượng (g/con)
Tốc độ %
Tại ao nuôi A3, ở giai đoạn tôm 30 ngày tuổi khối lượng tôm trung bình trung bình đạt 2,17 g/con và sau 90 ngày tuổi khối lượng tôm đạt 13,44 g/con.
Tốc độ tăng trưởng Cv (%) đạt cao nhất ở thời kỳ tôm 30-40 ngày tuổi (9,826%), tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm dần và ở thời kỳ 90 ngày tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,795%.
3.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng ở ao nuôi A4
Theo dõi tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (Cv %) nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của tôm trong từng giai đoạn khác nhau so với kết quả của ao nuôi vụ đầu (A1, A2). Kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng được trình bày qua bảng 3.14 và hình 3.5.
Bảng 3.14. Khối lượng trung bình và tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng trong ao nuôi A4
Ngày nuôi Khối lượng(m ± δ) Tốc độ tăng trưởng (Cv %)
30 2,08 ± 0,03 40 4,14 ± 0,02 9,904 50 6,26 ± 0,05 5,121 60 8,28 ± 0,02 3,227 70 9,91± 0,03 1,969 80 10,88 ± 0,05 0,979 90 11,68 ± 0,08 0,735
Khối lượng (g/con) Tốc độ %
Hình 3.5. Mối quan hệ giữa khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối về
khối lượng trong ao nuôi A4.
Qua đồ thị 3.5 có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng của tôm khác nhau theo từng giai đoạn. Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nhưng ở những thời điểm khác nhau thì tốc độ tăng trưởng của tôm cũng khác nhau. Tôm tăng trưởng nhanh dần từ đầu đến giai đoạn 40 ngày tuổi và chậm hơn cho đến hết vụ nuôi, khối lượng tôm trung bình ở giai đoạn từ 30 ngày tuổi đạt 2,08g và sau 90 ngày tuổi tôm đạt 11,68 gam/con. Tốc độ tăng trưởng Cv (%) cao nhất ở thời kỳ tôm 30-40 ngày tuổi (9,904%), sự tăng trưởng trong giai đoạn này tăng trưởng cao nhất so với 3 ao nuôi còn lại, tuy nhiên càng về sau, tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm dần và ở thời kỳ tôm 90 ngày tuổi chỉ đạt 0,735% thấp hơn so với các ao nuôi năm đầu. Như vậy kết quả thu được ở ao nuôi nhiều năm ao A4 (90 ngày tuổi: 11,68gam/con) thấp hơn so với kết quả thu được ở 2 ao nuôi vụ đầu (A1: 16,43gam/con; A2: 15,24gam/con).
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên chỉ tiêu về khối lượng tại các ao khác nhau ta có thể có bảng so sánh sau:
Bảng 3.15. So sánh khối lượng trung bình của tôm nuôi giữa các ao nuôi
Ngày nuôi Khối lượng trung bình của 4 ao nuôi Ao nuôi vụ đầu Ao nuôi nhiều vụ
A1 A2 A3 A4 30 2,38 ± 0,02 2,25 ± 0,05 2,17 ± 0,02 2,08 ± 0,03 40 4,56±0,04 4,33±0,03 4,31±0,03 4,14±0,02 50 7,09±0,04 6,72±0,03 6,51±0,05 6,26±0,05 60 9,67±0,11 9,29±0,02 8,86±0,24 8,28±0,02 70 12,20±0,01 11,55 ±0,17 10,88 ±0,07 9,91 ±0,03 80 14,41±0,03 13,60±0,03 12,45±0,03 10,88±0,05 90 16,43±0,08 15,24±0,10 13,44±0,04 11,68±0,08
Khối lượng (gam/con)
Hình 3.6. So sánh sự tăng trưởng khối lượng trung bình của tôm nuôi giữa các ao (theo ngày tuổi)
Từ những kết quả trên chúng tôi nhận xét rằng: Giai đoạn trước 30 ngày tuổi, khối lượng trung bình của tôm trong cao ao nuôi không có sự sai khác. Khối lượng tôm nuôi bắt đầu khác biệt giữa các ao nuôi bắt đầu 40 ngày tuổi, ao nuôi A1 có khối lượng trung bình cao nhất, ao nuôi A4 có khối lượng trung bình thấp nhất và duy trì đến cuối vụ nuôi.
Như vậy, sự tăng trưởng về khối lượng của tôm thẻ chân trắng thương phẩm chịu ảnh hưởng của môi trường ao nuôi. 60, 70, 80 ngày tuổi, khối lượng trung bình ở các ao nuôi là A1> A2 >A3 >A4.
- Sau 90 ngày tuổi, khối lượng trung bình các ao nuôi là A1> A2 > A3 > A4. Ao nuôi A1 16,43 (g/con) là cao nhất, khối lượng trung bình ở ao A4 thấp nhất (11,68g/con). Sự sai khác giữa ao nuôi A1 (16,43 g/con) so với A2 (15,24 g/con) là không nhiều.
Qua các đồ thị trên ta thấy, khối lượng trung bình ở giai đoạn đầu tăng trưởng hầu như gần bằng nhau giữa các ao, tăng trưởng bình quân của các ao nuôi trong giai đoạn đầu tăng nhanh nhưng càng về cuối vụ thì tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng về khối lượng ở ao nuôi năm đầu cao hơn so với 2 ao nhiều năm trong suốt quá trình nuôi, giai đoạn đầu tôm lớn nhanh vì môi trường trong ao nuôi đảm bảo đúng tiêu chuẩn cho phép, càng về sau môi trường biến động mạnh, ao bị nhiễm bẩn bởi một số hoá chất và thức ăn dư thừa tồn dư trong ao.
Trong 90 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng bình quân 2 ao nuôi vụ đầu (A1, A2) cao hơn so với 2 ao nuôi nhiều năm (A3, A4) cụ thể là: ao A1: 16,41 gam/con; A2: 15,24 gam/con; A3: 13,44 gam/con, A4: 11,68 gam/con.
Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nghịch với thời gian nuôi và khối lượng cá thể. Từ đó ta có biểu đồ so sánh khối lượng giữa các ao nuôi như sau:
Hình 3.7. So sánh khối lượng trung bình giữa các ao nuôi khi tôm đạt 90
ngày tuổi