Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh học của tôm thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boon,1931) tại ao nuôi ở xã quỳnh xuân, huyện lưu, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 33 - 45)

tiêu sinh học của tôm thẻ chân trắng

Kiểm soát các yếu tố môi trường là một trong những việc quan trọng không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm. Điều kiện cần thiết cho một ao nuôi

có thể đạt năng suất cao đó là môi trường nước phải phù hợp với sự phát triển của tôm nuôi. Sự thay đổi đột ngột của một yếu tố môi trường có thể làm thay đổi các yếu tố khác. Môi trường xấu tôm sinh trưởng chậm và nếu vượt quá sức chịu đựng thì sẽ gây sốc, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất tôm nuôi. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã chọn những ao nuôi ở các nghiệm thức được chuẩn bị giống nhau về mọi khía cạnh như diện tích, độ sâu, nguồn nước…cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chế độ chăm sóc quản lý như nhau đối với tất cả các ao nuôi. Điều này rất quan trọng và cần thiết để xác định xem môi trường ao nuôi ở các nghiệm thức nhằm đảm bảo mức độ chính xác của thí nghiệm khi so sánh giữa hai loại ao nuôi năm đầu và ao nuôi nhiều năm với nhau. Lịch trình theo dõi, kiểm soát môi trường phụ thuộc vào từng yếu tố nhất định. Các yếu tố quan trọng và có mức độ biến động lớn như nhiệt độ, oxy, pH được đo 2 lần hằng ngày trong suốt quá trình nuôi tôm. Độ mặn, độ kiềm và độ trong được đo 10 ngày một lần. Kết quả theo dõi môi trường được tổng hợp theo từng yếu tố và có những biến động khác nhau.

Bảng 3.1. Đặc điểm thích nghi của Tôm thẻ chân trắng

với một số yếu tố môi trường [13]

Thứ tự Chỉ tiêu Khả năng thích ứng Khoảng thích ứng nhất 1 Nhiệt độ(0C) 18- 370C 25 - 320C

3 pH 7,0- 9,0 7,5 - 8,5

4 oxy hoà tan 4 - 8 mg/l < 4 mg/l

5 độ kiềm 100 - 250 mg/l 100 - 150 mg/l 6 độ trong 30 - 50 cm 30 - 40 7 NH4 0,4 8 NH3 < 0,1 mg/l 9 H2S < 0,002 mg/l 10 BOD 5- 30 mg/l 11 COD < 6 mg/l

12 Màu nước Xanh lục, xanh chuối Vỏ đậu màu mận chín.

3.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của động vật thủy sản nói chung và của tôm nói riêng. Sự biến động nhiệt độ trong các ao nuôi được trình bày ở bảng sau đây:

Bảng 3.2. Sự biến động của nhiệt độ ở các ao nuôi (oC) Ao nuôi

Ngày nuôi

A1 A2 A3 A4

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ 30 19,6 ± 1,3 22,3 ± 1,4 19,7 ± 1,4 22,3 ± 1,4 19,6 ± 1,2 22,5 ± 1,3 19,6 ± 1,2 22,3 ± 1,4 40 24 ± 2,2 26,9 ± 2,4 24 ± 2,3 27 ± 2,3 24 ± 2,2 26,8 ± 2,4 24 ± 2,2 27 ± 2,3 50 25,2 ± 2,1 28,2 ± 1,9 25,1 ± 2,0 28,2 ± 2,1 25,2 ± 2 28,2 ± 2 25,1 ± 2,1 28 ± 2,4 60 25,3 ± 2,1 28,2 ± 1,9 25,3 ± 2 28 ± 2,3 25,3 ± 2 28,2 ± 2 25,3 ± 2 28 ± 2,3 70 28,7 ± 1,3 31,4 ± 0,8 28,6 ± 0,8 31,3 ± 0,7 28,5 ± 0,8 31,5 ± 1 28,5 ± 0,8 31,3 ± 0,7 80 28,7 ± 1,3 31,5 ± 1 28,8 ± 1,3 31,7 ± 0,9 28,5 ± 0,9 31,4 ± 1 28,5 ± 0,9 31,7 ± 0,9 90 29,1 ± 1 32,1 ± 0,9 29,3 ± 0,9 32,2 ± 0,9 29 ± 0,8 32,9 ± 0,8 29 ± 0,8 32,8 ± 0,9

Qua bảng cho thấy nhiệt độ trong các ao nuôi ở các nghiệm thức thay đổi theo thời gian, ban đầu nhiệt độ thấp hơn và có sự chênh lệch khá lớn, về sau nhiệt độ tăng dần và ổn định hơn. Tuy nhiên nhiệt độ ao nuôi trong các nghiệm thức tương đối đồng đều, sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các ao nuôi chênh lệch không lớn (<1oC). Sự biến động nhiệt độ chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết vì các ao nuôi có diện tích và độ sâu giống nhau. Nhiệt độ ban đầu vụ nuôi có khi xuống thấp và một số ngày cuối vụ nuôi có cao hơn ngưỡng thích hợp nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Nhìn chung nhiệt độ trong suốt vụ nuôi tương đối thuận lợi, không trở ngại cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Nhiệt độ trong các ao nuôi giao động từ 19,6oC đến 32,9oC, theo Nguyễn Anh Tuấn (1994)[32] khoảng nhiệt độ lý tưởng cho các loài tôm là 25 - 320C, ngoài nhiệt độ này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm Nhiệt độ cao hơn 320C hoặc thấp hơn 250C thì khả năng bắt mồi của tôm sẽ giảm 20- 50%. Như vậy qua bảng trên ta thấy, nhiệt độ ở môi trường ao nuôi mới (A1,A2) ổn định hơn môi trường ao nuôi nhiều năm (A3, A4), mức dao động ở ao nuôi mới nằm trong ngưỡng nhiệt phát triển của tôm thẻ chân trắng.

3.1.2 Độ mặn

Độ mặn là yếu tố đặc trưng theo từng vùng nuôi, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước cấp và điều kiện thời tiết. Kết quả theo dõi độ mặn được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.1.

Bảng 3.3. Kết quả theo dõi độ mặn ở các ao nuôi (‰) Ao nuôi A1 A2 A3 A4 X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ 30 18,8 ± 0,5 18,7 ± 0,4 18,9 ± 0,6 18,9 ± 0,4 40 18,9 ± 0,4 18,9 ± 0,5 18,8 ± 0,3 19,8 ± 0,6 50 18,7 ± 0,4 19,0 ± 0,5 18,9 ± 0,4 19,9 ± 0,7 60 19,2 ± 0,5 19,2 ± 0,4 19,7 ± 0,6 20,8 ± 0,5 70 20,4 ± 0,7 20,8 ± 0,7 20,5 ± 0,6 21,2 ± 0,8 80 21,3 ± 0,8 21,4 ± 0,7 21,6 ± 0,8 22,1 ± 0,9 90 22,9 ± 1 23,4 ± 1 23,1 ± 0,8 23 ± 1

Hình 3.1. Diễn biến độ mặn của các ao nuôi

Độ mặn trong ao nuôi tôm biến động rất phức tạp, phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều, lượng mưa, bốc hơi và khả năng thay nước của ao. Yếu tố này ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tôm, đồng thời ảnh hưởng đến tính đệm pH của nước ao [12]. Độ mặn tại khu vực thí nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp (18,7 - 23,4‰) do chủ động được nguồn nước biển và nước ngọt. Đây là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của tôm (theo Wyban & Sweeny, 1991) thì khoảng độ mặn thích hợp cho tốc độ tăng

trưởng là 7- 34‰ [34]. Ban đầu độ mặn được điều chỉnh ở mức phù hợp, tháng đầu tiên dao động từ 18 – 20‰, dao động về độ mặn giữa các ngày trong tháng là không lớn. Độ mặn tăng dần theo thời gian và kết thúc vụ nuôi độ mặn cao nhất đo được là 23,4‰. Sự tăng độ mặn như vậy là do càng về sau nhiệt độ tăng làm lượng nước bốc hơi nhiều, các ao nuôi được cấp thêm nước biển nhiều hơn. Độ mặn ao nuôi ở các ao nuôi năm đầu thường thấp hơn ao nuôi nhiều năm trong suốt vụ nuôi, sự chênh lệch là không lớn giữa các ao vì có chế độ cấp và thay nước thường xuyên.

3.1.3. pH

pH là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Do đó trong quá trình nuôi cần tiến hành kiểm tra pH hàng ngày ít nhất 2 lần vào thời điểm 6-7 giờ và 14-15 giờ hàng ngày. pH buổi chiều thường cao hơn buổi sáng và buổi tối. pH tối ưu nhất là 7,5 - 9,0. Sự biến động lớn pH trong ngày và trong tuần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gây sốc cho tôm, làm cho tôm bỏ ăn và yếu đi. pH ngoài tác động trực tiếp còn tới đời sống của tôm nuôi còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của tôm do pH có liên quan đến độc tính của một số khí độc như NH3 và H2S. Khi pH giảm thấp sẽ làm tăng tính độc của H2S. Khi nồng độ H2S thấp (< 0,001 mg/l) gián tiếp gây độc thông qua việc tiêu hao oxy trong nước. Khi nồng độ H2S đạt 0,003mg/l thì sẽ gây sốc cho tôm nuôi (Shweedler, 1985).

pH được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước do sự biến động của pH ảnh hưởng đến những chỉ tiêu khác, sự thay đối bất thường của pH có thể gây những tác hại cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. pH được theo dõi 2 lần hằng ngày từ đầu đến cuối vụ nuôi. Kết quả theo dõi pH được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả theo dõi pH ở các ao nuôi.

Ao nuôi Ngày

A1 A2 A3 A4

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ 30 8,6 ± 0,2 8,9 ± 0,3 8,5 ± 0,3 8,3 ± 0,5 8,3 ± 0,5 8,7 ± 0,1 8,5 ± 0,2 8,8 ± 0,3 40 8,4 ± 0,3 8,6 ± 0,4 8,3 ± 0,4 8,3 ± 0,2 8,1 ± 0,2 8,6 ± 0,3 8,4 ± 0,3 8,6 ± 0,2 50 8,0 ± 0,3 8,3 ± 0,2 8,0 ± 0,3 7,7 ± 0,3 7,8 ± 0,3 8,0 ± 0,4 7,9 ± 0,5 8,1 ± 0,4 60 7,9 ± 0,2 8,2 ± 0,2 8,1 ± 0,3 7,8 ± 0,3 7,0 ± 0,3 8,0 ± 0,4 7,9 ± 0,5 8,1 ± 0,4 70 7,9 ± 0,2 8,0 ± 0,1 7,7 ± 0,2 7,9 ± 0,5 7,8 ± 0,5 8,3 ± 0,2 7,5 ± 0,4 8,0 ± 0,5 80 8,0 ± 0,1 8,2 ± 0,3 8,1 ± 0,4 8,1 ± 0,2 8,1 ± 0,2 8,2 ± 0,5 8,0 ± 0,2 8,2 ± 0,3 90 7,9 ± 0,2 8,1 ± 0,2 8,1 ± 0,5 8,2 ± 0,2 8,0 ± 0,3 8,2 ± 0,4 8,0 ± 0,3 8,2 ± 0,4

3.1.4 Oxy

Oxy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm cũng như các sinh vật khác. Một ao nuôi ở hệ thống nuôi năng suất cao việc duy trì hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho tôm. Oxy được đo hằng ngày nhằm theo dõi, đánh giá khả năng hô hấp, tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thức ăn của tôm. Kết quả theo dõi oxy được trình bày ở bảng 3.5.

Ban đầu hàm lượng oxy được duy trì ở mức thích hợp (4,5 – 8 mg/l trong tháng đầu tiên) vì ở thời điểm này vật chất tiêu hao oxy trong nước vẫn còn ít, ao nghèo dinh dưỡng. Do các ao nuôi với mật độ tương đối cao (140con/m2) nên hàm lượng oxy ở giai đoạn cuối vụ nuôi là tương đối thấp, buổi sáng thấp nhất là 3,5mg/l và cao nhất vào buổi chiều cũng chỉ đạt ở mức 6 mg/l. Điều này có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ tăng trưởng của tôm ở giai đoạn cuối vụ nuôi. Thay nước và tăng cường thời gian chạy quạt là biện pháp tốt nhất đã được sử dụng để giữ hàm lượng oxy không quá thấp nhằm tránh gây sốc và vẫn đảm bảo cho sự phát triển bình thường của tôm. Hàm lượng oxy ở các ao nuôi năm đầu từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi đều cao hơn ao nuôi nhiều năm, mức độ dao động oxy trong suốt vụ nuôi đều nằm trong mức cho phép để tôm sinh trưởng và phát triển.

Bảng 3.5. Hàm lượng oxy ở các nghiệm thức (mg/l)

Ao nuôi Ngày

A1 A2 A3 A4

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ X ± δ 30 5,1 ± 0,3 7,2 ± 0,5 5,1 ± 0,4 5 ± 0,3 4,9 ± 0,2 7,3 ± 0,3 4,9 ± 0,4 7,1 ± 0,3 40 5,0± 0,2 7,0 ± 0,3 5,0 ± 0,4 4,9 ± 0,2 4,9 ± 0,3 7,0 ± 0,2 4,9 ± 0,3 7,3 ± 0,2 50 5 ± 0,3 6,9 ± 0,4 4,9 ± 0,3 4,9 ± 0,3 5,0 ± 0,3 7,1 ± 0,2 5,0 ± 0,3 7,3 ± 0,2 60 4,7 ± 0,3 6,6 ± 0,4 4,5 ± 0,3 4,8 ± 0,3 4,8 ± 0,3 6,5 ±0,5 4,8 ± 0,3 6,4 ±0,5 70 4,4 ± 0,3 6,4 ± 0,4 4,3 ± 0,3 4,5 ± 0,4 4,5 ± 0,4 5,8 ± 0,4 4,5 ± 0,4 5,7 ± 0,4 80 4 ± 0,2 5,4 ± 0,3 3,9 ± 0,4 4,1 ± 0,3 4,3 ± 0,3 5,4 ± 0,3 4,3 ± 0,3 5,5 ± 0,3 90 3,8 ± 0,3 4,7 ± 0,3 3,7 ± 0,2 3,8 ± 0,2 3,7 ± 0,4 4,8 ± 0,3 3,7 ± 0,4 4,7 ± 0,2

3.1.5. Độ kiềm

Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự biến động pH, hạn chế các chất độc trong ao nuôi. Duy trì độ kiềm thích hợp trong suốt vụ nuôi là rất cần thiết cho sự ổn định của ao nuôi và sự phát triển bình thường của tôm. Trong quá trình thí nghiệm độ kiềm được đo theo chu kỳ 10 ngày một lần. Kết quả theo dõi độ kiềm được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Độ kiềm trung bình ở các ao nuôi (mg/l) Ao nuôi

Đợt

Diễn biến độ kiềm trong ao nuôi A1 X ± δ A2 X ± δ A3 X ±δ A4 X ± δ 30 89,3 ± 3,1 94,0 ± 3,6 105 ± 10,5 103,8 ± 10,3 40 99,3 ± 1,2 89,3 ± 3,1 100 ± 9,3 102,6 ± 7,9 50 102,1 ± 0,2 99,0 ± 0,2 98,3 ± 0,3 99,2 ± 0,2 60 103 ± 5,8 109,0 ± 6,6 94,6 ± 8,3 96,0 ± 7,3 70 124 ± 5,3 135,0 ± 5,0 92 ± 12,07 93,3 ± 11,1 80 132,7 ± 4,0 117,0 ± 3,5 90,8 ± 6,1 92,6 ± 6,4 90 133,3 ± 5,8 130,0 ± 5,0 90,6 ± 7 92,0 ± 6,7

Quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy rằng độ kiềm thay đổi phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, chế độ thay nước và bón vôi. Độ kiềm luôn được điều chỉnh ở mức thích hợp, dao động từ 86,6 – 133,3 mg/l và giảm dần theo thời gian nuôi ở ao nuôi nhiều vụ do tôm càng lớn hấp thụ càng nhiều các ion carbonate, tuy nhiên ở ao nuôi mới thì độ kiềm tăng dần và đạt 133,3mg/l, đồng thời một lượng ion bicarbonate được phân giải để cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp của tảo. Độ kiềm trong các ao nuôi được điều chỉnh thông qua việc đánh vôi định kỳ 7-10 ngày/lần, lượng vôi bón tùy thuộc vào từng ao trong khoảng từ 100 – 200kg/5000m2. Ngoài ra còn bón vôi vào những thời điểm bất kỳ nếu độ kiềm trong ao xuống thấp, đặc biệt là sau mỗi lần tôm lột xác nhằm duy trì độ kiềm phù hợp, kết quả thu được cho thấy sự chênh lệch về độ kiềm giữa các ao là không lớn trong suốt thời gian nuôi. Loại vôi thường sử dụng để tăng độ kiềm là vôi nông nghiệp (CaCO3) và vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)

3.1.6. Độ trong

Độ trong biểu hiện hàm lượng vật chất vô cơ và hữu cơ trong ao vì vậy đây là chỉ tiêu để đánh giá mức độ dinh dưỡng và tình trạng ao nuôi. Độ trong được đo 10 ngày một lần, kết quả thu được như bảng sau:

Bảng 3.7. Biến động về độ trong trung bình ở các loại ao nuôi (cm)

Ao nuôi Đợt

Diễn biến độ trong trung bình của các ao nuôi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei boon,1931) tại ao nuôi ở xã quỳnh xuân, huyện lưu, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w